Nấm tươi tăng giá, nông dân sợ nhất “đụng hàng” với nấm Trung Quốc
Giá nấm tươi các loại hiện bắt đầu khởi sắc sau một thời gian dài rớt giá. Thời điểm này, một số vùng trồng nấm đang nhộn nhịp vào vụ nấm cuối năm, thời tiết cũng khá thuận tiện cho nấm phát triển.
Tuy nhiên, mặt hàng nấm – loại nông sản thường đắt hàng nhất vào thị trường cuối năm – lại đang gặp khó vì “đụng hàng” với nấm Trung Quốc. Người trồng nấm dè dặt vào vụ mới vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Nấm tươi khởi sắc
Vài tháng trước, nhiều mặt hàng nấm tươi như: nấm bào ngư, nấm tuyết, nấm rơm… đều rớt giá. Có thời điểm, nấm bào ngư rớt giá chỉ còn 5-7 ngàn đồng/kg khiến người trồng hầu như không còn lợi nhuận. Hiện giá các loại nấm bào ngư, nấm tuyết đồng loạt tăng lên từ 12-15 ngàn đồng/kg, những ngày rằm hay mùng một (ngày ăn chay) thì tăng lên đến trên 20 ngàn đồng/kg.
Giá các loại nấm tươi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều tăng so với trước. Ảnh: I.T
Ông Lê Hữu Chuyên, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nấm Lộc ( xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc) nhận xét, từ hơn 1 tháng qua các loại nấm tươi mới khôi phục trở lại mức giá tốt như cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến thị trường cuối năm, sức tiêu thụ mặt hàng này vẫn tốt nên chủ các trại đang tập trung đầu tư để các trại nấm cho năng suất tốt” – ông Chuyên nói.
Ông Lê Hồng Thanh, nông dân trồng nấm rơm tại xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) cho biết, so với mùa mưa, đây là thời điểm thuận lợi hơn nhiều cho cây nấm sinh trưởng. Nhiều vùng tận dụng ruộng sau gặt để trồng nấm rơm. Giá nấm rơm bán tại ruộng dao động ở mức 40-45 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân đã có lợi nhuận tốt nên yên tâm đầu tư.
Ông Thanh so sánh: “Xét cả năm, thì năm nay thị trường cho cây nấm gặp nhiều khó khăn hơn. Vụ thu hoạch mùa mưa vừa qua nấm rơm không sốt giá như mọi năm. Chúng tôi kỳ vọng vụ cuối năm và trong tháng Giêng thị trường có giá tốt hơn để tăng lợi nhuận bù vào khó khăn của những tháng qua”.
Nấm mèo bất an
Video đang HOT
Trái với kỳ vọng của nông dân trồng nấm tươi, các trại trồng nấm mèo đang vào vụ mới với nhiều lo lắng. Ông Nguyễn Văn Thanh, nông dân trồng nấm mèo tại xã Bảo Quang (TX.Long Khánh) cho biết, vụ thu hoạch vừa qua, nấm mèo đạt năng suất kém, giá bán cũng không bằng mọi năm. Nấm mèo khô loại tai nhỏ bán tại trại chỉ hơn 60 ngàn đồng/kg.
Nông dân đóng bịch nấm chuẩn bị cho vụ mới tại xã Suối Nho (huyện Định Quán).
Nông dân trồng nấm hiện không còn mấy lợi nhuận vì chi phí đầu tư vụ rồi đội lên gần gấp đôi chủ yếu do giá nguyên liệu chính làm bịch nấm là mùn cưa khan hàng, sốt giá. “Vụ này, giá nguyên liệu đầu vào hầu như không giảm, vụ thu hoạch trước lại mất cả mùa, cả giá khiến chúng tôi càng dè dặt khi bước vào vụ mới” – ông Nguyễn Văn Thanh lo lắng.
Cùng tâm trạng trên, bà Nguyễn Thị Hòa, nông dân trồng nấm mèo tại xã Suối Nho (huyện Định Quán) đang tính toán giảm số nhà nấm vào vụ cuối năm nay. Mọi năm, nấm mèo càng trữ để cận tháng cuối năm bán càng có giá. Nhưng năm nay, người trồng càng trữ càng rớt giá nên nhiều người kém mặn mà vào vụ mới. Theo bà Hòa: “Trước đây, nấm mèo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rất nhiều nhưng hiện nước này đang xuất ngược trở lại cạnh tranh trực tiếp với nấm mèo trong nước”.
Toàn tỉnh hiện có nhiều vùng phát triển nghề trồng nấm như: xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), xã Suối Nho (huyện Định Quán), xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc), TX.Long Khánh… nên nguồn cung ngày càng dồi dào. Các sản phẩm nấm chủ lực gồm: nấm mèo, bào ngư, nấm tuyết, linh chi… Để phát triển bền vững, nhiều địa phương đã thành lập các hợp tác xã sản xuất nấm VietGAP, liên kết bao tiêu cho nông dân cung cấp vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn.
Theo Bình Nguyên (Báo Đồng Nai)
Bộ ba, kẻ cử nhân, người kỹ sư "hú" nhau bỏ việc về trồng nấm
Ba chàng 8X, kẻ cử nhân, người kỹ sư đều đang có công việc ổn định ở khu vực nhà nước, doanh nghiệp đã "hú" nhau bỏ việc về cùng nhau trồng nấm. Đó là anh Nguyễn Trương Kiến Khương; Nguyễn Hữu Văn; Phạm Tuấn ạt ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Sau 10 năm đi làm, nhóm bạn 3 người bất ngờ cùng rủ nhau bỏ việc để thực hiện dự định đã ấp ủ từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường đại học: trồng nấm.
Rủ nhau bỏ việc đi trồng nấm
Cuối năm 2016, khi đang có một công việc ổn định ở Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn (NN-PTNT), Nguyễn Trương Kiến Khương đột ngột xin nghỉ việc. Một quyết định bất ngờ đối với nhiều người nhưng lại "bình thường" đối với Khương. Chàng trai 32 tuổi xin nghỉ việc để thực hiện dự định ấp ủ thời sinh viên: trồng nấm.
Các anh Nguyễn Trương Kiến Khương (trái) và Nguyễn Hữu Văn bên trong khu nhà trồng nấm rơm...
Vốn là một sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học, vào năm cuối đại học, Khương bén duyên với nấm. "Lúc đó có thầy ở Viện Sinh học Tây nguyên tại à Lạt về trường giảng dạy chuyên ngành về nấm. Khi nghe thầy giảng thì mình mê mẩn với nấm. Do đó, mình cũng chọn bảo vệ luận văn về đề tài này và khăn gói lên à Lạt để làm đề tài", Khương kể.
Cũng chính niềm đam mê đó, sau khi tốt nghiệp anh vào làm việc ở Phòng Vi sinh, Viện Sinh học Tây nguyên để tiếp tục được nghiên cứu về nấm. Tại đây, Khương nghiên cứu sâu về cách trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Sau gần 5 năm làm việc tại đây, đầu năm 2012, anh quyết định trở về quê và anh vào làm việc ở Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, niềm đam mê và dự định khởi nghiệp với nấm vẫn được Khương ấp ủ. Sau gần 5 năm công tác, anh xin nghỉ việc để thực hiện hoài bão của mình. "Cũng mạo hiểm khi từ bỏ công việc ổn định để bắt tay làm một công việc mới với không ít rủi ro. Tuy nhiên đã đam mê thì làm thôi", anh cho hay.
Khương không phải là người duy nhất đưa ra quyết định khó khăn và mạo hiểm trong cuộc đời. Bởi ở thời điểm anh xin nghỉ việc, 2 người bạn đồng trang lứa khác của anh cũng xin nghỉ việc. Họ quyết định cùng nhau "làm cú lớn" trong đời như anh chia sẻ để đi trồng nấm.
Anh Nguyễn Hữu Văn, bằng tuổi với anh, cùng học chung chuyên ngành công nghệ sinh học nhưng sau một khóa. Anh Văn cũng học chuyên ngành về nấm và cũng có chung niềm đam mê nấm như Khương. Bởi vậy, dù đang làm việc cho một công ty lớn chuyên về thực phẩm, Văn cũng không ngần ngại nộp đơn xin nghỉ khi nghe Khương "hú" về trồng nấm.
Khác ngành nhưng cùng chung đam mê, Phạm Tuấn ạt, một kỹ sư xây dựng cũng nhanh chóng gật đầu với đề nghị "bỏ việc" về trồng nấm với Khương, người bạn học chung thời cấp 3.
Sau khi bỏ việc, bộ ba phân công trách nhiệm rõ ràng trong lần thực hiện "cú chơi lớn" của họ. Các anh Khương, Văn phụ trách về kỹ thuật nuôi trồng nấm, ạt chuyên về thiết kế, xây dựng nhà xưởng.
Tháng 4-2017, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vinh Phúc (HTX Vinh Phúc), xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu chuyên về nấm ra đời. 3 chàng thanh niên chính thức gia nhập cuộc chơi biến niềm đam mê với nấm thành công việc kiếm tiền.
Khó nhưng vui
Thừa nhận là khá liều khi khởi nghiệp nhưng Khương cho hay, gia đình có đất trồng tràm ở xã Thiện Tân nên về mặt bằng trồng nấm, nhóm giảm bớt được nhiều áp lực. "ất nhà nên không phải trả tiền mặt bằng hằng tháng nên cũng đỡ áp lực, nhất là giai đoạn đầu còn khó khăn. Ngoài ra, mình cũng có thể đầu tư nhà xưởng mạnh tay khi không lo bị đòi lại mặt bằng", anh Khương cười nói.
Nhưng đó có lẽ chỉ là thuận lợi nhỏ nhoi khi bắt đầu khởi nghiệp của ba chàng trai. Vốn, có lẽ là khâu khó khăn nhất. em tất cả những gì tích cóp được sau gần 10 năm đi làm, 3 chàng trai đầu tư xây dựng nhà xưởng trên diện tích đất 6.000m2. Thiếu trước hụt sau nên họ tìm mọi cách giảm chi phí. "Phòng phối trộn nguyên liệu trồng nấm, chúng tôi mua một container cũ để giảm giá thành", anh Khương cho hay.
Sau mỗi thất bại, Khương và Văn ngồi lại cùng nhau phân tích, hoàn thiện quy trình. Mãi đến đầu năm 2018, việc trồng nấm của họ mới đi vào ổn định.
Nấm rơm, loại nấm mà nhóm chọn trồng giờ đây đã có một quy trình hoàn chỉnh và đảm bảo thành công. Khác với cách trồng nấm rơm thông thường là ủ rơm và cấy nấm ngoài trời, anh Khương và 2 người bạn chọn cách ủ nguyên liệu, lên men và cấy nấm trong buồng kín với các thông số phù hợp. Cách làm này giúp cho nấm ít bị nhiễm bệnh, cho chất lượng tốt và năng suất ổn định hơn. Trại nấm mỗi ngày cho thu hoạch đều đặn khoảng 50kg. Nấm bán chạy nên anh Khương và các bạn cũng đỡ được áp lực đầu ra.
Mới đây, niềm vui tiếp tục đến với nhóm 3 chàng trai khởi nghiệp với nấm khi một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ nấm của HTX Vinh Phúc. "Khâu đầu ra gần như ổn nên chúng tôi đang dự định xây thêm nhà trồng nấm. Ngoài nấm rơm, chúng tôi cũng nghiên cứu để trồng thêm nấm bào ngư, nấm mèo", anh Khương chia sẻ.
Ngoài nấm thương phẩm, Khương và các bạn còn bán giống cho người dân và trồng thêm rau hữu cơ để tận dụng nguồn nguyên liệu trồng nấm sau khi hết hạn sử dụng.
Sau hơn một năm thực hiện "cú chơi lớn" bỏ việc đi trồng nấm, anh Khương thừa nhận mình và các bạn đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Bởi giờ đây, với nguồn thu từ bán nấm, bán giống và bán rau, họ đã không còn phải bù lỗ. "Cũng còn khó khăn lắm nhưng chúng tôi hy vọng sản lượng được nâng lên, nhóm sẽ có lợi nhuận. Quan trọng hơn, chúng tôi vẫn đang có nhiều dự định để tiếp tục có thể sống với niềm đam mê của mình", anh Khương khẳng định.
Theo Phạm Tùng (Báo Lao động Đồng Nai)
Mang nấm rơm "giấu" trong nhà kính, nấm mọc đều, chả sợ nắng mưa Hiện nay, việc trồng nấm rơm trong nhà kính đã và đang phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho hộ dân trồng nấm ở Phường 2 (TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng). Vì qua quá trình canh tác thực tế nhận thấy, việc trồng nấm rơm bên ngoài tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều do yếu tố thời tiết, còn...