Nạn “bắt cóc ảo” nở rộ tại Mỹ
Dạng lừa đảo tinh vi này ngày càng gia tăng tại các cộng đồng ở California và trên khắp nước Mỹ, có thể gây thiệt hại tài chính nặng nề và tổn thương tinh thần cho các gia đình nạn nhân.
- Nạn nhân Tracy Holczer (ảnh nhỏ)
- Bọn tội phạm thường dùng điện thoại để lừa gạt các nạn nhân
“Sét đánh ngang tai”
Tracy Holczer đang lái xe cùng với một người bạn đi đến ngoại ô thành phố Los Angeles của Mỹ thì nhận được một cuộc gọi đáng sợ từ số điện thoại lạ. Ở đầu dây bên kia, một bé gái hoảng loạn hét lên: “Mẹ ơi, xin hãy cứu con! Có kẻ bắt cóc con, con đang ở trong xe tải. Con không biết địa chỉ ở đâu!”. Đó là lúc 16h45 ngày 22-3-2016, rõ ràng Holczer đang trải qua nỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng nổi mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng có thể hiểu: Con gái 14 tuổi của cô, Maddy, đã bị bắt cóc sau khi rời khỏi nhà 30 phút. Một người đàn ông đã yêu cầu Holczer rút tiền trong ngân hàng rồi chuyển vào tài khoản của hắn. Hắn còn đe dọa rằng nếu cô hay bạn bè cô nói cho bất kỳ ai, hắn sẽ giết chết Maddy và gửi từng bộ phận cơ thể cho cô.
Nghe đến đó, người phụ nữ 48 tuổi này bủn rủn chân tay, căng thẳng tâm lý tột độ sau hơn 2 giờ lo đối phó với những yêu cầu và lời đe dọa của người đàn ông không rõ danh tính. Mãi về sau, cô mới biết mình bị lừa, trên thực tế, Maddy đang chơi an toàn cùng với đám bạn.
Holczer là nạn nhân của một hoạt động lừa đảo mà các nhân viên thực thi pháp luật gọi là “bắt cóc ảo” – một dạng lừa đảo tinh vi ngày càng gia tăng tại các cộng đồng ở California và trên khắp nước Mỹ, có thể gây thiệt hại tài chính nặng nề và tổn thương tinh thần cho các gia đình nạn nhân. “Nghe có vẻ giống giọng con gái tôi. Tôi sợ quá. Khi bạn sợ, bộ não của bạn như ngừng hoạt động. Tôi thậm chí còn không mảy may suy nghĩ đó có thể là một vụ lừa đảo”, Holczer kể lại. Cô cho biết đã mất khoảng 3.300USD trong 3 lần chuyển tiền theo yêu cầu của những kẻ lừa đảo.
Lật tẩy mánh khóe của bọn tội phạm
Theo Erik Arbuthnot, một điệp vụ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và là chuyên gia về tội phạm kiểu này, một loạt vụ “bắt cóc ảo” đã xảy ra ở phía nam bang California, với 50 vụ được ghi nhận kể từ mùa hè năm 2015. “Chúng đang xảy ra trên khắp cả nước”, ông Arbuthnot nói và cho biết, tội phạm kiểu này đã xuất hiện từ hơn một thập kỷ trước và rộ lên trong những năm gần đây, nhằm khủng bố và tống tiền các gia đình Mỹ. Lúc đầu, những kẻ lừa đảo chủ yếu nhắm vào công dân Mỹ đi nghỉ ở Mexico – thường bằng cách lấy thông tin cá nhân của họ từ một khách sạn, sau đó gọi cho người thân, thông báo một vụ bắt cóc và đòi tiền chuộc. Ông Arbuthnot cho biết, cách đây vài năm, những kẻ bắt cóc ảo bắt đầu thay đổi phương thức hoạt động, theo dõi các gia đình ở Mỹ, gây ra một vụ bắt cóc giả và đòi tiền chuộc như trường hợp của nạn nhân Holczer.
Video đang HOT
Không có dữ liệu cụ thể về những vụ như thế này xảy ra thường xuyên thế nào, bởi vì các nạn nhân có thể không báo cáo hết vụ việc, nhất là khi họ nhanh chóng phát hiện ra đó là một vụ lừa đảo. Randy Tuinstra, một điều tra viên tại Đồn cảnh sát Crescenta Valley ở Los Angeles cho hay, mánh khóe thông thường bọn tội phạm hay sử dụng trong các vụ “bắt cóc giả” đó là đóng giả người thân của nạn nhân gào khóc thảm thiết trong điện thoại để nạn nhân hoảng sợ, mất bình tĩnh, qua đó dễ dàng lừa gạt lấy tiền.
Ông Arbuthnot giải thích, trong những vụ bắt cóc con tin thực sự, số tiền đòi chuộc là rất cao và các cuộc gọi điện thoại thường ngắn. Trong những vụ “bắt cóc ảo”, món tiền chuộc tương đối nhỏ – vài trăm hoặc vài nghìn USD, không phải hàng triệu – và ưu tiên chính của tội phạm là giữ cho các nạn nhân nói chuyện trên điện thoại càng lâu càng tốt. Trong vụ việc của Holczer, 2 người đàn ông trên điện thoại làm ra vẻ như biết rõ về Holczer và bạn của cô trong xe ô tô, đe dọa rằng chúng đang theo dõi họ khi họ lái xe đến một chi nhánh Ngân hàng Western Union để chuyển tiền.
Theo ông Arbuthnot, bọn tội phạm thường đặt trụ sở tại Mexico và chọn nạn nhân bằng cách nhắm đến những khu phố giàu có khi con cái không ở cùng với cha mẹ để dễ bề gây án. “Khi chúng tôi hỏi các nạn nhân, đa số họ ngay lập tức tin là thật… và đó là lý do vì sao họ trả tiền chuộc”, ông Arbuthnot nói. Về phần mình, Holczer cho biết, cô sợ không dám kết thúc cuộc điện thoại hay gọi 911 thông báo vụ việc cho cảnh sát. “Khi đó, tôi cứ nghĩ rằng cuộc điện thoại đó là cách kết nối duy nhất giữa tôi với con gái”, Holczer chia sẻ. Trong những vụ lừa đảo kiểu này, nạn nhân thường không lấy lại được tiền chuộc. Vì vậy, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân khi nhận được những cuộc điện thoại như vậy phải báo ngay cho nhà chức trách và tìm cách xác định vị trí của người thân.
Theo_An ninh thủ đô
Những đợt thủy triều đỏ kinh hoàng trong lịch sử thế giới
Thủy triều đỏ (Hồng triều) là từ chỉ các đợt tảo biển bùng nổ trên diện rộng, có thể khiến mặt nước đổi màu, có màu đỏ hoặc nâu hoặc xanh.
Khi hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra, tùy vào loại tảo sẽ sinh ra các độc tố tự nhiên, giảm lượng oxy trong nước biển, khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt.
Hiện tượng thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Canada, Malaysia, Trung Quốc.
Thủy triều đỏ lần đầu được ghi nhận là vào năm 1793, tại British Columbia, Canada. Theo trang LP, Thuyền trưởng George Vancouver cho lái tàu đi qua khu vực bờ biển, một số người trong thủy thủ đoàn đã dùng các con trai cho bữa sáng. Chỉ sau vài phút, họ bị ngộ độc, tay và chân bị liệt, nôn mửa. Một người sau đó tử vong. Phải gần hai thế kỷ sau đó, người ta mới xác minh được nguyên nhân của căn bệnh lạ, chính là do con trai đã bị nhiễm tảo độc.
Thủy triều đỏ gây ra cá chết hàng loạt tại Vịnh Oman.
Thủy triều độc ở New England (Mỹ) vào năm 1972. Đợt thủy triều đỏ này do tảo độc dinoflagellate gonyaulax gây ra. Loại tảo này có độc tính cao, được tìm thấy trong các loại tôm, cua, trai, sò. Nếu ăn phải hải sản có nhiễm tảo, nạn nhân có thể bị ngộ độc, tê liệt và tử vong.
Thủy triều đỏ ở California, Mỹ.
Thảm họa cá chết năm 2005. Đợt tảo độc bùng nổ năm 2005 đã khiến ngành công nghiệp cá tại New England đóng cửa, và tốn 5 triệu USD trong quỹ hỗ trợ thảm họa liên bang. Có nơi, tảo độc trải dài hơn 30 dặm. Dọc bờ biển Florida, 30 con lợn biển bị chết. Độc tố gây nguy hiểm đến mức - chỉ một con sò nhiễm độc cũng gây chết người.
Thủy triều đỏ gây thiệt hại nghiêm trọng ở HongKong
Thủy triều đỏ dị thường ở HongKong năm 1998. Tại HongKong, thủy triều đỏ xuất hiện tháng 3-4/1998 đã gây tổn thất chưa từng cho trong lịch sử nuôi trồng thủy hải sản tại đây. Sự kiện này được cho là bất thường, kể cả về mức độ bao phủ lẫn chiều hướng xuất hiện. 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá bị ảnh hưởng, hủy hoại hơn 80% dự trữ cá thường trực. Thảm họa này do một loại tảo mới xuất hiện trong vùng. Theo nghiên cứu năm 2003, nguyên nhân dẫn đến việc cá chết không phải do thiếu oxy, vì vùng biển có cá chết vẫn có oxy.
Thủy triều đỏ tại Trung Quốc năm 2014
Tháng 11/2014, thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Dameisha, Trung Quốc.Các nhà chức trách ra lệnh cấm bơi, đánh bắt cá.
Tử vong ở Malaysia. Tháng 1/2013, một đợt thủy triều đỏ xảy ra một lần nữa tại bờ biển Đông thuộc bang Sabah nằm trên đảo Borneo của Malaysia. Hai trường hợp tử vong sau khi ăn hải sản đã bị nhiễm độc tố từ thủy triều đỏ.
Thiệt hại du lịch ở Florida. Đợt thủy triều đỏ xảy ra ở bãi biển Sarasota - chủ yếu tại chuỗi đảo Siesta Key, Florida vào tháng 1/2013 khiến hàng loạt cá chết. Du lịch bị ảnh hưởng vì du khách gặp vấn đề về đường hô hấp.
Thủy triều đỏ tại Mỹ.
Thảm họa thủy triều đỏ tại Florida 2014. Vào tháng 8 một đợt thủy triều đỏ không lồ xảy ra tại Florida có độ dài 90 145km và rộng 96km. Đây là hiện tượng thủy triều đỏ diện rộng nhất từng được ghi nhận.
Thủy triều đỏ không nhất thiết giết các loài giáp xác, nhưng chất độc tích tụ trong chúng có thể chuyển qua người, gây ngộ độc. Việc đóng cửa ngư trường khai thác sò ở bang Washington gây tổn thất 9,2 triệu USD, và ngành công nghiệp cua thiệt hại 84 triệu USD.
Một chuyên nhóm dân sự đã nỗ lực tuyên tryền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về thủy triều đỏ, cùng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cần thiết.
Theo_VietNamNet
Su-25 Nga rơi, diệt gọn...50 con gà, chỉ 1 con chạy thoát Chiếc Su-25 Nga rơi ở vùng Primorye tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã diệt gọn... một đàn gà 50 con của một người nông dân. Rơi sau chuyến bay huấn luyện Ngày 30-3, Hãng thông tấn Interfax dẫn một thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một máy bay cường kích Su-25 của không quân Nga...