Nạn buôn bán người và những thủ đoạn
Thời gian gần đây, cùng với sự hội nhập giao lưu quốc tế cởi mở hơn đã tạo ra thêm nhiều kẽ hở cho tội phạm buôn bán người hoạt động. Đặc biêt đã có nhiều đối tượng lợi dụng mạng Internet để dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người một cách tinh vi và khó kiểm soát hơn. Thậm chí, các vụ việc xảy ra thời gian qua còn cho thấy tính manh động cũng như sự trẻ hóa về độ tuổi không chỉ của nạn nhân mà còn của đối tượng phạm tội.
Nạn nhân của những vụ buôn bán người thường bị bắt làm gái mại dâm . (Ảnh minh họa)
Tội phạm ngày càng manh động
Đầu năm 2011, xuất hiện hàng loạt vụ mất tích của các cháu bé trên địa bàn TP Hà Nội với chung một kịch bản: tất cả nạn nhận đều thích chơi game tại quán Internet và đều biến mất sau khi được một số đối tượng đến “cứu net”. Những vụ mất tích liên tục xảy ra đã gây hoang mang trong dư luận bởi tính chất manh động và thủ đoạn vô cùng tinh vi của các đối tượng. Mới đây nhất, cơ quan công an đã bắt giữ Lê Thị Thanh Tâm (SN 1987) và Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1989) đều không có công ăn việc làm thường lang thang khắp các hàng net. Tâm và Nhung có quen với hai anh em họ Lê Đức Hấn (SN 1992), Lê Đức Nam (1990) và Vũ Mạnh Linh (SN 1987).
Các đối tượng trên biết được quán karaoke Kim Thảo (ở thị trấn Bần, Hưng Yên) của “tú ông” Hoàng Quốc Hưng đang cần tìm những cô gái trẻ đẹp để bán dâm tại quán. 5 đối tượng đã bàn nhau lang thang trên mạng Internet để tìm kiếm những cô gái bị “kẹt net” rồi đưa đi ăn uống sau đó chở thẳng tới quán karaoke Kim Thảo bán cho Hoàng Quốc Hưng. Và với chiêu “cứu nét”, nhóm đối tượng này đã lừa không ít cô gái nhẹ dạ vào tròng. Ngày 2-7, các trinh sát Đội Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm mua bán phụ nữ trẻ em (Đội 12) – Phòng CSĐT về TTXH, CA TP Hà Nội đã điều tra bắt giữ các đối tượng trên và giải thoát cho 6 cô gái bị các chúng bắt và đem bán cho Hoàng Quốc Hưng. Đặc biệt, trong số người bị hại có 2 người chưa đến 16 tuổi.
Manh động hơn, nhiều đối tượng còn sẵn sàng tổ chức “cướp” người về hành hạ bắt phải bán dâm. Điển hình là vụ việc tại Hà Đông. Nhóm côn đồ khoảng gần 30 đối tượng đi taxi, xe máy đến một quán cafe, dùng dao kiếm, tuýp nước, dùi cui, súng ngắn xông vào khống chế chủ quán, ép 3 nhân viên nữ lên xe taxi đưa đi. Cơ quan công an đã làm rõ đám côn đồ kia là ở quán massage trá hình tại Biên Giang – Hà Đông. Không chỉ cướp người, đối tượng Nguyễn Trọng Minh (tức Mạnh “trọc”, SN 1980) cùng đám đàn em còn dọa cắt gân tay, ép các nạn nhân phải quan hệ với nhiều đối tượng. Đấu tranh khai thác, các đối tượng đã khai nhận quán massage thiếu nhân viên nên Mạnh và chủ quán đã tụ tập hơn 20 đối tượng cùng các loại hung khí để đi cướp người. Sau khi phát hiện quán một quán cafe không có nhân viên bảo vệ, cả nhóm đã “ốp” quán này rồi kéo về quán massage Biên Giang.
Éo le phận đời những nạn nhân
Trên đây chỉ là 2 trong số, hàng nghìn vụ buôn bán người. Hầu hết họ đều bị đánh đập dã man, bị bỏ đói hoặc phải ăn thức ăn dành cho động vật. Những nạn nhân của nạn buôn bán người này phần lớn đều bị bắt phải đi bán dâm. Chị Đào Thu Th (SN 1991, ở Thanh Xuân, Hà Nội) – một nạn nhân bị bán sang Trung Quốc sau khi được giải cứu đã chia sẻ, mỗi ngày bị đánh đập bị bắt phải bán dâm, quan hệ với 15 đến 20 khách. Nếu không chịu tiếp khách thì sẽ bị bỏ đói hoặc sẽ bị đánh đập. Có nạn nhân về được đến Việt Nam đã trình báo về rất nhiều trường hợp bị đánh đến chết do không chịu bán dâm. Hầu hết chị em bị lừa bán đều bị ép buộc làm việc vất vả, lao động nặng nhọc, có người bị ép tiêm thuốc ngừa thai vĩnh viễn… sức khỏe giảm sút, ít có khả năng lao động bình thường, không còn khả năng sinh con. Nhiều người mắc các bệnh xã hội.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù may mắn thoát được địa ngục bên xứ người, khi trở về Việt Nam các nạn nhân của những kẻ buôn bán người lại phải đối mặt với tình cảnh hết sức bi đát. Đó là sự kỳ thị từ chính những người thân, họ hàng, bạn bè. Khi trở về, không còn ruộng để canh tác, không còn gia đình (chồng đi lấy vợ khác, gia đình chồng hắt hủi, đất ở đã bị bố mẹ chia hết cho các anh em). Có người trở về không lấy được chồng, sống nương nhờ anh em, hàng xóm. Không có việc làm, không vốn kinh doanh sản xuất. Rất nhiều trong số đó đã quay trở lại hành nghề bán dâm ngay tại Việt Nam. Có những trường hợp khi về mang theo con nhỏ, nên kinh tế gia đình càng thêm khó khăn, phải làm thuê, nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống.
Những khó khăn trong điều tra, xử lý
Hiện nay, có một nghịch lý là các nạn nhân mặc dù bị lừa, bị bắt ép, dọa dẫm nhưng lại mang một tâm lý không muốn về quê hương bởi sự kỳ thị của mọi người là nỗi ám ảnh khủng khiếp hơn cả những đọa đày ở trong động mại dâm. Tuy nhiên, do không nắm được quy định, thiếu hiểu biết nên phần lớn nạn nhân bất hợp tác với cơ quan điều tra. Chính vì sự bất hợp tác này nên cơ quan điều tra rất khó khăn trong việc truy xét, làm rõ vụ việc. Thậm chí, theo một thống kê của các tổ chức phòng chống buôn bán người, đa phần nạn nhân sau khi được giải cứu đều rất ít hợp tác với cơ quan công an, bởi họ sợ bị lộ ra việc từng bị ép, bắt đi bán dâm. Thêm vào đó, trong nhiều vụ việc, các đối tượng thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để thoát tội. Nhiều vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em khi được hỏi, nạn nhân đều răm rắp trả lời theo lời khai có sẵn đó là cả bên bán và bên mua đều tự nguyện.
Có trường hợp tự nhận mình đã quá lứa, lỡ thì, không bà con thân thích hoặc bị chồng và thân nhân ruồng bỏ nên giờ muốn được đưa đi kiếm chồng ở nước ngoài và đồng ý trả cho người dẫn đi một khoản tiền. Dư luận vẫn còn chưa lắng xuống trước việc 14 cô gái Việt Nam bị đưa sang Thái Lan để “đẻ thuê”. Các cô được cho ăn uống và nhận khoảng 5.000 USD cho mỗi lần sinh đẻ (được trả trước 1.000 USD sau khi có bầu ba bốn tháng và số còn lại sẽ được chuyển cho gia đình ở nhà sau khi sinh xong). Có cô còn khẳng định mình biết chứ không bị lừa, và tự nguyện ký vào hợp đồng “đẻ thuê”. Trong những trường hợp đó rất khó cho cơ quan công an có thể điều tra, mở rộng truy xét.
Có một vấn đề khiến những cơ quan phòng chống buôn bán người ở Việt Nam hiện nay đang đau đầu, hầu hết các vụ án đều liên quan đến yếu tố nước ngoài nên việc hoàn thiện luật pháp trong hợp tác quốc tế điều tra tội phạm mua bánngười là rất cần thiết. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa bàn khảo sát cũng cho rằng do khó khăn trong hợp tác quốc tế nên nhiều trường hợp có thể phát hiện ra đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em nhưng không thể bắt được kẻ cầm đầu. Thậm chí, các đối tượng còn rất tinh vi khi không cho những kẻ lừa bán người biết nơi ở thật của mình hoặc thông qua nhiều chân rết khác nhau để đánh lạc hướng cơ quan điều tra.
Càng ngày, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em có nhiều thủ đoạn mới như lên mạng Internet tìm kiếm, dụ dỗ các đối tượng để bán sang nước ngoài, đưa nạn nhân ra nước ngoài trá hình bằng cách làm visa du lịch ngắn ngày. Các đường dây tội phạm có nhiều biện pháp tinh vi, hoạt động đảm bảo bí mật theo kiểu “một biết một” nên rất khó tìm ra kẻ chủ mưu. Thậm chí có hình thức tội phạm mới như buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ còn trong bào thai thậm chí là buôn bán nam giới làm nô lệ tình dục hoặc nhân công lao động rẻ mạt ở nước ngoài.
Điều 119. Tội mua bán người
Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để đưa ra nước ngoài;
đ) Đối với nhiều người;
e) Phạm tội nhiều lần;
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Theo ANTD
Những 'cái bẫy' dẫn vào ổ mại dâm
Vờ yêu, dụ thôn nữ về Hà Nội làm việc với mức lương cao hay cưỡng bức rồi quay phim khống chế... là chiêu thức nhiều nhóm buôn người đang sử dụng.
Ngày 6/10, Công an Hà Nội cho biết đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 30 nghi can tham gia các ổ nhóm mua bán người. Nạn nhân được giải cứu thường là phụ nữ nông thôn tuổi từ 18 đến 25, có trình độ văn hóa thấp và hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đa số họ khi rơi vào tay nhóm buôn người này đều bị bán qua biên giới Trung Quốc hay giao cho "má mì" ở các ổ mại dâm.
Để dụ được nạn nhân, chúng thường hứa hẹn giúp đỡ tìm việc làm ổn định có thu nhập cao; vờ yêu các cô gái sau đó quan hệ tình dục, rồi đem bán. Cá biệt có trường hợp chúng hiếp dâm nạn nhân, quay phim để khống chế bắt làm theo yêu cầu...
Một thủ đoạn khác của bọn buôn người là vờ "cứu nét" để giăng bẫy các cô gái trẻ ham chat. Điển hình là vụ hàng loạt thiếu nữ "kẹt nét" bị một nhóm người khống chế, cưỡng ép đưa đến một quán karaoke tại Hưng Yên bắt bán thân. Sau nhiều ngày bắt các cô gái làm "nô lệ tình dục", động mại dâm này đã bị cảnh sát phát hiện.
Can phạm liên quan vụ buôn người bị công an huyện Từ Liêm triệt phá. Ảnh: N.T.
Công an thành phố cho biết, Hà Nội là nơi tập trung nhiều người ở các tỉnh về thuê trọ để làm ăn, sinh sống, học tập đồng thời có nhiều tuyến giao thông đi các địa phương. Lợi dụng địa bàn rộng, phức tạp bọn tội phạm mua bán người thường dùng là nơi tập kết, trung chuyển, phụ nữ, trẻ em để đưa đi các tỉnh biên giới phía bắc bán sang Trung Quốc.
Trong quá trình xác minh, tìm bị hại, nhiều trường hợp phải thực hiện theo thủ tục giữa các cơ quan chức năng nên thời gian điều tra bị kéo dài; có trường hợp phải động viên gia đình nạn nhân tự xuất cảnh và liên hệ với công an địa phương của Trung Quốc để giải cứu, đưa về đường tiểu ngạch. Bên cạnh đó, tâm lý các bị hại khi tự giải thoát trở về thường muốn giữ kín quá khứ khi bị lừa bán. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho công tác điều tra, khai thác mở rộng vụ án.
Theo VNExpress
Những "tú ông" nghiện và 16 cô gái trẻ mất tích Đến 5/10, cơ quan CSĐT Công an TP Nam Định xác định có 16 cô gái trẻ đã trở thành nạn nhân, bị 3 gã "tú ông" tuổi 9X, nghiện ma túy đá lừa bán sang Trung Quốc. Chúng tụ thành một nhóm, phân biệt nhận dạng bằng một hình xăm giống con rết trên cổ trái. Bọn chúng được một Tú bà...