Nam Trung Bộ gồng mình chống hạn
Một số tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đang thực hiện các giải pháp để đối phó với tình trạng khô hạn ngày càng nghiêm trọng.
Nhiều tháng qua, địa bàn tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa không có mưa, hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn ha lúa, hoa màu cháy khô trên đồng ruộng. Hiện chính quyền các địa phương và người dân đang tìm giải pháp tích cực chống hạn.
Tại tỉnh Phú Yên, chính quyền tỉnh yêu cầu các địa phương kiểm kê, đánh giá thực trạng nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tế nguồn nước; có giải pháp đảm bảo cấp nước sinh hoạt tới từng hộ, thôn, bản, xã ở các vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt (đặc biệt chú ý vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển).
Tỉnh chỉ đạo, trường hợp cấp bách không còn nguồn nước cho sinh hoạt, các địa phương phải có phương án sử dụng phương tiện chở nước đến từng cụm dân cư. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân…
Tương tự như tỉnh Phú Yên, tỉnh Quảng Ngãi cũng đưa ra nhiều phương án phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triên khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nước để phục vụ dân sinh và sản xuất; khuyến cáo các địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cây lúa sang cây trồng cạn sử dụng ít nước đối với những vùng bị thiếu nước), không sản xuất đối với những vùng nguồn nước không đảm bảo cung cấp trong suốt mùa vụ.
Các địa phương phải thường xuyên thực hiện nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, sửa chữa cửa cống lấy nước bị rò rỉ, thất thoát nước; đắp đập tạm ngăn mặn, đào ao, khoan giếng để bơm nước phục vụ sinh hoạt và chống hạn cho cây trồng khi bị hạn hán; thực hiện các biện pháp tiên tiến, tiết kiệm nước…
Video đang HOT
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành 2 phương án phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn. Phương án 1 là có mưa và Phương án 2 là không có mưa trong những tháng tới. Đối với phương án không có mưa (hạn hán), dung tích các hồ còn 30% thì các địa phương cấp huyện khẩn trương thực hiện các giải pháp chống hạn tùy theo tình hình thực tế của địa phương, ưu tiên nước sinh hoạt cho trên 25.800 hộ với 103.900 người. Nếu hạn hán lớn, bắt buộc phải bỏ trên 14,400 m2 diện tích vụ Hè Thu. Các địa phương sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác để tăng cường các biện pháp ứng phó.
Giải pháp để Ninh Thuận ứng phó với khô hạn hiệu quả
Ngày 24/5, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã làm việc UBND tỉnh Ninh Thuận về công tác ứng phó hạn hán.
Hồ đập cạn kiệt
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Mùa mưa năm 2019 trên địa bàn tỉnh kết thúc sớm, lượng mưa thấp, kết hợp nắng nóng nên lượng nước tích trữ tại các hồ rất thấp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình ứng phó với hạn hán. Ảnh: Kim Sơ.
Tính đến ngày 22/5 dung tích của 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ còn 23,94/194,49 triệu m3 (chiếm 12,31%). Đáng chú ý, trong 21 hồ chưa trên địa bàn có 9 hồ chứa nước có dung tích trên mực nước chết và xấp xỉ mực nước chết. 11 hồ chứa nước dưới mực nước chết và 1 hồ chứa hết nước (hồ Ông Kinh). Bên cạnh đó, dung tích hồ Đơn Dương còn 50,26/165 triệu m3 (chiếm 30,46%).
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay trên địa bàn tỉnh có 180hộ/703 khẩu có khó khăn về nước sinh hoạt và đã được chính quyền địa phương, lực lượng quân đội,... chở nước cung cấp đảm bảo đầy đủ, kịp thời, không để nhân dân thiếu nước.
Tuy nhiên nếu từ nay đến tháng 6/2020 trên địa bàn không mưa, các khu vực có khả năng thiếu nước sinh hoạt cần phải chở nước phục vụ cho người dân khoảng 12.156 hộ với 49.475 khẩu.
Cũng theo ông Cương, do hạn hán thiếu nước nên vụ ĐX 2019-2020, toàn tỉnh phải dừng sản xuất khoảng 7.873 ha gồm hơn 4.556 ha lúa, hơn 3.317 ha màu. Diện tích bị thiệt hại hơn 204 ha.
Về kế hoạch sản xuất Hè Thu, tỉnh chỉ bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích vụ hơn 17.159 ha gồm lúa, màu và thủy sản. Còn diện tích dừng sản xuất do thiếu nước tưới khoảng 15.360 ha, trong đó diện tích lúa 10.837 ha; màu 4.523 ha.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra đập dâng Tân Mỹ. Ảnh: Kim Sơ.
Đối với chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp nên đến nay tình hình cơ bản ổn định...
Giải pháp để Ninh Thuận ứng phó với khô hạn
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường biểu dương và đánh giá cao tỉnh Ninh Thuận cùng các Sở ngành, trong đó có ngành nông nghiệp đã có chủ động xây dựng kịch bản ứng phó ngay từ đầu vụ ĐX 2019-2020, từ đó đã giảm mức thiệt hại thấp nhất cho người dân.
"Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta chuyển ngay hàng nghìn ha ngừng sản xuất vụ ĐX. Cũng như lên kế hoạch giải quyết nước sạch cho dân như thế nào, giải quyết nước uống cho đàn gia súc ra sao, rất căn cơ bài bản. Đó là nhờ chúng ta đã sớm có kịch bản, kế hoạch, hành động rất kịp thời, chủ động mang tính ứng phó với đại hạn.
Chính vì thế cho đến giờ phút này, tỉnh Ninh Thuận đã hạn chế đến mức thấp thiệt hại. Còn vụ ĐX, tỉnh đã thu hoạch xong 25.000 ha cho năng suất tốt tới 6,2 tấn/ha. Việc giải quyết nước sinh hoạt cho người dân trong toàn tỉnh cũng được đảm bảo. Cụ thể, như nhà máy nước Phan Rang này đến giờ phút này chưa có vấn đề gì, kể cả cho một phần nội đô và một phần ở Ninh Hải. Bên cạnh đó, 40 nhà máy nước do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn quản lý, khai thác, đến nay đã hoạt động, khai thác, tận dụng mọi nguồn, đảm bảo cơ bản nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đi kiểm tra cụm đầu mối Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ. Ảnh: Kim Sơ.
Hiện nay chỉ còn 180 hộ với 703 khẩu thiếu nước sinh hoạt, nhưng địa phương đã có kịch bản cụ thể đến từng đơn vị phải có trách nhiệm cung cấp nước sạch cho dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chủ động cân đối nguồn nước để phục vụ sản xuất vụ hè thu, để tránh thiệt hại", Bộ trưởng đánh giá cao công tác chỉ đạo ứng phó, phòng chống hạn bằng các nhóm giải pháp tổng thể của tỉnh Ninh Thuận trong năm 2020.
Tuy nhiên Bộ trưởng lưu ý địa phương trong thời gian tới tiếp tục rà soát số hộ thiếu nước sinh hoạt tại cũng như xây dựng kịch bản việc cấp nước sinh hoạt cho người dân nếu hạn hán kéo dài đến tháng 8.
"Chúng ta không để người dân khát, thiếu nước sinh hoạt theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và phải đảm bảo nước cho chăn nuôi gia súc bằng mọi giá", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận mạnh, khi hồ Tân Mỹ hoàn thiện vào tháng 3/2021, chúng ta phải đánh giá lại toàn bộ nhu cầu sản xuất ở trong vùng để hoạch định lại chiến lược. Bộ NN-PTNT sẽ bàn với tỉnh Ninh Thuận tái cơ cấu lại toàn bộ các đối tượng sản xuất.
Bởi không phải có hồ để giúp chúng ta tăng diện tích cây lúa mà chúng ta phải bố trí lại cơ cấu sản xuất với các đối tượng tham gia sản xuất theo hướng vẫn tiết kiệm tài nguyên nước một cách triệt để nhất, nhưng cho ra giá trị sản xuất nông nghiệp cao nhất.
"Chúng tôi sẽ bàn với tỉnh về chương trình tái cơ cấu nông nghiệp đưa vào các đối tượng cây trồng mà tiêu thụ nước ít nhất nhưng cho giá trị cao nhất. Đồng thời bố trí những cây con, vật nuôi một cách phù hợp và gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch và các dạng hình kinh tế khác. Ví dụ như kinh tế năng lượng- một năng lượng tái tạo ở vùng này rất tốt. Do đó, chúng ta sẽ tổng hòa hết các lợi thế về kinh tế để triệt để tận dụng tài nguyên nước của công trình đại thủy lợi này, nhằm tham gia chuỗi giá trị dài nhất, cao nhất cho vùng này", Bộ trưởng chia sẻ.
Nhiều địa phương ở Quãng Ngãi thiếu nước tưới trầm trọng Tỉnh Quảng Ngãi đang có chủ trương hực hiện đồng bộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chủ động đối phó hạn hán. Tại tỉnh Quảng Ngãi, hạn hán đang diễn ra gay gắt, cả ngàn ha cây trồng bị bỏ hoang do thiếu nước tưới. Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp hạn chế thiệt...