Nam Trung bộ đẩy nhanh chuyển đổi cây trồng trong vụ hè thu
Trước tình hình hồ chứa cạn kiệt, các tỉnh Nam Trung bộ đã lên phương án sản xuất vụ hè thu, trong đó chủ động chuyển đổi cây trồng ở vùng nguy cơ thiếu nước.
Nam Trung bộ đang diễn ra nắng hạn gay gắt, không có mưa bổ sung nên các hồ chứa gần cạn kiệt.
Tại Bình Thuận, theo Chi cục Thủy lợi, hiện tổng lượng nước hữu ích trong các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên bàn chỉ còn 278,75/1.033 triệu m3, đạt 26,98% so với dung tích thiết kế. Trong đó hồ thủy điện Hàm Thuận còn 220,55/522,5 triệu m3, đạt 42,21% so với dung tích thiết kế. Hồ thủy điện Đại Ninh còn 30,75/251,73 triệu m3, đạt 12,22% so với dung tích thiết kế.
Hạ lưu cống lấy nước hồ Tân Giang, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam. Ảnh: Minh Hậu.
Tương tự, tại Ninh Thuận, theo Chi cục Thủy lợi, lượng nước tích trữ tại 21 hồ còn 31,21/194,49 triệu m3, đạt 16,04% dung tích thiết kế. Trong đó, một số hồ chứa đã xuống mực nước chết như: Phước Nhơn, Phước Trung, Ông Kinh, Lanh Ra. Các hồ chứa xấp xỉ đến mực nước chết như: Tân Giang, Suối Lớn, Sông Biêu, Nước Ngọt, Sông Trâu, Cho Mo, Tà Ranh… Bên cạnh đó, mực nước hồ Đơn Dương còn 72,13/165 triệu m3, đạt 43,71% dung tích thiết kế.
Còn Khánh Hòa, theo Chi cục Thủy lợi, hiện tổng dung tích trữ nước của 31 hồ chứa (28 hồ thủy lợi và 3 thủy điện) chỉ đạt khoảng 37% so với dung tích toàn bộ.
Tại Phú Yên, theo Chi cục Thủy lợi tổng dung tích trữ nước toàn bộ các hồ chứa chỉ còn trên 43 triệu m3, đạt 63% so với thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm là 10%. Bên cạnh đó, tổng dung tích trữ nước toàn bộ trong các hồ chứa thủy điện đạt khoảng 71,8% so với dung tích toàn bộ thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 7,1% và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 là 2,1% và thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 8,5%.
Video đang HOT
Cắt giảm sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng
Sau khi kết thúc vụ ĐX 2019 – 2020 với tình hình nguồn nước cạn kiệt, các địa phương sẽ tập trung ưu tiên cấp nước sinh hoạt, nước cho gia súc, các ngành dịch vụ khác, cây trồng cây lâu năm.
Về phương án sản xuất, các địa phương đều đã xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó có sự chủ động chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng cạn, để tiết kiệm nước tưới trong vụ hè thu.
Các tỉnh Nam Trung bộ sẽ chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng ít nước trong vụ hè thu. Ảnh: Minh Hậu.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Vinh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt – BVTV Bình Thuận, ngành NN-PTNT đã xây dựng 3 kịch bản cho vụ hè thu. Cụ thể, phương án 1, khi có mưa đảm bảo nguồn nước, tỉnh sẽ bố trí toàn bộ diện tích gieo trồng hơn 52.545 ha, trong đó 43.200 ha lúa và 9.345 ha bắp.
Phương án 2, nếu trời có mưa từ 15/6 đến trước 30/6 nhưng vẫn đảm bảo nước tưới, tỉnh sẽ cắt giảm một số diện tích sản xuất lúa ở huyện Hàm Thuận Nam. Còn các huyện khác vẫn cho sản xuất vụ hè thu muộn. Khi đó, tổng diện tích sản xuất phương án này là hơn 42.000 ha lúa và 8.730 ha bắp.
Còn phương án 3, mưa trễ sau 30/6, thì trên cơ sở tính toán, cân đối nguồn nước và lượng nước tích hiện nay của hồ thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận – Đa Mi của Cty TNHH MTV KTCTTL sẽ ưu tiên nước sinh hoạt, nước gia súc, tiếp đến nước sản xuất vụ hè thu.
Theo kịch bản này, khu vực đồng bằng La Ngà sẽ gieo trồng 12.459 ha lúa (Đức Linh 6.115, Tánh Linh 6.344 ha).
Các khu vực khác sau khi thu hoạch xong vụ ĐX thì tạm dừng sản xuất. Đối với cây trồng cạn như rau, đậu các loại… các địa phương cũng phải rà soát, cân đối đảm bảo nguồn nước mới gieo trồng. Đồng thời chủ động chuyển đổi diện tích lúa để bố trí trồng cây trồng cạn.
Tại Ninh Thuận cũng xây dựng 3 kịch bản cho vụ hè thu. Trong đó, nếu đến tháng 4/2020 trên địa bàn tỉnh không mưa, các hồ không có nước bổ sung. Hồ Đơn Dương dung tích đạt khoảng 70 triệu m3 nước.
Khi đó, tỉnh này sẽ dừng sản xuất lúa tại khu tưới của 21 hồ chứa; bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích hơn 17.159 ha gồm hơn 2.444 ha lúa, 14.696 ha mùa và 19,2 ha thủy sản. Phương này diện tích dừng sản xuất vụ hè thu là 15.360 ha, trong đó diện tích lúa 10.837 ha và màu 4.523 ha.
Còn nếu đến tháng 4/2020 trên địa bàn tỉnh không mưa, các hồ không bổ sung nguồn nước, nhưng hồ Đơn Dương dung tích đạt từ 90 triệu m3. Khi đó, tỉnh này sẽ dừng sản xuất lúa tại khu tưới của 21 hồ chứa; bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích hơn 21.390 ha gồm 6.539 ha lúa, 14.772 ha màu, thủy sản 79,3 ha. Phương án này, diện tích dừng sản xuất vụ hè thu là 11.189 ha, trong đó diện tích lúa 6.742 ha; màu 4.447 ha…
Ngoài lên phương án cắt giảm diện tích sản xuất, ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Ninh Thuận, cho biết, địa phương cũng đã có kế hoạch chuyển đổi cây trồng trong vụ hè thu ở những vùng nguy cơ thiếu nước tưới. Theo đó, tổng diện tích trên địa bàn dự kiến chuyển đổi 320 ha từ đất lúa và đất khác sang cây trồng cạn và cây dài ngày. Trong đó, huyện Bác Ái 200 ha, huyện Ninh Sơn 50 ha, huyện Ninh Phước 44 ha, huyện Thuận Bắc 21 ha và huyện Ninh Hải 5 ha.
Còn tại Khánh Hòa, với tình hình nguồn nước các hồ chứa hiện nay, qua kiểm tra, rà soát và cân đối ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ chăn nuôi, nguồn nước sản xuất vụ hè thu chỉ đảm bảo 4.800 ha lúa. Dự kiến diện tích dừng sản xuất chờ mưa hoặc bỏ vụ khoảng 13.000 ha.
Mô hình chuyển đổi cây trồng đậu bắp Nhật ở Bình Thuận. Ảnh: KS.
Theo Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh này, sau khi cân đối nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn, các địa phương sẽ có kế hoạch sản xuất lúa đối với những diện tích đảm bảo ăn chắc. Còn những vùng nguy cơ thiếu nước sản xuất lúa nhưng vẫn đủ để sản xuất rau màu, các địa phương sẽ khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng khác sử dụng nước ít hơn như mè, đậu các loại, ngô, ớt…
Đối với Phú Yên, theo dự báo của các cơ quan chức năng thì mùa khô năm 2020 tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn tương đương hoặc cao hơn 10% so với mùa khô năm 2019.
Vì vậy để chủ động ứng phó, theo Chi cục Trồng trọt – BVTV Phú Yên, các địa phương tiến hành rà soát diện tích sản xuất lúa, chủ động cân đối nguồn nước, khoanh vùng sản xuất, tập trung chỉ đạo sản xuất cho từng vùng. Trong đó, đối với những khu vực khả năng bị hạn hán kéo dài thiếu nước tưới sẽ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn như ngô, sắn, lạc, vừng…
Cụ thể, tại huyện Đông Hòa, dự kiến chuyển đổi các chân ruộng cao xa, cuối kênh có khả năng thiếu nước ở các xã Hòa Thành, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Xuân Nam… sang gieo trồng cây trồng cạn, kết hợp với bơm tưới bổ sung nước để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Tại huyện Phú Hòa cũng sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến hạn hán các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn như: Hòa Trị, Hòa An, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc để dùng máy bơm bổ sung chống hạn kịp thời. Các diện tích thiếu nước khác sẽ căn cứ vào nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước của từng loại cây để chọn cây trồng chuyển đổi phù hợp.
Cấp bách ứng phó hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Dù chưa bước vào giai đoạn đỉnh điểm mùa khô hạn tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhưng hiện nay, nhiều hồ và đập thủy lợi trên địa bàn đã sụt giảm nguồn nước khá lớn so mức trung bình hằng năm, nhiều hồ chứa đã ở mực nước chết. Mùa mưa năm nay được dự báo đến muộn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước sẽ diễn ra trên diện rộng, ở mức độ khốc liệt.
Nhiều ao hồ nhỏ tại tỉnh Lâm Đồng đã cạn kiệt nguồn nước.
Hạn hán tiếp tục gay gắt
Giữa cái nắng khá gắt, dẫn chúng tôi thăm đồng lúa, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Hine, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) Ma Vương Nai Huyền cho biết, nếu không có phương án điều tiết nước tưới phù hợp, cánh đồng hơn 60 ha này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gần giữa trưa, nhưng nhiều cán bộ khuyến nông của xã Tà Hine cùng người dân vẫn tất bật khơi mương để dẫn dòng nước về đồng. Đang canh trực khu vực trạm bơm, anh K'Tiến cho biết: "Vụ mùa này, gia đình mình canh tác 2.000 m2 lúa, cùng với 1 ha cà-phê. Để phục vụ nước tưới cà-phê, mình đào thêm ao để chủ động nguồn nước; còn ruộng lúa, may nhờ chính quyền hỗ trợ tăng cường máy bơm, không thì vụ này coi như mất trắng". Còn anh Phạm Lê Phú, thôn Tà Hine, xã Tà Hine lo lắng: "Nắng nóng kéo dài, chúng tôi phải tưới tiết kiệm. Do thiếu nước, nguy cơ vườn cà-phê sẽ bị ảnh hưởng rất cao".
Rời Đức Trọng, chúng tôi đến huyện Đơn Dương. Nắng nóng phả xuống cánh đồng tại thôn R'Lơm, xã Tu Tra. Nhiều nhà nông vẫn chưa thể gieo trồng vì phải chờ nguồn nước dẫn về đồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Đơn Dương là địa phương có nhiều nhất số hồ chứa, hiện mực nước đang dưới mức bình thường (từ 2 đến 7 m). Mực nước tại các hồ đang sụt giảm nhanh, dự báo sẽ xảy ra hạn hán cục bộ tại nhiều nơi trong huyện.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn cho biết, hiện vùng sản xuất cây công nghiệp đã bị ảnh hưởng. Nếu nắng nóng kéo dài hơn một tháng nữa, nguy cơ tác động đến sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân rất nghiêm trọng.
Không chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng, hiện tại, với lượng nước đang tích tại 21 hồ chứa trên địa bàn chỉ còn khoảng 33%, vụ đông xuân và hè thu năm nay ở Ninh Thuận cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới nghiêm trọng. Vùng hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải có dung tích thiết kế 800 nghìn mét khối nước, cung cấp nước cho hơn 200 ha nho, hành, tỏi... đã trơ đáy nhiều tháng. Nhiều hộ dân phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để đào ao, khoan giếng lấy nước, tuy nhiên, việc khoan trúng mạch nước ngầm ngày càng khan hiếm. Nhiều nông dân phải mua nước từ ngoài làng chở vào rẫy tưới cho cây. Thiếu nước, cây trồng cho năng suất thấp hoặc chết khô, nhiều nông dân tính đến chuyện bỏ đất hoang đi tìm việc khác để mưu sinh.
Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
Hiện nay, tại ba huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên có hơn 2.300 ha đất canh tác nguy cơ thiếu nước tưới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chia sẻ, mùa khô năm nay có khả năng kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn hán rất lớn. Do đó, các địa phương cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp cụ thể, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; tăng cường kiểm tra việc điều tiết nước tại các công trình thủy lợi, nạo vét công trình nước tự chảy; vận động, hỗ trợ nhân dân đào ao, hồ nhỏ để chủ động nguồn nước tưới.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận ban hành Chỉ thị số 67-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong triển khai các giải pháp phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, xác định phòng, chống hạn là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và cháy rừng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân... Tỉnh chỉ đạo tạm dừng các hoạt động sản xuất chưa thật sự cần thiết để tiết kiệm nước. Đồng thời có phương án hỗ trợ cho người dân vùng hạn, nhất là hỗ trợ gạo, nước sinh hoạt, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trước mắt, Ninh Thuận tập trung nguồn nước tại các hồ chứa cung cấp nước tưới cho cây lúa, cây màu và cây trồng lâu năm. Tạm dừng sản xuất 30 ha cây màu ở hồ chứa nước Sông Biêu do không bảo đảm nguồn nước.
Hạn hán tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang diễn ra ngày càng khốc liệt. Các giải pháp trước mắt đã được triển khai để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Tuy nhiên, về lâu dài, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các địa phương cần theo dõi, dự báo, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, hạn hán để thông tin kịp thời, triển khai ứng phó phù hợp với từng giai đoạn. Các ngành chức năng cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, cấp nước... Xác định rõ thế mạnh của các ngành, phù hợp với biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, thiếu nước. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội.
Các địa phương trong vùng ảnh hưởng cần có chính sách cụ thể khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ tiên tiến sử dụng tiết kiệm nước, rà soát, ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn, phòng lũ... Xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 phù hợp thông tin dự báo khí tượng - thủy văn, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; trong đó, cần xác định khả năng bị ảnh hưởng đến từng vùng, từng khu vực.
Theo NDĐT
Lúa đông xuân chưa gặt xong đã cầu cứu Trung ương hỗ trợ vụ hè thu Sáng 26-4, ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mưa lớn từ ngày 24-4 kéo dài đến sáng 26-4, kết hợp với triều cường dâng cao đã khiến 16.000ha lúa giai đoạn chuẩn bị thu hoạch tại các địa phương trên địa bàn bị ngã đổ và ngập úng từ 0,2-0,3m, gây...