Nam thanh niên ở Nhật khóc nghẹn khi không thể gặp mẹ lần cuối
Một đoạn clip trên TikTok đang nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng khi cậu con trai gọi điện thoại cho bố và rồi cả hai cùng khóc nghẹn.
Được biết, nguyên nhân là do ngày mẹ ra đi nam thanh niên đang lao động ở Nhật Bản nên chẳng thể gặp mặt mẹ lần cuối.
Hai cha con chỉ có thể gặp nhau qua những cuộc gọi. (Ảnh chụp màn hình)
Có rất nhiều con đường khác nhau để các bạn trẻ lập nghiệp và một trong số đó là đi xuất khẩu lao động. Họ lựa chọn đánh đổi những năm tháng tuổi thanh xuân của mình để làm lụng, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ, thế nhưng được nhiều thì mất cũng nhiều.
Mới đây, một đoạn video quay lại cảnh hai cha còn nhìn nhau qua màn hình điện thoại rồi cùng nhau bật khóc. Đoạn video ngắn cùng với dòng trạng thái: “Các bạn qua Nhật mất gì và được gì? Tôi mất mẹ và được khóc. Đổi cả thanh xuân và lần cuối nhìn mặt mẹ” . Là những người đàn ông, là trụ cột trong gia đình, họ cũng có những lúc yếu lòng, chẳng thể nào mạnh mẽ nổi.
Dẫu là trụ cột trong gia đình họ cũng có lúc bật khóc khi phải chia xa người mình yêu thương. (Ảnh chụp màn hình)
Theo như những gì nam thanh niên này đăng tải, thì hiện tại anh chàng đang lao động ở Nhật Bản. Có lẽ do tình hình dịch mà trong thời gian qua không thể về Việt Nam thăm gia đình. Để rồi đến khi mẹ ra đi mãi mãi cũng chỉ có thể bật khóc nghẹn ngào qua màn hình điện thoại khi gọi video.
Có lẽ chưa gặt hái được nhiều thành công nơi đất khách quê người nhưng chàng trai đã phải mất đi điều vô cùng lớn lao đó chính là mẹ.
Nỗi mất mát quá lớn của chàng trai và người thân. (Clip: TikTok)
Sau khi đoạn clip này được đăng tải, đã có rất nhiều cư dân mạng bày tỏ lòng tiếc thương trước sự mất mát quá lớn mà nam thanh niên này nhận phải, đồng thời cũng có không ít người gửi lời động viên, mong chàng trai mạnh mẽ, cố gắng học tập, lao động để phụng dưỡng cha già.
Tài khoản M.M gửi những lời động viên tới nam thanh niên: “Cố gắng lên anh nhé, mẹ vẫn luôn ở trong tim mình, chẳng bao giờ phôi phai được.” Tài khoản K.G chia sẻ: “Khi chúng ta càng lớn thì phải chấp nhận một điều là bố mẹ sẽ ngày càng gia đi. Cố lên nhé chàng trai.”
Một tài khoản khác có tên M.N.P.G: “Nghĩa tử là nghĩa tận, tiền sau này còn kiếm được chứ cha mẹ mất rồi chẳng bao giờ lấy lại được. Thôi sự đã đành, cố lên em ơi, ráng lao động để sau này về quê phụng dưỡng, báo hiếu với cha.”
Bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Xuất khẩu lao động Nhật Bản là con đường nhiều người chọn nhưng nó lại chưa bao giờ là dễ dàng. Trên mạng xã hội từ trước đến nay đã xuất hiện không ít các câu chuyện hay tâm sự của những người đã và đang lao động tại nơi đây. Khác xa với cuộc sống màu hồng mà nhiều người từng tưởng tượng, chuyện sống và lao động ở đây vẫn khiến nhiều người phải quặn lòng vì khó khăn, vất vả bao quanh.
Cách đây không lâu, hình ảnh người lao động Việt Nam tại Nhật ăn cơm chan nước trắng đã khiến cho không ít cư dân mạng phải xót xa. Mỗi tháng kiếm được 20 – 30 triệu đồng thì đành phải “thắt lưng buộc bụng”, chắt bóp từng đồng.
Bữa cơm đạm bạc của nam thanh niên. (Ảnh chụp màn hình)
Đằng sau vẻ lấp lánh của xứ Mặt trời mọc là biết bao cay đắng, nhọc nhằn và khổ sở của những người lao động Việt. Không chỉ là những suất cơm đạm bạc như chàng thanh niên trên mà đến nơi nghỉ ngơi hay điều kiện cơ sở làm việc cũng đơn sơ không kém.
Để kiếm được đồng tiền chưa bao giờ là dễ dàng, đối với những người lao động chân tay lại càng khó khăn vất vả hơn nữa. Còn trẻ, còn mơ ước, thế nhưng đừng chỉ vì kiếm tiền để rồi bản thân phải mất đi quá nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Em bé 3 tuổi than đói bụng khi đi trên tàu, hành động của ông bố khiến hành khách xung quanh xúc động: Đứa bé chắc chắn lớn lên thành người tử tế
Không chỉ ông bố, cách hành xử của em bé cũng làm mọi người xung quanh ngưỡng mộ và vô cùng yêu mến.
Có câu, nếu bạn muốn xem một người được giáo dục như thế nào, chỉ cần nhìn vào cách anh ta hành xử trên các phương tiện giao thông công cộng. Quả thực, nhắc tới các phương tiện giao thông công cộng là nhắc tới đủ kiểu hành vi thiếu văn minh, giành chỗ, chửi tục, hay với những gia đình có con nhỏ là cảnh trẻ em trở thành "gấu con", quậy phá, quấy khóc làm mọi người cảm thấy rất khó chịu.
Tất nhiên, trẻ còn nhỏ và chưa biết gì thì việc quấy khóc cũng có thể xảy ra nhưng còn tùy thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ. Để con cư xử lịch sự nơi công cộng là một quá trình cần sự hướng dẫn kiên nhẫn từ người lớn, cả ở nhà và từ cách hành xử khi đi ra ngoài.
Mới đây, hình ảnh hai cha con trên chuyến tàu cao tốc ở Trung Quốc khi được một hành khách chia sẻ đã khiến cư dân mạng xúc động. Đứa trẻ khoảng 3 tuổi đi cùng bố trên tàu, trong suốt quá trình đó, mỗi khi nói chuyện với cha, giọng nói của đứa trẻ luôn giữ âm lượng vừa phải, không la hét, quấy khóc.
Một lúc, đứa trẻ quay đầu lại thì thầm với bố: "Bố ơi, con đói rồi". Vì vậy, ông bố đứng dậy đi làm một tô mì cho con trai. Một lúc sau, người bố quay lại, nhưng thay vì cầm gói mì đã nấu chín trên tay đến chỗ ngồi, anh này vẫy tay gọi con trai đến khoảng trống giữa hai toa, chỗ cửa hành khách thường lên xuống khi tàu dừng.
Sợ ăn tại chỗ ngồi sẽ ảnh hưởng đến người khác, người bố đã dẫn cháu bé ra ngoài ăn.
Hóa ra người bố cháu đã nấu mì rồi, nhưng sợ ăn tại chỗ sẽ ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là mùi vị mì gói nên đã dẫn cháu bé ra ngoài ăn.
Người bố ngồi trên sàn, một chân khoanh lại, chân còn lại duỗi ra để chắn cơ thể con trai, vừa cầm tô mì đút cho con ăn. Trong khi đó, bé trai cầm trên tay miếng giấy vệ sinh để kịp thời hứng mì rơi vãi, tránh làm đổ thức ăn xuống sàn.
Đứa trẻ cầm sẵn giấy trên tay...
Kịp thời hứng mì rơi vãi, tránh làm đổ thức ăn xuống sàn.
Cư dân mạng cho rằng: Cách nuôi dạy của ông bố này chính là màn "khoe của cải" lớn nhất! Người bố có thể ngồi bệt ở nơi công cộng mà không sợ làm bẩn quần áo, nhưng lại bảo con cầm giấy vệ sinh vì sợ làm bẩn sàn. Quả thực bằng cách tự mình làm gương, chúng ta có thể dạy con cái tốt hơn cả ngàn lời khuyên nhủ.
Câu chuyện của bố con này khiến nhiều người nhắc lại trường hợp hai đứa trẻ 6, 7 tuổi liên tục gây ồn ào trên một chuyến tàu khác mới đây khiến hành khách mệt mỏi và khó có thể nghỉ ngơi yên tĩnh. Nhưng cách xử lý sau đó của những người lớn đi cùng cháu bé mới càng khiến ai nấy bức xúc.
Theo đó khi thấy hai đứa trẻ quá quậy phá, một chàng trai trẻ cuối cùng không chịu nổi đành lên tiếng: "Đừng đánh nhau nữa. Đánh nhau trên tàu rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của người khác".
Đứa trẻ nhảy cẫng lên liên tục gây ồn ào trên một chuyến tàu. (Ảnh minh họa)
Thấy có người phản ánh, bà nội hai bé không bằng lòng, lớn tiếng đáp: "Cậu chắc có lẽ chưa từng làm bố, chưa biết nuôi con nhỏ là gì đúng không? Trẻ con sao cấm chúng chơi đùa và gây rắc rối?".
Ông nội cũng đồng ý với nhận xét của vợ mình: "Đúng vậy, chúng tôi đã mua vé tàu cho cháu mình và không vi phạm pháp luật. Tại sao cậu lại như thế này?".
Cách hành xử của hai ông bà khiến những người trên tàu vừa bất lực vừa ngao ngán.
Khi mới dạy trẻ cách ứng xử, một trong những điểm được chỉ ra là dạy trẻ tôn trọng không gian công cộng. Chỉ khi bạn dạy một đứa trẻ cách tôn trọng người khác ở mức độ xã hội, đứa trẻ sẽ tự động trở thành một người điềm đạm, tử tế, biết quan tâm đến người khác khi lớn lên. Và chúng ta đều biết xã hội cần rất nhiều những người như vậy.
Rơi nước mắt cảnh cha chăm con nhỏ nơi hành lang bệnh viện Những hình ảnh xúc động của hai cha con được Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chia sẻ đã khiến không ít người phải bật khóc. Mới đây, trên trang mạng xã hội, một bức hình về người cha chăm con nhỏ trong bệnh viện đã lấy đi giọt nước mắt của nhiều người. Không chỉ khiến người đời cảm động về tình...