Năm Tỵ kể chuyện “đệ nhất” rượu đẻn
Dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, thế nhưng những lời đồn thổi về khả năng gia tăng “chuyện ấy” đã đưa đẻn ( rắn biển) vốn là con vật bỏ đi trở nên đắt g
Chủ quán Bửu giới thiệu sản phẩm đẻn sống và rượu đẻn.
Đặc biệt, rượu đẻn trở thành “quý tửu” không thể thiếu trong nhà của nhiều đại gia và tay chơi ở các thị thành.
Lời đồn thổi “đổi đời” rắn biển
Cũng như những tỉnh thành ven biển khác trong nước, người dân ở các vùng quê biển Quảng Ngãi không lạ lùng gì đối với loài đẻn. Lão ngư Nguyễn Trầm (62 tuổi), ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ nhớ lại: Từ những năm 1990 trở về trước, đẻn ở vùng biển trong tỉnh rất nhiều.
Với hình thức đánh bắt bằng giã cào thì gần như lần nào kéo lưới lên cũng có. Ít thì 5-7 con, nhiều thì lên đến cả vài chục con. Nói về nọc độc thì ngay cả hổ mang chúa, loại gây khiếp đảm và tước đi sinh mạng của không ít người dân thì cũng chỉ bằng một phần vài chục, thậm chí bằng 1/100 so với một số loài đẻn.
Chính vì đẻn nguy hiểm như vậy nên mỗi lần đẻn dính lưới, ngư dân phải vất vả tìm kiếm cây, gậy để hất, hoặc đập chết vứt xuống nước. Một số ngư dân còn cho biết: Vào thời điểm đó nhiều người còn quan niệm rằng hôm nào thả lưới mà dính đẻn thì cả ngày sẽ gặp xui xẻo vì không có cá.
Thế nhưng thời gian gần đây, cùng với một số hải sản khác như ốc kèn, vú nàng… đẻn trở thành đặc sản trong các nhà hàng sang trọng. Từ chỗ vứt đi, hiện giá đẻn đã tăng lên đến 50.000-200.000 đồng/con tùy theo loại và trọng lượng. Trong đó được chuộng nhất là loại đẻn kim có hình dáng đầu nhỏ, thân có khoang đen được sử dụng để ngâm rượu, với giá mua hiện từ 70.000-80.000 đồng/con có trọng lượng từ 0,2-0,4kg/con. Nhiều ngư dân trong tỉnh cho biết: Đẻn bị săn lùng ráo riết nên hiện cạn kiệt và hiếm dần. Riêng tại vùng biển Quảng Ngãi thì thỉnh thoảng mới thấy đẻn dính lưới.
Cũng như nhiều con vật đem ngâm rượu được truyền tụng khác như: Bửa củi, cá ngựa… Dù chưa có bất cứ kết luận khoa học cụ thể nào về công dụng “tăng cường bản lĩnh đàn ông”, thế nhưng với nhiều ngư dân và tay chơi có tiếng, một số đại gia ở Quảng Ngãi, thì rượu đẻn là thần dược số 1. Người ta cho rằng, đêm chỉ cần làm vài ly rượu đẻn là sáng ra đảm bảo 100% là vợ “vừa quét sân, vừa hát” – nhiều ngư dân ở vùng quê biển khẳng định chắc nịch.
Video đang HOT
Nghề mới nhờ rắn biển
Từ những lời đồn thổi, rượu đẻn trở nên đắt giá và nhiều người dân ở Quảng Ngãi phất lên nhờ rượu đẻn. Với khoảng 30 điểm làm, bán nằm dọc theo trục Quốc lộ 1A, Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ được xem là “thủ phủ” rượu đẻn ở tỉnh Quảng Ngãi. Khá cởi mở và chân tình, anh Võ Bửu (45 tuổi), chủ một đại lý rượu đẻn có tiếng và cũng là người gần 15 năm trực tiếp ngâm rượu đẻn để bán và bỏ mối cho các điểm trong vùng, tâm sự: “Cũng như là họ hàng của mình trên cạn là rắn, đẻn có rất nhiều loại. Tuy nhiên để ngâm rượu thì đẻn kim là loại được chuộng nhất, kế đến là đẻn cá”.
Việc đánh bắt đẻn bắt đầu từ tháng 2-8, thế nhưng nhiều nhất là từ tháng 5-6 (âm lịch) hàng năm. Thời gian gần đây do ngư trường trong tỉnh đã cạn, nên đẻn được mua từ các tỉnh phía nam, chủ yếu là ở TP.Vũng Tàu chở về.
Ngoài sử dụng loại rượu 60-70 độ, thì trước khi ngâm không cần phải mổ bỏ ruột mà chỉ cần làm sạch nhớt ở thân đẻn là được. “Và dĩ nhiên mỗi người có một “chiêu” riêng để sao cho hũ rượu đẻn khi mở ra không tanh, mà có mùi thơm”- anh Bửu giải thích. Ngoại trừ một số yêu cầu đặc biệt từ phía khách hàng, thông thường đẻn được ngâm cùng với một số loại khác, như: Sao biển, cá ngựa, hải long, ốc kèn để tăng công hiệu.
Nói về công dụng “tăng khả năng đàn ông” của rượu đẻn, anh Bửu thật thà: “Chắc là có, chứ nếu không thì sao nhiều người mua như vậy. Còn công dụng đến mức độ thế nào thì tùy theo nhận định của từng người”. Và dù hiệu quả của loại rượu được ví von là “đệ nhất đàn ông” này vẫn còn là một ẩn số, thế nhưng nhu cầu người mua vẫn ngày một tăng. Anh Bửu không giấu giếm: Năm nay dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn thế nhưng số lượng rượu đẻn bán ra vẫn tăng hơn so với năm trước, với số lượng gần 200 hũ.
Giá rượu đẻn
Giá rượu đẻn hiện đang ở mức cao, hũ 1 lít, gồm: 1 con đẻn kim, 4 con cá ngựa 10 con hải long và 1 con ốc kèn có giá khoảng 500.000 đồng/hũ. Với loại hũ 5-7 lít, giá từ 1-3 triệu đồng/hũ. Còn nếu khách yêu cầu chỉ ngâm đẻn không thì tính giá từ 100.000-300.000 đồng/con, chưa kể tiền rượu. Anh Bửu đã từng làm hũ rượu đặt có giá 10 triệu đồng.
Theo 24h
Những phong tục ăn Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S tạo nên 54 bức tranh văn hóa khác nhau và mỗi dân tộc cũng có một cách ăn Tết rất riêng.
Điệu xòe thái không thể thiếu trong Tết Nen Bươn Tiền của người Thái
Hãy cùng điểm lại một số phong tục ăn Tết độc đáo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tết Nhảy của người Dao
Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.
Người Dao đón Tết bằng điệu nhảy "Nhiang chằm Đao" để rèn luyện sức khỏe và võ nghệ. Tết Nhảy bắt đầu trước tết Nguyên đán khoảng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa.
Tất cả những động tác của các điệu múa đều được thực hiện một cách liên tục với sự khéo léo và tinh tế của người trình diễn. Điệu múa, lời hát trong Tết Nhảy thường hướng đến những điều tốt lành, hạnh phúc. Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Tết Nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...
Tết Nen Bươn Tiền của người Thái
Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Đầu tiên là Tết Soong Sịp (Tết Cơm Mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau Tết Soong Sịp là Tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán).
Trong đêm giao thừa Tết Nen Bươn Tiền, người lớn ngồi quây quần bên bếp lửa ấm cúng để chào đón những giây phút quan trọng, sự chuyển giao của năm cũ sang năm mới. Còn các chàng trai, cô gái tiếng trống chiêng, tiếng hát giao duyên vẫn vang lên đều đặn để cùng chờ đợi đồng hồ báo 12 giờ thì sẽ đi lấy nước cầu may. Tục lấy nước cầu may của người Thái đã có từ bao đời đến nay vẫn được lưu truyền lại cho các thế hệ trẻ.
Việc lấy nước phải được thực hiện trước khi gà gáy canh 1. Nếu như lấy nước mà gà đã gáy rồi thì sẽ không còn ý nghĩa. Nước để lấy là nước suối, nhưng nếu ai lấy được nước ở đầu nguồn của con suối thì sẽ càng mát trong, thanh khiết hơn. Người Thái quan niệm, lấy nước suối ở đầu nguồn về uống và rửa mặt, trong những giây phút đầu tiên của năm mới thì sẽ được thanh khiết như nguồn nước suối và cả năm đó họ cùng gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.
Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xòe Thái nổi tiếng, người dân tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.
Người Mông đi chợ sắm Tết
Tết Naox-Cha của người Mông
Tết Nguyên đán của người Mông gọi là Naox-Cha. Trong dịp này, ngoài một con lợn béo được chuẩn bị sẵn ra, người ta còn làm bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng...Tết của người Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Đêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.
Ngoài ra, dịp Tết người Mông còn tổ chức Lễ hội Sải Sán hay Gầu tào (hội cầu phúc). Một gia đình trong làng, nếu hay đau ốm hay chậm có con thì mùng 2 đi dựng một cây nêu lớn ở bãi cỏ đầu làng. Hội này tiếng là do một gia đình tổ chức (gia đình đó gọi là chủ nêu) nhưng thật ra đó là một lễ hội của cộng đồng, thậm chí khi làng này dựng nêu, làng khác cũng đến dự hội. Hội Gầu tào nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật, cầu cho con cháu đông đàn.
Tết Prơ-giê-râm của người Cơ Tu
Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-râm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Vào dịp Tết này, nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Gươi người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hóa diễn ra tại nhà Gươi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng....
Tết Giọt Nước của người Xơ đăng
Người Xơđăng ở Kontum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.
Trong dịp Tết Giọt nước, người trong buôn làng mang chóe, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức.
Theo xahoi
"Thưởng Tết" giáo viên bằng... gói bột ngọt Nhắc đến thưởng Tết, nhiều giáo viên ở miền Tây không khỏi chạnh lòng. Nhiều giáo viên ở miền Tây ngậm ngùi với thưởng Tết Có trường "thưởng" bằng cách hỗ trợ... gói bột ngọt ăn Tết. Đối với nhiều giáo viên, hai từ "thưởng Tết" nghe có gì đó "sang" quá. Dạy suốt một năm học, tiền lương mỗi tháng "ba cọc...