Nằm trong tâm bão, Hải Phòng thiệt hại nặng nề
Hàng nghìn hecta nuôi trồng thủy sản bị nước dâng tràn bờ, hàng trăm mét đê biển bị sạt lở, hàng trăm ngôi nhà bốc mái.
Theo thống kê bước đầu, đến 0 giờ ngày 24/6, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, tại huyện Cát Hải, Hải Phòng đã có 450 mét đê bị sóng đánh gây sạt lở nặng, hàng trăm ngôi nhà bốc mái.
Bên cạnh đó, 100 mét đê bao ở bờ biển khu du lịch Đồ Sơn và nhiều đoạn xung yếu của đê An Đồng, huyện An Dương cũng bị sạt lở. Ngoài ra, có một tàu của ông Trịnh Văn Sinh, ở phường đông Hải đã bị sóng cao 5 mét đánh chìm.
Khu 1 Đồ Sơn, gió to kết hợp với triều cường sóng dâng cao trên 4 m, tràn qua kè ven biển làm ngập hầu hết các tuyến phố ven biển
Theo thông tin từ đồn biên phòng Bạch Long Vĩ, đã có một xe ô tô chở dây để chằng buộc tàu về nơi trú bão gặp gió to và sóng đánh nên bị lật xuống cầu cảng Đình Vũ. Rất may, các chiến sỹ biên phòng đã cứu được người trong xe.
Riêng tại quận Đồ Sơn, mặc dù đến 6 giờ sáng nay không có mưa lớn nhưng ngay từ chiều qua triều cường đã lên cao bất thường gây tình trạng ngập nặng tại nhiều khu dân cư. Nước vẫn chưa rút, tình trạng giao thông ở đây vẫn đang gặp nhiều trở ngại.
Video đang HOT
Khoảng 1000 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại Tiên Lãng bị bão “xóa sổ”
Tại huyện đảo Cát Hải, do sóng biển to kết hợp triều cường dâng đã cô lập các khu dân cư Gia Lộc, Tiến Lộc, Hải Lộc… Đồn biên phòng Cát Hải đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức di dân cho gần 1.800 người trong diện phải di dời về vị trí an toàn.
Có 50m kè cầu cảng khu vực bến Bèo-Cát Bà bị sạt; đê kè Cát Hải (K0,0-:-K2,0; K2,8-:-K5,576) mặt đê, mái trong, mái ngoài bị xô sạt, hư hỏng nhiều chỗ. Bên cạnh đó, tàu số hiệu HP-1586-TS neo đậu tại vịnh Cát Bà bị đắm do va chạm với tàu chở dầu; không thiệt hại về người; hiện chưa trục vớt.
Tại huyện Tiên Lãng, khoảng 1000ha diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) phía ngoài đê bị ngập toàn bộ; 40ha diện tích hoa màu bị ảnh hưởng.
Riêng quận Đồ Sơn, có khoảng 40m kè tại khu I bị sóng biển tràn qua gây sạt lở; hơn 200ha NTTS bị lụt do triều cường.
Ngoài ra một loạt các quận, huyện khác với hàng nghìn héc ta diện tích NTTS bị ngập lụt do nước triều cường dâng cao làm tràn bờ bao, hiện chưa thống kê cụ thể mức thiệt hại.
Khu vực quận Lê Chân, mưa bão kèm theo nước triều cường dâng cao đã gây lụt lội tại các tuyến đường Nguyễn Văn Linh (đoạn Đường vòng cầu Niệm), đoạn dốc đường lên Cầu Rào II, Đoạn đền Tam Kỳ, tuy nhiên đến thời điểm này nước đã xuống dần.
Một số nhà dân bị ngập nặng
Riêng huyện Kiến Thụy có 70m đê bối tại xã Kiến Quốc có nguy cơ bị tràn bờ. Địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện để xử lý. Hiện tại, chưa có thông tin báo cáo thiệt hại về người trên địa bàn thành phố. Ngoài ra còn 3 quận huyện khác chưa có báo cáo thống kê về thiệt hại.
Theo ghi nhận của PV TS, một số nơi trên địa bàn Hải Phòng, đặc biệt là khu vực ven sông, ven biển nước dâng cao, tràn cả vào nhà dân khi họ chưa kịp di dời đồ đạc. Nhiều khu nước ngập sâu gần 1m, gây khó khăn trong đi lại cũng như sinh hoạt cho người dân.
Theo vietbao
Ảnh: Hải Phòng tan hoang trong cơn bão dữ
Hàng trăm ha đầm nuôi trồng thủy sản cuối huyện Tiên Lãng bị "xóa sổ", hàng loạt tuyến đê kè chắn sóng Đồ Sơn, Cát Hải đã bị sạt lở.
Tối 23/6, bão số 2 đã đi vào khu vực các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ. Hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh Hải Phòng - Thái Bình.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Khu vực Đồ Sơn, sóng đánh tràn lên ngập lụt hầu hết các tuyến đường ven bãi biển
Từ 14 giờ đến 17 giờ chiều 23/6, hoàn lưu trước bão đã gây mưa và gió lớn tại nhiều khu vực thành phố Hải Phòng như ven biển huyện đảo Cát Hải, khu du lịch Đồ Sơn. Triều cường và sóng biển dâng cao đã gây thiệt hại nhiều vị trí đê kè, các tuyến đường và khu dân cư bị ngập lụt cục bộ.
Hồi 18 giờ, UBND huyện Cát Hải cho biết, khu vực đê kè vị trí K5 576, 450m đê thuộc xã Gia Lộc đã bị sạt lở, nước ngập cao 0,8m tại khu vực trung tâm huyện Cát Hải... làm 1 căn nhà cấp 4 gần khu vực đê kè xã Gia Lộc nước tràn vào đã sập hoàn toàn. Khu vực xã Phù Long (Cát Hải), tuyến đê bao phía Nam có tổng chiều dài 1,5km, trong đó có 200m đê xung yếu cũng bị sạt lở nghiêm trọng.
Đến 15 giờ cùng ngày, sóng kết hợp triều cường đã gây nguy cơ vỡ đê, ngập lụt, sập hoàn toàn khu dân cư thôn Nam, xã Phù Long của huyện. Hiện, Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt huyện Cát Hải đang huy động lực lượng cùng vật tư tại chỗ để gia cố đê, chống tràn kịp thời tại khu vực này.
Phía Bến Bèo thị trấn Cát Bà, sóng to cũng gây sạt lở 50m kè của cầu Cảng. Nước dâng cao từ 0,3 đến 0,7 m, chỗ sâu lên đến hơn 1m. Giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Người dân các khu vực xung yếu của thị trấn Cát Hải, xã Hoàng Châu, Văn Phong, Nghĩa Lộ đã được hỗ trợ sơ tán về các điểm tránh trú bão an toàn, đảm bảo điều kiện lương thực, thực phẩm và các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu khác. Đến thời điểm hiện tại, mực nước đã rút còn 0,4m.
Hàng trăm ha đầm nuôi trồng thủy sản cuối huyện Tiên Lãng bị "xóa sổ"
Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, ông Bùi Đức Quang - Bí thư huyện ủy cho biết, gió đã bắt đầu có xu hướng mạnh lên tới cấp 7, cấp 8. Trời vẫn tiếp tục mưa. Chính quyền huyện đảo đã phối hợp cùng người dân cẩu toàn bộ hơn 200 tàu thuyền lên bờ, chằng chống nhà cửa đón bão.
Khu vực cuối huyện Tiên Lãng, hàng trăm ha đầm nuôi trồng thủy sản đã bị nước dâng cao làm tràn bờ. Toàn bộ diện tích các đầm, ao, hồ khu vực Cồn Đông, xã Vinh Quang, hiện chưa thể tính được con số thiệt hại là bao nhiêu.
Theo vietbao
Cảnh tan hoang sau bão tại huyện đảo Cát Hải Cơn bão số 2 đổ bộ vào TP Hải Phòng tuy không gây thương vong về người nhưng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Đặc biệt, nhiều đoạn đê kè xung yếu ở quận Đồ Sơn và huyện Cát Hải bị sạt lở khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, đổ tường. Những thiệt hại tại huyện đảo Cát Hải...