Nam thanh niên tử vong ngay trên giường ngủ, nguyên nhân đến từ sự vô ý mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải
Ngày 26/9 vừa qua, một thanh niên Thái Lan 18 tuổi được lực lượng chức năng xác định đã tử vong trong khi đang cắm sạc điện thoại và tai nghe. Theo manh mối tại hiện trường, nguyên nhân dẫn đến tử vong được xác định là do giật điện.
Danh tính nạn nhân được xác định là Suthee, 18 tuổi, sống ở làng 9, tiểu khu Tha Yai, huyện Nong Bua Daeng, tỉnh Chaiyaphum. Tại hiện trường, theo Thiếu Tá Withun Phaphonngam Sawang, thuộc đồn cảnh sát Nong Bua Daeng cho biết Suthee được gia đình trình báo rằng đã chết do giật điện trên phòng ngủ ở tầng 2.
Tại hiện trường, Suthee tử vong trong tình trạng vẫn mặc nguyên bộ đồ ngủ nằm trên giường, bên cạnh là chiếc điện thoại đang cắm sạc và tai nghe. Nguyên nhân dẫn đến tử vong dường như do cánh tay phải của cậu đã đặt lên nơi ổ điện cắm sạc.
Theo thông tin từ người chú của Suthee cho biết, vào 11h tối ngày 25/9, trong lúc gia đình đang nằm ngủ dưới tầng trệt thì nghe thấy một tiếng động lớn trên phòng của Suthee. Nghĩ rằng là do cậu vẫn chơi game trên điện thoại như mọi khi nên không nghi ngờ gì. Cho đến sáng hôm sau, vì không thấy Suthee dậy như mọi ngày nên người chú đã lên phòng để đánh thức cậu. Tại đó, ông phát hiện Suthee đã tử vong.
Video đang HOT
Trong lúc khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tử vong của Suthee là do điện giật. Sau khi chơi game trên điện thoại, cậu đã ngủ thiếp đi và vô tình đặt tay lên ổ điện bên cạnh chỗ ngủ nên đã dẫn đến tử vong. Hiện chính quyền đã giao trả lại thi hài của Suthee về cho gia đình để mai táng. Vụ tai nạn của Suthee là bài học lớn dành cho tất cả mọi người phải cẩn thận hơn với các thiết bị sử dụng điện, nhất là vật bất ly thân như điện thoại di động.
(Nguồn: social.tv.poolonline)
Theo Helino
Lây dại khi bị mèo nhà hàng xóm cào vào lưng, bé trai 11 tuổi ở Tuyên Quang tử vong: Mèo cào cũng nguy hiểm như bị chó cắn
Nhiễm virus dại, một khi đã phát bệnh dại, nghĩa là đã cầm chắc "án tử" trong tay. Điều đáng nói, bệnh dại có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh được tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
100% bệnh nhân khi phát dại sẽ tử vong
Theo thông tin, bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cũng đã tiếp nhận bệnh nhi Hoàng Văn N. (11 tuổi) đã bị mèo nhà hàng xóm cào vào lưng trước khi nhập viện 3 tháng nhưng không nói cho gia đình biết. Bỗng nhiên, cháu N. thấy mệt mỏi, thường rùng mình nhiều lần, không ăn, không uống được, rất sợ gió, sợ ánh sáng... nên cháu H mới nói với gia đình và được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám và điều trị. Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cháu N. đã bị lây bệnh dại và không qua khỏi, tử vong ngay ngày hôm sau.
Gần đây là trường hợp bệnh nhân Vi Thị H. 80 tuổi, trú tại Thắng Quận, Yên Sơn, Tuyên Quang đã bị chó cắn vào cẳng chân trái nhưng chủ quan không đi tiêm phòng, (không theo dõi chó mà đã mổ thịt chó ngay ngày hôm sau). Sau 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sợ gió, cứng hàm, nuốt khó, choáng váng, sợ ánh sáng nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám bệnh. Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân H. có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dại. Sau 2 ngày phát cơn dại, bệnh nhân H đã tử vong.
Không bệnh truyền nhiễm nào đáng sợ như bệnh dại, một khi đã nhiễm virus gây bệnh dại, nếu không tiêm vắc-xin thì nghĩa là đã cầm chắc "án tử" trong tay. Khi bị dại, bệnh nhân biết mình sẽ chết, bác sĩ, người nhà đều đau lòng khi thấy chết mà không thể cứu.
Bác sỹ Chuyên khoa I Nguyễn Tiến Quân - Trưởng khoa truyền nhiễm: Tư vấn tiêm phòng dại cho người bệnh.
Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30- 90 ngày
Theo bác sỹ chuyên khoa I Nguyễn Tiến Quân - Trưởng khoa truyền nhiễm (Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang), virus gây bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại (như chó, mèo...) sang cơ thể người. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vắc-xin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày để bắt đầu hành trình "tàn phá".
Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30-90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, "đoạn đường" di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.
Ngay khi bị nhiễm virus dại, nếu không tiêm vắc-xin dại kịp thời, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương. Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ (thể viêm màng não), người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp. Bệnh tiến triển tăng đến mức người bệnh không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên rất khó khăn. Ở thể này, người bệnh sẽ chết chỉ sau 1 tuần kể từ ngày phát bệnh.
Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân có thể tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.
Bác sỹ chuyên khoa I Nguyễn Tiến Quân khuyến cáo để phòng dại cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.
Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vắc-xin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.
Nếu bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để để tiêm phòng dại.
Các gia đình nuôi "thú cưng" hoặc động vật hoang dã, cần phải cho đi chích ngừa theo đúng lịch tiêm phòng dại. Nên rọ mõm, không thả rông vật nuôi ngoài đường.
Theo afamily
Bác sĩ kể chuyện "Đêm trực hú vía" cứu sống mẹ bầu 39 tuần vỡ tử cung khiến nhau thai tràn ra ổ bụng Sản phụ mang thai 39 tuần nhập viện bị vỡ tử cung vô cùng nguy cấp. Các bác sĩ phải lựa chọn giữa việc chờ đợi các kết quả xét nghiệm hay mổ ngay cứu 2 mẹ con. Vỡ tử cung là một trong các tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời cùng bác sĩ...