Năm viên đạn bắn vỡ cổ tay thanh niên
Một ngày sau khi bị đạn bắn, nam bệnh nhân 27 tuổi mới vào Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh điều trị, bàn tay phải sưng nề, bầm tím.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị vỡ đầu dưới xương quay, tổn thương cung động mạch gan tay sâu, không tổn thương gân gấp duỗi và các dây thần kinh. Một viên lớn xuyên từ trước ra sau tay. Trong cổ tay còn 4 mảnh đạn lớn bằng chì và nhiều mảnh kim loại nhỏ khác.
Bệnh nhân chia sẻ ngày 8/5 đến nhà bạn chơi, thấy khẩu súng kíp gác trên mái nhà nên lấy xuống xem chơi. Bất ngờ súng nổ, 5 viên đạn bắn thẳng ở cự ly gần vào cổ tay anh.
Kíp bác sĩ phẫu thuật lấy các mảnh đạn và chất độc, cắt lọc sạch vết thương, ghép lại mảnh xương vỡ, thắt động mạch bị đứt do quá thời gian có thể nối.
Bác sĩ nhận định chất độc trong đạn súng kíp khiến bàn tay bệnh nhân sưng nề, bầm tím.
Video đang HOT
Bốn viên đạn được lấy ra từ tay bệnh nhân, một viên đã đâm xuyên thấu ra ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Hồ Văn Bình cho biết, vết thương do hỏa khí thường nhiễm uốn ván hoặc hoại thư sinh hơi.
Sau phẫu thuật, bàn tay bệnh nhân hết sưng, các ngón đủ máu nuôi dưỡng nên hồng hào trở lại, cử động các ngón phục hồi 100%.
Nhân viên bệnh viện may khẩu trang vải chống dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cũng như tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế trên thị trường, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đã mạnh dạn may khẩu trang vải để sử dụng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Võ Thành Lợi - Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho hay: "Trong mùa dịch, khẩu trang y tế rất hiếm. Hiện tại, bệnh viện mua khẩu trang cũng khó khăn và với giá cao. Từ đó, chúng tôi có ý tưởng sử dụng khẩu trang vải giống như khẩu trang dùng cho bác sĩ phẫu thuật".
Trung bình, nhân viên bệnh viện sản xuất được khoảng 300 khẩu trang/ngày. Ảnh: CTV
"Qua đó, bệnh viện vận động anh em trong bệnh viện cùng may khẩu trang phục vụ nhân viên bệnh viện, toàn bệnh viện có khoảng 650 nhân viên. Việc may khẩu trang cũng không quá khó, các nhân viên ai có khiếu trong khâu nào thì làm việc đó", ông Lợi chia sẻ.
Theo đó, các nhân viên ở Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tập trung may khẩu trang vào các giờ ngoài hành chính. Mỗi ngày có từ 10-15 nhân viên bệnh viện tham gia may khẩu trang vải, trung bình sản xuất được khoảng 300 khẩu trang/ngày.
Khẩu trang sau khi được cắt may hoàn thiện sẽ được xử lý tiệt khuẩn mỗi ngày. Ảnh: CTV
Quy trình may khẩu trang được chia thành các công đoạn gồm: Định hình, cắt vải, ráp khẩu trang, may dằn, luồn dây đeo vào khẩu trang... Sau khi khẩu trang thành phẩm sẽ được chuyển xuống khoa kiểm soát nhiễm khuẩn giặt, ủi, cho vào túi nilon rồi xử lý tiệt khuẩn.
Chị Trần Thị Bích Vân - nhân viên Bệnh viện Sản - Nhi chia sẻ: "Khi Ban Giám đốc bệnh viện phát động phong trào may khẩu trang, tôi thấy đây là việc làm hết sức ý nghĩa, bởi hiện khẩu trang ngoài thị trường rất hiếm và nhiều hàng không rõ nguồn gốc. Phong trào nhận được sự đồng thuận rất cao của cán bộ và công nhân viên bệnh viện. Bên cạnh đó, việc may khẩu trang phục vụ nhân viên bệnh viện vừa tiết kiệm được chi phí, vừa an tâm hơn do được xử lý tiệt khuẩn".
Mỗi ngày, một nhân viên của bệnh viện sẽ được nhận 2 khẩu trang vải do bệnh viện tự may. Ảnh: CTV
Được biết, mỗi ngày, một nhân viên của bệnh viện sẽ được nhận 2 khẩu trang vải do bệnh viện tự may. Khi hết buổi làm việc, các khoa sẽ thu gom khẩu trang qua sử dụng đưa về khoa kiểm soát nhiễm khuẩn để giặt, sấy khô và đưa vào lò hấp tiệt khuẩn, rồi phát lại cho nhân viên bệnh viện sau đó.
Theo Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, ngoài may khẩu trang phục vụ nhân viên, trong thời gian tới, đơn vị sẽ may khẩu trang vải để tặng cho người nuôi bệnh và người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.
Công việc thầm lặng Khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, hàng chục năm gắn bó với nghề, các bác sĩ thường xuyên đối mặt với các ca phẫu thuật phức tạp để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Họ phải vượt qua rất nhiều sức ép và niềm vui lớn nhất đối với người bác sĩ là bệnh nhân khỏe mạnh. Một ca phẫu thuật...