Nạn buôn người đến châu Âu tạo lợi nhuận kếch xù cho tội phạm
Lợi dụng dòng người tị nạn trốn chiến tranh, nghèo đói từ Trung Đông sang châu Âu, các băng nhóm tội phạm buôn người đã thu được “món hời” lên đến hàng tỷ USD.
Independent cho hay, đầu năm 2016, cảnh sát châu Âu đã thành lập lực lượng chuyên trách đối phó với các hoạt động buôn bán người trái phép.
Lực lượng này có nhiệm vụ giúp các nước thành viên trong Liên minh châu Âu EU hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin nhằm chống lại vấn nạn vấn nạn buôn người đang ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng người tị nạn.
Một nhóm người di cư từ Syria đến nước Đức
Giám đốc cảnh sát châu Âu, ông Rob Wainright cho biết loại tội phạm trong hoạt động này đang phát triển nhanh nhất tại châu Âu.
Giới chức châu Âu từng đau đầu khi phải đối phó với nạn buôn người từ những kẻ lái buôn lợi dụng dòng người tị nạn để thu món lợi nhuận “khủng”.
Hồi tháng Một, cảnh sát Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng phối hợp triệt phá đường dây buôn người trọng điểm, quy mô lớn qua đường biển. Đại diện cảnh sát hai nước cho biết đây là chiến dịch điều tra kéo dài suốt một năm.
Video đang HOT
Đặc biệt, những tên “mafia trên biển” ngày càng tinh vi khi đưa hàng nghìn người tị nạn lên tàu cũ và tàu lái tự động đến bờ biển các nước nhằm tránh sự chú ý của cảnh sát tuần tra.
Mạng sống người tị nạn bị đe doạ trên những chiếc tàu, thuyền ọp ẹp, cũ kỹ
Cảnh sát Đức nhận định đây là hành vi phi kiếm lời phi pháp được “trá hình” với mục đích cứu giúp người di cư.
Theo thông tin điều tra, với mỗi người di cư lên tàu phải nộp cho những tên lái buôn trung bình 3.000 – 6.000 USD. Theo đó, dòng người tị nạn tiến vào châu Âu là cơ hội giúp chúng thu được “món hời” kếch xù.
Giám đốc Wainright cho biết, thu nhập “khủng” của những tên “mafia buôn người” hoàn toàn tương đương với lợi nhuận của hoạt động buôn ma tuý.
Trong năm 2015, cảnh sát Đức ước tính có hơn 1,1 triệu người đã rời Trung Đông đến châu Âu. Theo đó, tổng số tiền mà các nhóm tội phạm buôn người thu được có thể lên tới hàng tỷ USD.
Với sự chào mời về thu nhập kếch xù, mạng lưới nhóm tội phạm buôn người đã lôi kéo được hàng chục nghìn đối tượng “đầu quân” cho chúng. Chỉ riêng năm 2015, cảnh sát châu Âu đã phát hiện gần 11.000 kẻ tình nghi có tham gia vào hoạt động bất hợp pháp trên.
Truyền thông quốc tế đang cực cực lên án hoạt động này khi trẻ em là đối tượng chủ yếu bị chúng “nhắm” đến và lợi dụng. Theo ước tính của liên minh châu Âu, có ít nhất “10.000 trẻ em tị nạn đã biến mất” sau khi đến châu Âu.
Một quan chức cấp cao giấu tên cảnh báo rằng con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng” khi bị đánh giá thấp hơn nhiều so với thực tế.
Bà Sarah Crowe, người phát ngôn toàn cầu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF về người tị nạn và nhập cư tại châu Âu cho biết: “Chỉ trong năm ngoái, có 95.000 trẻ em đơn phương bị tách khỏi gia đình và người lớn đã tìm cách xin tị nạn tại châu Âu. Thực tế cho thấy chỉ số ít trong chúng ta quan tâm tới trẻ em tị nạn khi chính các em đang là đối tượng bị tổn thương nghiêm trọng”.
Phần lớn mỗi người tị nạn đều phải nộp khoản tiền 3000 – 6000 USD để được bọn tội phạm đưa sang châu Âu
Trên thực tế, hệ thống đăng ký tị nạn và nhập cư tại châu Âu còn thô sơ, thường xuyên quá tải.
Một số trẻ em không có giấy tờ hoặc không còn gia đình quản lý có thể đã không đăng ký do lo sợ sẽ bị bắt giữ hoặc các em không biết tiếng để giao tiếp hay tiếp cận được thông tin cần thiết. Do đó, số lượng trẻ em này có nguy cơ trở thành “miếng mồi ngon” cho bọn tội phạm buôn người.
Một nhóm các nước châu Âu đã lên tiếng cảnh báo chính phủ rằng trẻ em tị nạn mất tích có thể bị băng nhóm tội phạm buôn người lợi dụng bắt hành nghề mại dâm, làm nô lệ, tham gia buôn bán ma tuý hoặc lấy nội tạng.
Phó giám đốc điều hành UNICEF tại Anh, bà Lily Caprani bày tỏ hy vọng trách nhiệm giải quyết nạn buôn người cần được chia sẻ trên khắp châu Âu, kể cả những nước không có lượng lớn người tị nạn.
Bà cho rằng bất kỳ khu vực nào cũng có thể là điểm đến cho những trẻ em mắc kẹt trong mạng lưới tội phạm buôn người ở các quốc gia khác.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Thủ tướng Anh công khai vấn đề thuế cá nhân
Đây là lần đầu tiên một vị Thủ tướng Anh công khai các thông tin như vậy cho công chúng. Công bố từ ngày 10-4 cho thấy, ông David Cameron và vợ là bà Samantha có được lợi nhuận 19.000 bảng Anh khi bán cổ phần của họ trong Quỹ Blairmore Holdings năm 2010.
Thủ tướng Anh Cameron
Ông D.Cameron được hưởng 9.501 bảng Anh từ phần lợi nhuận đó, tiếp theo là 10.000 bảng thuế đánh vào lợi nhuận bán tài sản. Người đứng đầu Chính phủ Anh cũng thừa nhận đã thừa kế 300.000 bảng khi cha ông qua đời năm 2010. Sau đó, ông được mẹ trả hai lần 100.000 bảng vào tháng 5 và tháng 7-2011, để cân bằng tài sản thừa kế giữa ông và các anh em ruột. Thủ tướng D.Cameron tuyên bố ông công bố thông tin để "hoàn toàn cởi mở và minh bạch" vấn đề tài chính của bản thân.
Việc công bố nêu trên của ông D.Cameron nhằm phản bác lại những cáo buộc của người biểu tình nhắm vào ông nhân vụ "Hồ sơ Panama" được tiết lộ, trong đó có thông tin cho rằng vị Thủ tướng Anh đương nhiệm có dính líu tới quỹ hải ngoại. HNM
Theo_Hà Nội Mới
Ám ảnh của thiếu nữ 15 bị trai lạ lừa phải ngủ với 20 người/đêm Cô giờ đã trở thành người tự do nhưng hàng đêm, cô vẫn bị những cơn ác mộng ám ảnh và vết thương cuộc đời đã để lại trong lòng cô một vết sẹo lớn. Ước mơ đổi đời Theo CNN, cũng giống như nhiều thiếu nữ Mexico, cô gái trẻ Claudia luôn mang trong mình mơ ước thoát khỏi thị trấn nhỏ...