Nạn buôn người khuấy đảo vùng cao
Lợi dụng tập tục bắt vợ của người Mông, nhiều kẻ xấu dụ dỗ các cô gái mới lớn giả đưa về làm vợ, rồi chuyển thẳng qua biên giới Trung Quốc bán làm vợ hoặc làm gái bán dâm.
Lợi dụng tập tục bắt vợ để buôn bán người
Trung tá Gia Nọ Pó, Phó trưởng Công an huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, gần nửa số dân của huyện là người dân tộc Mông (khoảng 14.000 người). Các đối tượng buôn bán người lợi dụng tập tục bắt vợ của người Mông để lừa các cô gái trẻ đưa sang Trung Quốc bán.
Ngoài ra, đa phần người Mông nơi đây có gốc từ Sơn La, Lào Cai, Yên Bái… nên không ít đối tượng từ phía Bắc vào dụ dỗ về thăm quê cũ, rồi đưa thẳng qua biên giới Trung Quốc. “Nhiều trường hợp, con bị kẻ xấu lừa bán, nhưng gia đình không biết, cứ nghĩ đi chơi nên không khai báo”, trung tá Pó nói.
Theo thống kê của Bộ Chỉ huy Biên phòng Thanh Hóa, tới hết tháng 11/2013, toàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ buôn bán người, với 6 nạn nhân, đều ở các địa phương dọc biên giới đất liền và biển.
Những đứa trẻ mới lớn người Mông luôn có nguy cơ “món hàng” của bọn buôn người. (Ảnh một em gái người Mông ở xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa). Ảnh: L.H.V.
Thượng tá Phạm Đình Thuấn, Phó phòng Phòng chống tội phạm ma túy (Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa) – lực lượng kiêm phòng chống buôn người, cho biết: “Khi ưng một cô gái, người con trai sẽ bắt cô về nhốt 3 ngày 3 đêm. Hằng ngày cơm, thịt được đưa tới, nếu cô gái ăn là đồng ý làm vợ, nhà trai sẽ về nhà gái xin cưới; nếu cô gái quyết không ăn sẽ được thả về”. Vì vậy, khi cô gái tới tuổi lấy chồng, nếu có mất tích 2, 3 ngày bố mẹ cũng không tìm, cũng không báo lực lượng chức năng. Khi báo thì đối tượng đã cao bay, xa chạy.
Không chỉ biên giới đất liền, tình trạng buôn bán người ở các tuyến dân cư ven biển cũng diễn biến rất phức tạp Thượng tá Phạm Đình Thuấn
Theo thượng tá Thuấn, không chỉ biên giới đất liền, tình trạng buôn bán người ở các tuyến dân cư ven biển cũng diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng buôn người thường dùng chiêu giới thiệu việc làm lương cao, lấy chồng giàu ở Quảng Ninh, Lạng Sơn… Khi tới nơi, đối tượng nhờ sang Trung Quốc lấy hàng rồi đẩy lên xe đưa đi.
Video đang HOT
Cuộc điện thoại giải thoát
Năm 2011, Gia Thị S. (ở xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lúc đó mới 22 tuổi (với người Mông, đây là tuổi muộn chồng). Đầu năm đó, qua giới thiệu, Giàng A Tụa (quê huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) tìm đến bản chơi và giới thiệu với bà con là chưa vợ, muốn tìm hiểu gái bản để lấy làm vợ. Sau khi được dân bản đồng ý, Tụa tìm cách tiếp cận S. Do quan niệm trai chưa vợ, gái chưa chồng, S. tuổi cũng đã nhiều, nên bố mẹ không cấm cản. Trong vài tháng đầu, Tụa tới chơi vài ngày lại đi.
Gia Thị S. kể về những giờ phút kinh hoàng trong cuộc đời. Ảnh: L.H.V.
“Cuối tháng 5/2011, Tụa xin gia đình đưa em về Lào Cai ra mắt bố mẹ để cưới nhưng bố mẹ em không cho đi. Tối hôm đó, Tụa bàn kế rồi sáng hôm sau đưa em bỏ trốn. Gia đình biết chuyện nên báo bộ đội biên phòng. Khi xe vừa tới đồn biên phòng Hiền Kiệt (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa – PV) thì bị chặn”, S. kể. Sau lần đó, Tụa bỏ đi biệt tăm cả tháng, S. nghĩ Tụa đã đi bản khác. Đầu tháng 7/2011, Tụa lại mò về bản và đưa S. trốn lần nữa.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đạm vừa cho biết, cả nước có gần 100 nghìn người là nạn nhân của nạn mua bán phụ nữ, trẻ em.
Tụa lên kế hoạch để mỗi người đi một chuyến xe khách từ Mường Lát về TP Thanh Hóa. Tụa đưa cho S. 200 nghìn đồng và sẽ đón ở đấy. Khi S. vừa tới TP Thanh Hóa, thì gia đình gọi điện hỏi, nhưng S. cũng không biết mình ở đâu. Chưa kịp nói thêm, Tụa giật máy nói đang ở Cà Mau (nhằm đánh lạc hướng lực lượng chức năng), rồi thu điện thoại.
Từ TP Thanh Hóa, Tụa bắt xe khách đi Hà Giang và đưa S. sang Trung Quốc. Sau 3 ngày 2 đêm cùng vài lần chuyển xe, S. được đưa lên chiếc xe con chờ sẵn, còn Tụa bỏ đi. “Nghe hai người đàn ông trên xe nói tiếng Trung Quốc, em mới biết là mình đã bị đưa qua biên giới. Người đàn ông lái xe nói thẳng với em là đã mua với giá 80 triệu đồng”, S. nói. Sau gần một ngày trên xe, cô được đưa tới một căn nhà 5 tầng, và bị nhốt chung với gần chục cô gái khác.
Sau hơn một tuần nhốt cùng phòng, trò chuyện S. mới biết tất cả họ đều là người Việt Nam bị lừa bán, chủ yếu người Mông ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La…
Từ số điện thoại S. gọi về, công an và biên phòng Việt Nam phối hợp với công an Trung Quốc điều tra. Chỉ 3 ngày sau, đường dây buôn người bị phá, S. cùng những cô gái Việt khác được giải cứu và trao trả về Việt Nam, nhưng Tụa vẫn bặt tăm. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang truy tìm tên này.
Theo Lê Hữu Việt
'Bóng hồng' dính vòng lao lý (Kỳ 6): Tan giấc mộng đổi đời của 'mỹ nữ trại giam' mơ lấy chồng ngoại
Mặc dù đã lấy được chồng ngoại quốc nhưng cuộc sống của Cầu vẫn khốn khó. Từ cái nghèo đó đã gieo rắc vào lòng cô gái xinh đẹp ý nghĩ làm giàu bất chính.
Vì hám lợi nhất thời Cầu đã phải đánh đổi toàn bộ quãng đời thanh xuân trong 4 bức tường giam
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở phố Lao Động, thị trấn Lộc Bình, Lạng Sơn, Trần Thị Cầu (24 tuổi) là con út trong gia đình có 3 anh chị em. Cuộc sống nghèo túng khiến Cầu và các anh chị em trong nhà đều lỡ dở chuyện học hành để tự đi làm kiếm sống.
Vốn là cô gái xinh đẹp nên Cầu sớm ý thức được việc phải lấy được một người chồng giàu có để đổi đời. Thấy ở vùng quê nghèo có rất nhiều phụ nữ lấy chồng ngoại quốc và có cuộc sống sung túc nên Cầu đề ra ý định trong đầu sẽ vượt biên sang Trung Quốc lấy chồng.
Nghĩ là làm, năm 16 tuổi, cái tuổi trăng tròn đang ở độ xuân sắc nhất của người con gái, Cầu tìm cách sang Ninh Minh, Quảng Tây, Trung Quốc để làm thuê. Tại đây Cầu gặp một anh chàng Trung Quốc cùng bán hàng thuê với mình tại chợ Pò Chài, hai người đem lòng yêu nhau và kết làm vợ chồng. Thế là giấc mộng đổi đời của Cầu tan vỡ, đồng lương bèo bọt của cả hai vợ chồng không thể khiến cuộc sống trở nên sung túc hơn mà ngày càng túng thiếu, nhất là khi đứa con gái đầu lòng ra đời.
Cảnh túng quẫn cứ mãi bám riết lấy vợ chồng Cầu, cũng từ cái nghèo ấy đã gieo rắc vào đầu cô gái ý nghĩ làm giàu bất chính. Sống ở vùng biên giới giữa hai nước nên Cầu đã chứng kiến nhiều cảnh lừa đảo, buôn bán người qua biên giới để kiếm tiền như cơm bữa. Thấy công việc đó nhẹ nhàng lại kiếm được nhiều tiền nên Cầu đem chuyện kể cho chồng nghe, người chồng liền &'hoan nghênh' và ủng hộ kế hoạch kiếm tiền của vợ.
Mỹ nhân trại giam Trần Thị Cầu
Thế rồi Cầu về nước, trở lại quê nhà để kiếm tìm những con mồi non nớt để lừa bán vào nhà chứa. Với chiêu thức làm quen, tỏ ra thân thiết rồi rủ rê đi chơi hoặc nói qua Trung Quốc bán hàng, phát tờ rơi với thu nhập cao, liên tiếp Cầu và đồng bọn đã lừa bán thành công 4 phi vụ buôn người qua biên giới. Nạn nhân của chúng là 3 phụ nữ và 2 trẻ em đã bị bán vào những ổ mại dâm vùng biên.
Cứ mãi sa chân vào con đường tội lỗi, lấy mạng sống con người làm hàng hóa, Cầu đã bị đồng tiền thôi miên và sai khiến. Cứ thế cô không dừng lại mà luôn tìm cách để lừa lọc phụ nữ và trẻ em để bán vào các nhà chứa để kiếm tiền.
Việc làm độc ác của người đàn bà xinh đẹp ấy chỉ dừng lại khi một số nạn nhân bị bán vào động quỷ trốn thoát về Việt Nam và tố cáo hành vi của Cầu. Ban đầu Cầu trốn chạy sự truy bắt của lực lượng công an nhưng sau đó Cô đã tự động trở về nước đầu thú.
Với tội ác của mình gây ra, Trần Thị Cầu đã bị TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên 22 năm tù về tội danh &'Buôn người'. 22 năm tù giam đồng nghĩa với việc cô bị giam cầm, mất tự do, toàn bộ quãng thời gian tuổi trẻ sẽ qua đi trong 4 bức tường giam lạnh lẽo.
Giờ đây Trần Thị Cầu đang trả án tại Trại giam Lạng Sơn, trải qua biết bao thăng trầm, bước ngoặt của cuộc sống và thời gian vẫn không làm mất đi những đường nét xinh đẹp của cô sơn nữ vùng biên này. Cầu nói đã viết rất nhiều lá thư với mong muốn được gửi về cho bố mẹ để xin lỗi nhưng cứ mỗi lần viết xong cô lại xóa đi. Cầu ân hận về những việc làm mình đã gây ra, cô nói cứ mỗi lần viết thư xong cô không dám gửi đi bởi cô sợ bố mẹ nhận thư của đứa con bất hiếu lại càng thêm tủi nhục...
Nạn nhân của những vụ buôn người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, sau khi bị lừa sang Trung Quốc họ bị bán vào các động mại dâm (Ảnh minh họa)
Một điều khiến Cầu day dứt nhất chính là đứa con gái bé bỏng của mình, cô nói mình đã gây ra tội lỗi quá lớn, giờ đây thi hành án 22 năm, không chăm sóc được con, cô sợ nó không nhận người mẹ này. Khi về đầu thú Cầu nói rằng toàn bộ số tiền thu được trong các phi vụ buôn người trên cô không dám tiêu sài mà đưa hết cho chồng. Cô mong kiếm đủ số tiền để cho chồng mở được một cử hàng buôn bán mưu sinh.
Nhưng dù mục đích là gì thì Cầu đã phạm phải tội quá lớn, cô đã xem mạng người như thứ hàng hóa để mua bán, trực tiếp đầy đọa người vô tội vào &'địa ngục trần gian'. Với tuổi đời và số năm cô phải trả án sẽ hơn nửa đời người, cái giá phải trả cho phút hám lợi của cô quá đắt. Sự ăn năn hối hận của Cầu đã quá muộn cho hành vi phạm tội trước đó và đấy cũng chính là bài học đắt giá cho những người nôn nóng kiếm tiền bất chấp thủ đoạn.
Theo xahoi
Tết heo hắt ở "bản góa phụ" Từ ngày bốn đứa trẻ được đưa đi xa, hai người mẹ chưa được gặp lại, con cũng không được về nhà. Hỏi Tết này liệu mẹ con có được gặp nhau không, hai người phụ nữ chỉ lặng lẽ lắc đầu: "xa lắm, không có tiền đi đâu", rồi lại may tiếp. Tết lặng lẽ trên đỉnh mây mù Lẽ ra đúng...