Nấm “vùng kín” và một số điều chị em cần biết
Nấm bẹn là một dạng của nấm “vùng kín” và khá phổ biến do vùng bẹn thường bị nóng và ẩm ướt, tạo môi trường lý tưởng cho bào tử nấm phát triển.
Em bị nổi ngứa tại vùng bẹn, càng gãi càng ngứa. Có biểu hiện là ngày càng lớn như vòng tròn, có viền, còn bên trong vòng tròn thì như lành, không còn nổi lên nữa, nhưng có vẻ hơi sần sùi. Em đã đi khám thì bác sĩ nói là em bị nấm bẹn và cho thuốc về thuốc, kết hợp với bôi.
Nhưng em đã kết hôn và đang không dùng biện pháp tránh thai nào vì có kế hoạch sinh con. Tháng này, em cũng chưa dùng que thử thai nên không biết đã có em bé hay chưa. Vậy nên, em không dám uống thuốc tùy tiện. Nhưng tình trạng ngứa lại làm em rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi, em có thể dùng nước chanh pha loãng rửa vết ngứa thay cho thuốc không (vắt chanh vào nước, không cho đường)? Em xin cảm ơn bác sĩ! (T. Bích)
Trả lời:
T. Bích thân mến!
Qua những mô tả của bạn, đúng là sang thương trên da của bạn là do vi nấm. Đây là bệnh do vi nấm cạn, chỉ gây bệnh ở lớp da nông nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Nấm bẹn là một dạng của nấm “vùng kín” và khá phổ biến do vùng bẹn thường bị nóng và ẩm ướt, da lại cọ sát vào nhau nhiều, là môi trường lý tưởng cho bào tử nấm phát triển.
Nấm bẹn là một dạng của nấm “vùng kín” và khá phổ biến. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Biểu hiện của bệnh nấm bẹn là ở vùng bẹn có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Tổn thương thường tạo thành một mảng có bờ viền rõ rệt, có vảy, phần giữa có xu hướng lành và có mụn nhỏ lấm tấm ở vùng xung quanh bờ viền. Đám tổn thương có màu sẫm, đường kính một vài centimet, gây ngứa ngáy rất khó chịu, thường xuất hiện ở cả 2 bẹn.
Việc điều trị nấm bẹn, nấm “vùng kín” cần liên tục ít nhất 3-4 tuần bằng thuốc bôi, hoặc kết hợp thuốc uống nếu sang thương da lan rộng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân bị bệnh. Nếu do điều kiện sinh hoạt (ăn ở thiếu vệ sinh, chật chội…) thì phải nhanh chóng cải thiện môi trường sống. Cần tắm rửa thường xuyên với xà bông thật kỹ lường vùng bẹn và bộ phận sinh dục, ít nhất ngày 1-2 lần, đừng để mồ hôi đóng ở bẹn, thay áo quần sạch hàng ngày, không mặc đồ lót dơ cũ hay của người khác. Nước chanh pha loãng không đủ hiệu lực diệt nấm, nên thường vô ích khi sử dụng trong điều trị.
Để phòng tránh bệnh nấm “vùng kín’ nói chung, bạn nên giữ cơ quan sinh dục khô ráo, mát mẻ, mặc quần áo khô, sạch. Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng cữ chuyện quan hệ tình dục để tránh lây cho chồng của mình.
Trong trường hợp của bạn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để bác sĩ kê loại thuốc phù hợp cho bạn. Bạn cũng nên đi khám để biết mình có thai hay chưa, có như vậy việc điều trị mới đạt hiệu quả tốt.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Thêm một nguyên nhân "giấu mặt" khiến chị em dễ bị bệnh phụ khoa
Nếu bị rối loạn nội tiết, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh nguyệt, nấm âm đạo, viêm âm đạo... cao hơn bình thường.
Tôi năm nay 26 tuổi, đã có gia đình. Tôi có một lo lắng mong được bác sĩ tư vấn cho như sau. Thời gian gần đây tôi liên tục cảm thấy mệt mỏi, kinh nguyệt thất thường và đặc biệt là luôn bị ngứa ở âm đạo. Tôi đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là nấm âm đạo.
Nhưng vấn đề là tôi vệ sinh hàng ngày rất sạch sẽ, ăn uống cũng điều độ, vậy mà tình trạng nhiễm nấm cứ hết rồi tái phát. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của tôi, "chuyện vợ chồng" của chúng tôi cũng gặp rắc rối. Tôi đi khám lại vài lần thì bác sĩ nói có thể do tôi bị rối loạn nội tiết. Tôi không hiểu rõ rối loạn nội tiết có thể gây ra những rắc rối gì cho sức khỏe và biểu hiện của tình trạng này ra sao. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (M. Phương)
Trả lời:
Bạn M. Phương thân mến!
Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp. Rối loạn nội tiết được hiểu đơn giản là sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Nó thường do sự hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng hoặc do trục trặc ở tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp trạng... gây ra.
Tình trạng nhiễm nấm liên tục tái phát gây nhiều cản trở trong cuộc sống hàng ngày và đời sống vợ chồng của nhiều chị em. Ảnh minh họa
Rối loạn nội tiết trong trường hợp được điều trị kịp thời sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Một số dấu hiệu người phụ nữ thường gặp khi bị rối loạn nội tiết bao gồm:
- Thường xuyên tái phát các bệnh phụ khoa: Nếu bị rối loạn nội tiết, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh nguyệt, nấm âm đạo, viêm âm đạo... cao hơn bình thường, đặc biệt, bệnh có nguy cơ tái phát liên tục và lâu khỏi.
- Kinh nguyệt thất thường: Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trứng phát triển và rụng nên sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ.
- Khó có thai: Rối loạn nội tiết làm cho chức năng điều tiết của vỏ não kém linh hoạt hoặc tổn thương nội mạc tử cung khiến cho các kích thích tố nữ không còn nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự điều tiết của nội tiết khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn.
- Da nổi mụn: Sự mất cân bằng nội tiết khiến cho chức năng giải độc của cơ thể bị giảm, kết quả là chất thải độc tích tụ lại trong cơ thể, dưới da khiến cho da trở nên nhạy cảm, xuất hiện mụn.
- Rậm lông: Bình thường, hệ thống nội tiết của cơ thể sẽ sản xuất và giải phóng androgen và estrogen, ở nữ giới, androgen ít hơn. Nhưng khi bị rối loạn nội tiết, người phụ nữ tiết ra androgen nhiều quá khiến cho lông trên cơ thể xuất hiện nhiều hơn, dẫn tới rậm lông.
Rối loạn nội tiết có thể xuất phát từ sự thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn. Vì vậy, bạn cần chú ý tới chuyện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình nhé.
Bạn cũng nên đi khám đều đặn để được bác sĩ kiểm tra và điều trị dứt điểm cả bệnh nấm âm đạo và tình trạng rối loạn nội tiết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều bệnh khác.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Cách vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm ướt Vệ sinh vùng kín tưởng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến cho các mầm bệnh phát triển. Thời tiết nồm ẩm ướt là cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, vùng kín dễ bị nhiễm bệnh. 1. Tác hại của trời nồm Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp nên các vi...