Năm vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất lịch sử Mỹ
Một loạt tài liệu của Lầu Năm Góc liên quan Ukraine đã bị rò rỉ và xuất hiện trên mạng xã hội trong tuần qua, gây rối loạn ngành tình báo Mỹ.
Trước đây, Mỹ đã để xảy ra nhiều vụ rò rỉ thông tin tình báo gây chấn động.
Edward Snowden tiết lộ tài liệu mật của NSA
Edward Snowden tại một cuộc phỏng vấn qua video của kênh tin tức NBC ngày 28/5/2014. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào năm 2013, Edward Snowden, một nhân viên làm việc trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), đã tiết lộ những thông tin gây chấn động về các hành động của chính phủ Mỹ trong việc bí mật theo dõi hàng triệu người dân nước này.
Theo đó, chương trình giám sát người dân của chính phủ Mỹ bắt đầu sau vụ tấn công khủng bố 11/9 khi các quan chức chính phủ nhận thấy cần phải tăng cường các chương trình an ninh và hoạt động giám sát để tìm ra các mối đe dọa tội phạm và khủng bố tiềm tàng. Tuy nhiên, những thông tin mà Snowden tiết lộ cho thấy chính phủ Mỹ đang thu thập thông tin từ những công dân bình thường, chứ không chỉ thông tin về các mối đe dọa khủng bố tiềm tàng.
Những tiết lộ của Snowden cũng cho thấy Mỹ có cả các chương trình do thám các chính phủ nước ngoài. Theo đó, chính phủ Mỹ đã cài máy nghe lén tại một số văn phòng của Liên minh châu Âu (EU) và theo dõi ít nhất 38 đại sứ quán nước ngoài.
Các tài liệu tuyệt mật mà Snowden tiết lộ đã khiến người Mỹ lo lắng về dấu vết kỹ thuật số và dữ liệu cá nhân. Cuộc chiến để bảo vệ quyền riêng tư này vẫn đang diễn ra cho đến ngày nay.
Vào ngày 20/5/2013, Snowden đã bay tới Hong Kong (Trung Quốc) sau khi rời công việc tại một cơ sở của NSA ở Hawaii. Tới đầu tháng 6, Snowden đã tiết lộ hàng nghìn tài liệu mật của NSA cho các nhà báo Glenn Greenwald, Laura Poitras và Ewen MacAskill. Snowden thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi những bài viết dựa trên tài liệu mật xuất hiện trên tờ The Guardian và The Washington Post. Tiết lộ sau đó được đăng trên các ấn phẩm khác như Der Spiegel và The New York Times.
Snowden đã tới Nga và được nhà chức trách Nga cho biết rằng hộ chiếu Mỹ của anh đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ hủy bỏ. Snowden đã phải ở lại ở sân bay trong hơn một tháng. Nga sau đó đã cấp cho Snowden quyền tị nạn với thị thực cư trú ban đầu trong một năm và các lần gia hạn lặp lại đã cho phép Snowden ở lại Nga ít nhất cho đến năm 2020.
Tháng 9/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin trao cho Snowden quốc tịch Nga.
Video đang HOT
Hồ sơ Lầu Năm Góc
Lầu Năm Góc ở Arlington ngày 7/9/2021. Ảnh: The New York Times
Một nghiên cứu tối mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về quá trình can dự của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam, vốn ngày càng gây bất mãn khi đã kéo dài sang những năm 1970, đã bị rò rỉ cho tờ The New York Times vào tháng 3/1971.
Bài báo của tờ The New York Times đã gây chấn động chính phủ Mỹ. Trong đó, bài báo trình bày chi tiết về quá trình tham gia kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ vào Việt Nam và xác nhận nhiều tiếng nói phản chiến. Các tài liệu nêu chi tiết các quyết định và cân nhắc về chính sách của Mỹ từ năm 1945 đến năm 1967.
Người tiết lộ tài liệu mật là Daniel Ellsberg, một nhà phân tích quân sự. Ông đã bí mật sao chụp bản báo cáo và đưa cho các phóng viên.
Các tài liệu cho thấy động thái của các Tổng thống Mỹ như Harry Truman, Dwight Eisenhower, John Kennedy và Lyndon Johnson để ngấm ngầm và công khai làm nổi bật cuộc chiến này trong khu vực.
Vụ rò rỉ là một đòn giáng mạnh vào cấu trúc chính trị và quân sự của Mỹ, lật tẩy những thông tin mà các quan chức đã cố gắng giữ bí mật trong nhiều năm.
Vụ việc cũng dẫn đến một trong những cuộc chiến lớn nhất giữa chính phủ liên bang và báo chí, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ giành được một lệnh cấm báo chí đăng các báo cáo. Vào cuối tháng 6/1971, Tòa án Tối cao Mỹ đã cho phép tờ The New York Times và The Washington Post tiếp tục đăng các báo cáo. Dù vậy, đây vẫn bị coi là một trong những trường hợp gây hậu quả nhất đối với tự do báo chí trong lịch sử Mỹ.
Nhật ký chiến tranh Iraq
Nhà sáng lập trang Wikileaks, ông Julian Assange tại Đại sứ quán Ecuador ở London, Anh tháng 5/2016. Ảnh: AFP/ TTXVN
WikiLeaks, một tổ chức truyền thông do Julian Assange thành lập, đã công bố một kho tài liệu quân sự mật bị rò rỉ vào năm 2010, trong đó mô tả chi tiết các hành động của Mỹ và lực lượng liên quân trong cuộc chiến tranh Iraq từ năm 2004 đến năm 2009. Vụ rò rỉ đã đưa ra một cái nhìn rõ nhất về cuộc xung đột Iraq tại điểm đó.
Các thông tin rò rỉ tiết lộ một số điều đáng lo ngại trong cuộc chiến ở Iraq, trong đó có cả số dân thường đã chết. Các tài liệu rò rỉ tiết lộ rằng đến năm 2009, có 66.000 dân thường, chiếm hơn 60% số người chết trong chiến tranh Iraq, đã thiệt mạng. Tài liệu cũng cho thấy rằng hàng trăm thường dân đã bị các lực lượng liên minh sát hại. Hàng nghìn cái chết của dân thường vẫn chưa được báo cáo công khai.
Các tài liệu này cũng cáo buộc tình trạng lạm dụng trong tù, ngay cả sau khi vụ lạm dụng tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib trong giai đoạn đầu của cuộc chiến bị công khai rộng rãi. Tài liệu cũng kết luận rằng các lực lượng Mỹ đã giao nộp tù nhân cho một nhóm người Iraq vốn hay dùng các biện pháp tra tấn.
Các thông tin rò rỉ gồm gần 400.000 báo cáo (nhật ký) do những binh sĩ làm nhiệm vụ trên mặt đất trong chiến tranh Iraq ghi lại.
Vụ rò rỉ đã khiến dư luận giảm ủng hộ chính phủ Mỹ can dự vào Iraq trong bối cảnh sự ủng hộ này vốn đã suy yếu dần sau quyết định ban đầu đưa quân vào đất nước này vào năm 2003. Vào thời điểm Tổng thống Barack Obama khi đó công bố kế hoạch chấm dứt các hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq vào năm 2011, 75% số người được hỏi hoàn toàn tán thành kế hoạch kết thúc cuộc chiến.
Vụ điệp viên Robert Hanssen
Robert Hanssen. Ảnh: Wikimedia Commons
Năm 1976, Robert Hanssen trở thành đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Trong suốt 25 năm làm việc trong FBI và cơ quan thực thi pháp luật, ông đã giúp các cơ quan tình báo Liên Xô và Nga sau này theo dõi chính phủ Mỹ.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Hanssen làm điệp viên cho Liên Xô và không bị phát hiện trong nhiều năm liền cho tới khi bị các quan chức nghi ngờ vào giữa những năm 1980. Với vai trò của mình trong FBI, Hanssen có quyền truy cập vào thông tin mật, bán hàng nghìn thông tin cho các nguồn của Liên Xô và sau này là Nga. Các thông tin bị bán gồm những chi tiết về kế hoạch, chiến lược quân sự của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân và thông tin về công nghệ vũ khí. Ông này đã kiếm được khoảng 1,4 triệu USD dưới dạng tiền và kim cương từ việc bán thông tin tình báo.
Năm 2000, cơ quan thực thi pháp luật Mỹ có một thông tin từ phía Nga cho thấy Hanssen là gián điệp. Ngay trước khi Hanssen chuẩn bị nghỉ hưu, các nhà điều tra đã bắt quả tang ông này đang thực hiện hành vi tiết lộ thông tin mật cho các nguồn tin của Nga tại một công viên ở Virginia và bắt giữ ông này.
Hanssen cuối cùng đã nhận 15 tội danh liên quan gián điệp vào cuối năm đó. Ông này đang thụ án 15 bản án chung thân liên tiếp không ân xá trong một nhà tù ở Colorado.
Vụ rò rỉ kế hoạch chiến tranh Ukraine
Vụ rò rỉ gần đây nhất liên quan tài liệu về cuộc chiến ở Ukraine. Đây là một trong những vụ xâm phạm thông tin quân sự và tình báo lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 của Mỹ trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Kharkiv. Ảnh: AP/TTXVN
The New York Times là tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ rò rỉ tài liệu mật nói trên. Trong số ra vào ngày 6/4, The New York Times tiết lộ về kế hoạch bí mật của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm giúp Ukraine tiến hành cuộc phản công mùa xuân. Không phải The New York Times tiếp cận được với tài liệu gốc hay có nguồn tin cao cấp, mà là thông qua các tài liệu đã xuất hiện trên internet từ trước đó.
Trong số các tài liệu bị rò rỉ, có một tài liệu dán nhãn tuyệt mật, nói về tình trạng xung đột Nga – Ukraine tính tới ngày 1/3. Một tài liệu khác gồm các cột liệt kê các đơn vị quân đội, thiết bị và công tác huấn luyện của Ukraine, kèm lịch trình từ tháng 1 đến tháng 4/2023. Tài liệu chứa một bản tóm tắt về 12 lữ đoàn chiến đấu đang hình thành, trong đó có 9 lữ đoàn dường như do Mỹ và các thành viên NATO huấn luyện và cung cấp trang thiết bị. Trong số 9 lữ đoàn đó, tài liệu cho biết 6 lữ đoàn sẽ sẵn sàng vào ngày 31/3 và số còn lại sẵn sàng vào ngày 30/4.
Ngoài ra, theo tài liệu, mỗi lữ đoàn của Ukraine có khoảng 4.000 đến 5.000 quân và tổng số trang thiết bị cần thiết cho 9 lữ đoàn là hơn 250 xe tăng cùng hơn 350 phương tiện cơ giới. Tài liệu còn nhấn mạnh thời gian phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Ukraine.
Sau đó một ngày, trên mạng xã hội lại lan truyền những tài liệu mật mới. Lần này, các tài liệu mật được công bố trên 4chan, một nền tảng thông tin trực tuyến ẩn danh. Theo The New York Times, hơn 100 trang tài liệu đã được đăng tải, bao gồm các slide tóm tắt nhạy cảm của Mỹ về các chủ đề như Trung Quốc, các vấn đề quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Trung Đông và chủ nghĩa khủng bố. Đáng chú ý là trong số tài liệu bị rò rỉ lần này có một slide đề ngày 23/2/2023, được dán nhãn “Secret/No Forn”, nghĩa là phía Mỹ sẽ không chia sẻ thông tin này với nước ngoài.
Ngoài những thứ liên quan đến xung đột Nga – Ukraine, các tài liệu bị rò rỉ còn bao gồm các bản sao các cuộc họp giao ban tình báo hàng ngày cung cấp cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley; các báo cáo của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) về lãnh đạo cơ quan tình báo Israel Mossad và nội dung các cuộc thảo luận trong chính phủ Hàn Quốc về việc bán đạn pháo cho Kiev… Đáng chú ý là không ít tài liệu bị rò rỉ chứa đựng chi tiết về các hành động trong tương lai.
Nga trao quyền công dân cho Edward Snowden
Ngày 26/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh cấp quyền công dân Nga cho Edward Snowden, cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), 39 tuổi, người đã trốn khỏi Mỹ và đang tị nạn ở Nga.
Cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden trả lời phỏng vấn báo chí tại Moskva, Nga, ngày 21/10/2015. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Edward Snowden từng trở thành nhân vật gây sự chú ý của giới truyền thông toàn thế giới trong năm 2013 khi ông này bất ngờ tiết lộ nhiều thông tin và tài liệu mật liên quan đến các chương trình do thám toàn cầu của Mỹ. Sau khi bị chính quyền Mỹ phát lệnh truy nã và phải rời khỏi Hong Kong (Trung Quốc), Snowden đã tới Nga và phải ở hơn một tháng trong khu vực quá cảnh ở sân bay quốc tế Sheremtievo trước khi được nhà chức trách Nga cấp quy chế tạm trú.
Chính quyền Mỹ buộc tội Snowden vi phạm điều khoản cấm tiết lộ thông tin mật liên quan đến quốc phòng và cố tình chuyển thông tin tình báo cho những cá nhân không có quyền nhận thông tin này. Snowden cũng bị buộc tội ăn trộm tài sản quốc gia và phải đối mặt với tổng hình phạt lên tới 30 năm tù giam.
Quan chức Mỹ nghi ngờ nguồn để lộ thông tin mật Một số chuyên gia an ninh phương Tây và các quan chức Mỹ cho rằng họ nghi ngờ nguồn rò rỉ thông tin mật từ một cá nhân ở Mỹ thay vì một đồng minh. Lầu Năm Góc đã chuyển vụ rò rỉ thông tin mật lên Bộ Tư pháp Mỹ, mở một cuộc điều tra hình sự. Ảnh: AFP "Mọi sự tập...