‘Nạn chặt chém ở Hà Nội’ lên báo nước ngoài
TTR Weekly của Thái Lan vừa đăng bài viết có tiêu đề “Những bàn tay tàng hình ở phố cổ Hà Nội”, phản ánh tình trạng du khách quốc tế bị “đội quân” hàng rong “móc túi”.
Theo bài báo, do rào cản ngôn ngữ và sự tin tưởng từ khách du lịch, nhiều du khách nước ngoài bị những người bán hàng rong “khôn ngoan” lừa những khoản tiền lớn bằng rất nhiều cách thức khác nhau. Trong khi đó, những tên trộm lợi dụng sự đông đúc của các đường phố để hoành hành.
Những hiện tượng này làm tổn hại đến danh tiếng của du lịch Hà Nội trong con mắt quốc tế, khiến chính quyền thành phố Hà Nội phải đưa ra những giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn.
Bài báo cũng nêu ra các mánh lới phổ biến của những người bán hàng rong ở phố cổ để du khách nước ngoài cảnh giác khi đến Hà Nội:
Video đang HOT
- Những người bán hàng rong sẽ đặt một thứ gì đó vào tay du khách và nằng nặc yêu cầu khách phải mua. Trong trường hợp này, tốt nhất là hãy nói không và bước đi dứt khoát thay vì chần chừ trước món hàng không mong muốn có giá cắt cổ cùng sự nài nỉ của người bán hàng.
- Một số người bán hàng sẽ quạt mát cho du khách, sau đó gây áp lực để họ mua hàng. Nếu khách du lịch không chịu mua bất cứ thứ gì, những người này sẽ yêu cầu họ phải trả… tiền công quạt mát.
- Một chiêu móc tiền thường gặp khác ở phố cổ Hà Nội thuộc về những người bán trái cây rong. Các đối tượng này thường đặt quang gánh lên vai khách du lịch và bắt họ trả lệ phí chụp ảnh. Nếu du khách từ chối trả “phí chụp ảnh”, họ sẽ bị ép phải mua những túi trái cây.
- Một điều cần đặc biệt lưu ý khi trả tiền: những người bán hàng có thể sẽ chộp lấy một nắm tiền “vừa đủ” hoặc chọn tờ tiền mệnh giá lớn nhất khi du khách đang loay hoay đếm tiền và chuồn êm trong lúc nạn nhân không biết phản ứng như thế nào.
- So với những hình thức kể trên thì những tên móc túi đội lốt hàng rong là mối nguy hiểm thực sự với du khách. Chúng thường đi theo cặp, giả dạng làm người bán một mặt hàng gì đó, ví dụ như bản đồ. Chúng sẽ tiếp cận du khách để mới chào, nếu bị từ chối, một trong hai tên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của khách để tên kia lợi dụng sơ hở móc tiền hoặc các vật dụng giá trị trong túi, ba lô của nạn nhân.
Theo Đất Việt
Hàng rong chiếm cả lòng đường
Thời gian gần đây, đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn trước Công viên Lê Thị Riêng (giáp ranh giữa quận 10 và quận 3 - TPHCM) có rất nhiều người buôn bán hàng rong hoạt động nhộn nhịp.
Họ bày bán nhiều mặt hàng, từ bánh tráng trộn, nước mía, trái cây, xôi, bánh mì... đến quần áo, giày dép khách mua chính là những người đi đường vãng lai. Không chỉ chiếm cả lề đường dành cho người đi bộ, nhiều lúc họ còn tràn xuống cả lòng đường, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông (ảnh). Vào giờ cao điểm, nơi này thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc nhưng những người buôn bán hàng rong vẫn vô tư để xe dưới lòng đường, mặc người qua lại.
Điều đáng nói là khi cơ quan chức năng bên quận 10 đi kiểm tra, những người này lại đẩy xe qua phía quận 3 tiếp tục buôn bán và ngược lại. Lực lượng chức năng đành... nhìn theo rồi bỏ đi. Tại sao 2 địa phương không phối hợp để xử lý dứt điểm tình trạng này?.
Theo Baomoi
Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm nếu để xảy ra nạn "chặt chém" du khách Báo Hà nôị mới nhận được Văn bản số 656/UBND-VP ngày 16-8-2012 của UBND quận Hoàn Kiếm do ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận ký, trả lời về việc kiểm tra, xử lý nạn "chặt chém" khách nước ngoài tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ Hà Nội. Công văn nêu rõ: Về việc kiểm tra, xử...