Nắm trong tay chứng chỉ kế toán “cao cấp” mà lương có 7 triệu đồng, nàng công sở than vãn liền bị dân mạng mắng té tát
“Để đánh giá về một công việc, nên nhìn về đường dài. Còn nếu sau nhiều năm, lương vẫn mãi ở mức 7 triệu thì việc cần làm chính là xem lại bản thân mình”.
“ Lương thưởng có phải thước đo chuẩn xác nhất cho năng lực của một cá nhân hay không?” – vẫn là câu hỏi khiến đông đảo anh chị em công sở đau đầu. Đâu đó, trong các hội nhóm quy tụ đông đủ anh chị em văn phòng, những dòng tâm sự, bộc bạch theo kiểu: “bằng thạc sĩ làm lương tháng X triệu có xứng đáng hay không?”, “niềm trăn trở của một du học sinh bỏ tiền tỷ du học trời Tây nhưng về nước làm lương tháng chưa được 8 con số” vẫn được chia sẻ một cách đều đặn.
Chung quy, chuyện “ bằng cấp có tỷ lệ thuận với thu nhập hay không” vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Đơn cử, vừa mới đây, cũng trong một hội nhóm trên mạng xã hội của dân văn phòng, một thành viên đã có dịp bộc bạch tâm sự của bản thân về những đồng lương bèo bọt mà mình nhận được sau đầu tư không ít tiền để học chuyên môn. Cụ thể, cô kể:
“Bạn mình học xong trung học phổ thông ra làm bảo mẫu lương tháng 7 triệu. Mình học ACCA tốn hơn trăm triệu, lương cũng chỉ 7 triệu sấp mặt khi vào mùa (ăn ngủ, đi vệ sinh ở văn phòng 24/24). Mình có nên bỏ nghề đi làm cái nghề hát ru, đút cơm cho trẻ không nhỉ”.
Ngay sau khi được đăng tải chưa lâu, những dòng tâm sự của nàng công sở trong câu chuyện trên nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm bởi tính chất “thời đại” của nó. Rất nhiều ý kiến đã được để lại bên dưới phần bình luận:
“Đặc thù ngành kiểm toán thì giai đoạn mới đi làm ai cũng vất vả, lương không đủ ăn. Được cái học nhiều, làm nhiều thì kinh nghiệm đầy mình. Chịu khó 2 – 3 năm đầu, sau này đi chỗ nào họ cũng nhận, cơ hội phát triển vào các công ty lớn nhiều, lương về sau sẽ tăng nhanh và cao. Còn bạn của bạn lương có thể dao động ở mức đó, tăng cũng không nhiều trong những năm về sau. Tóm lại xuất phát điểm có thể như nhau nhưng quan trọng là đường dài mới biết được”.
“Bạn phải nhìn về đường dài mà đánh giá, đừng vì những vất vả nhất thời mà vội nản chí. Thử hỏi, 5 – 10 năm về sau, lương của cô giữ trẻ sẽ là bao nhiêu so với thời điểm hiện tại? Còn về phần mình, với kiến thức có được từ ACCA, cộng với kinh nghiệm làm việc tích lũy được, 5 – 10 năm sau lương của bạn sẽ là bao nhiêu? Nếu vẫn là 7 triệu thì bạn phải tự nhìn nhận lại bản thân mình rồi”.
Video đang HOT
“Thử đi làm bảo mẫu đi rồi biết, xem nhận được 7 triệu đó có sung sướng gì hay không? Còn về phần bạn, nếu cả đời cứ mãi mức lương 7 triệu thì phải xem lại bản thân mình, đáng đời lắm chứ chẳng có liên quan gì đến cái bằng ACCA cả”.
Mỗi một công việc đều có những tính chất và đặc thù rất riêng mà chỉ người trong nghề mới có thể hiểu một cách chân thật và tường tận. Đứng ngoài cuộc, chúng ta chỉ có thấy được vẻ hào nhoáng cùng những mặt tốt của công việc đó.
Còn về mặt thu nhập, đừng nên vì những khó khăn, vất vả nhất thời mà vội nản chí. Thay vào đó, hãy nhìn sự khả quan trong tương lai của công việc mà bản thân đang theo đuổi. Thu nhập sẽ tỷ lệ thuận theo lộ trình thăng tiến, cho nên công việc càng có nhiều cơ hội thăng tiến thì thu nhập sẽ càng cao.
Vội so sánh để quy chụp với một công việc nào khác đều là khập khiễng. Thứ chúng ta cần làm là liên tục tích lũy, nâng cao giá trị bản thân để ngày một hoàn thiện. Còn nếu cứ giữ mãi mãi một mức thu nhập từ năm này qua tháng nọ, hãy tự hỏi bản thân mình vì sao?
Theo Helino
Cho rằng câu chuyện bằng cấp ngày nay đã... cũ mèm, cô gái trẻ bị dân mạng chỉ ra "lỗ hổng" trong cách suy nghĩ
"Đã qua rồi cái thời bằng cấp là quan trọng tuyệt đối trong quá trình đi xin việc" - đây có lẽ là suy nghĩ của không ít các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, tiếc thay, điều này đúng nhưng chỉ đúng một phần.
Chủ đề bằng cấp khi đi xin việc có lẽ không còn mới với chúng ta ngày nay, nhưng thi thoảng chúng vẫn nổi lên đâu đó trên mạng xã hội và làm bao người phải xôn xao. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây.
Chuyện kể về cô gái trẻ vì yêu thích công việc kiểm toán độc lập nên đã quyết định nhảy việc để ứng tuyển vào vị trí này trong một công ty mới. Tuy nhiên buồn thay, dẫu cô nàng đã có kinh nghiệm nhưng vì không có bằng cấp nên đã bị từ chối thẳng thừng.
Cô than thở viết trong một hội nhóm rất lớn chuyên "tám" chuyện công sở trên MXH như sau:
"Chào cả nhà! Năm hết Tết đến rồi nhưng vì môi trường công việc cũng như khao khát muốn vào Sài Gòn cắm dùi lập nghiệp nên cháu vẫn quyết định nhảy việc. Xuất thân là kỹ sư, chẳng hiểu va vấp với nghề kiểu gì lại có duyên với kiểm toán độc lập.
Đi làm cũng một thời gian tương đối, tuần trước mạnh dạn nhảy việc, apply vào vị trí "kiểm toán nội bộ" 1 công ty tự thấy là tương đối ổn và chuyên nghiệp. Ban đầu cháu có gọi điện hỏi rõ một số thông tin liên quan đến yêu cầu công việc, thể với kinh nghiệm và ngoại ngữ của cháu thì bên đấy bảo cũng phù hợp nên gửi CV.
Tuy nhiên, cháu liền gửi thì bị từ chối vì vấn đề bằng cấp do không phải tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán. Câu chuyện bằng cấp cháu nghĩ đã quá cũ mèm rồi, thật ra nếu mới ra trường, cháu có thể chấp nhận về xuất phát không thể có những kiến thức nền tảng như những bạn đồng niên, nhưng giờ đã 1 thời gian kinh nghiệm, cháu thấy khá hụt hẫng.
Không biết các anh/chị làm nhân sự đối với khối kế kiểm, kinh tế thực sự quan trọng bằng cấp không ạ?".
Câu chuyện bên trên sau khi đăng đàn được ít lâu, ngay lập tức đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và dù với tính chất xoay quanh chủ đề tuy đã cũ nhưng bằng nội dung "ngộ nhận" của bạn trẻ công sở nhân vật chính, câu chuyện vẫn đủ sức khiến chủ đề này sống lại và "hot" thêm một lần nữa.
Quả thật, "đã qua rồi cái thời bằng cấp là quan trọng tuyệt đối trong quá trình đi xin việc" - đây có lẽ là suy nghĩ của không ít các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, tiếc thay, điều này đúng nhưng chỉ đúng một phần, nó không thể áp dụng được với tất cả các ngành nghề, tất cả các công ty được.
Với mỗi tính chất công việc khác nhau, đòi hỏi nhân viên phải có những kỹ năng nhất định, mà các loại kỹ năng này không phải cứ lao ra ngoài học hỏi xung quanh là có thể biết được, hiểu được; đôi khi buộc phải thông qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp. Tấm bằng lúc này đây chính là minh chứng cho quá trình đào tạo đó.
Nhận thức được việc này nên bên dưới phần bình luận của bài viết trên, rất đông dân công sở đã có những sẻ chia không thể nào "có tâm" hơn như sau:
"Nếu làm kiểm toán nội bộ thì có thể bằng kinh nghiệm nhưng làm kiểm toán độc lập thì cần bằng cấp vì khi đấu thầu kiểm toán cũng cần chứng minh bằng cấp của các kiểm toán viên trong team, nên mình nghĩ bằng cấp là quan trọng, nếu không có bằng đại học thì cũng cần có ACCA, CPA gì đó. Chứ nếu không có bằng cấp gì thì khó cho công ty thực sự. Đặc biệt là càng lên cấp cao có kinh nghiệm càng cần có bằng cấp để chứng minh với khách hàng".
"Không chỉ có một vài ngành phải cần có bằng cấp chuyên môn như bác sĩ, luật sư,... mà với những công ty khác nhau họ cũng sẽ có đường hướng tuyển nhân sự khác nhau. Ví dụ như cùng công việc đó, có công ty chỉ yêu cầu kinh nghiệm, nhưng có công ty vẫn đòi hỏi bằng cấp. Mình là người đi xin việc, phải tôn trọng doanh nghiệp, vậy nên tốt nhất là bạn thử xin chỗ khác xem sao".
"Đúng là bằng cấp ngày nay không còn quan trọng tuyệt đối, nhưng với cùng một vị trí mà nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên nộp CV ồ ạt, thì tất nhiên người vừa có kinh nghiệm, vừa có bằng cấp sẽ lợi thế hơn rồi. Cuộc đời đôi khi thế đấy, dù bạn có giỏi cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi đi phỏng vấn bạn cũng như hàng nghìn ứng viên khác mà thôi. Ai có bằng sẽ có lợi, vậy thôi".
Theo afamily
Lần đầu tiên có người đỗ đại học, thanh niên được dân làng rước đón bằng ô tô, múa lân chúc mừng Sau khi đỗ vào trường đại học danh tiếng, nam sinh được người dân trong làng rước đón bằng ô tô và múa lân để chúc mừng, khiến ai ai cũng ngưỡng mộ. Ngày nay, nhiều người thường nói rằng bằng cấp không quan trọng, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng khó ai có thể...