Nam thanh niên nhảy sông Sài Gòn sau khi cãi nhau với bạn gái
Sau khi cãi nhau với bạn gái, H. trèo qua thành cầu Bình Lợi 2, gieo mình xuống sông Sài Gòn tự tử.
Đến 11h trưa nay 16/3, các người nhái của Phòng cứu nạn – cứu hộ (thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM) vẫn đang nỗ lực mò tìm thi thể nam thanh niên nhảy cầu Bình Lợi tự tử vào đêm 15/3.
Các người nhái của Phòng cứu nạn – cứu hộ đang tổ chức mò tìm thi thể nam thanh niên
Thông tin ban đầu, khoảng 22h tối 15/3, nam thanh niên tên H. (SN 1990, quê Bình Phước) đi xe máy cùng bạn gái lên cầu Bình Lợi 2 (nối quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức, TPHCM) để trò chuyện.
Một lúc sau thì cả hai xảy ra cãi vã. Bất ngờ H. trèo lên thành cầu rồi gieo mình xuống sông Sài Gòn mất tích.
Nhận được thông tin, gia đình H. từ Bình Phước đã về TPHCM thuê ghe của các ngư dân để tìm kiếm.
Đến sang nay, Phòng cứu nạn – cứu hộ cũng đã điều lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm dọc sông Sài Gòn. Đến trưa cùng ngày, công tác tìm kiếm nạn nhân vẫn chưa có kết quả.
Video đang HOT
Đình Thảo
Theo Dantri
Tàu thuyền mạo hiểm chui qua cầu trăm tuổi ở Sài Gòn
Để chui lọt gầm cầu sắt Bình Lợi cũ bắc qua sông Sài Gòn có tĩnh không thấp, nhiều tàu thuyền phải chờ con nước, hạ tải, xếp lại hàng hóa và thận trọng khi điều khiển.
Cầu Bình Lợi cũ nằm song song với cầu Bình Lợi mới bắc qua sông Sài Gòn, nối quận Thủ Đức với Bình Thạnh (TP.HCM). Cầu được xây dựng có độ tĩnh không (khoảng thông thuyền, tính từ mặt nước đến gầm cầu) rất thấp. Những năm qua, mực nước triều ngày càng dâng cao do biến đổi khí hậu, tàu thuyền, sà lan được đóng lớn hơn dẫn đến việc lưu thông trên sông Sài Gòn qua cây cầu này rất khó khăn. Đã xảy ra rất nhiều vụ va chạm, mắc kẹt tại đây, đe dọa an toàn của cầu và tàu thuyền.
Cây cầu vốn dành cho đường sắt, đã có tuổi đời hơn 100 năm (cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn năm 1902). Hiện, ngoài tàu hỏa, chỉ xe máy và người đi bộ được phép qua cầu.
Lâu nay, các tài công chở hàng, qua lại trên sông Sài Gòn đều kêu than vì gầm cầu Bình Lợi cũ quá thấp, phải chờ thời điểm con nước ròng xuống thấp. Khi đó tàu thuyền, sà lan lại tập trung đông đặc hai bên cầu để tranh thủ vượt qua gầm cầu trước khi nước lên.
Để qua được cây cầu này, các chủ tàu thuyền, sà lan phải mỏi mòn chờ đợi con nước ròng cho kịp những chuyến hàng, đảm bảo đúng thời điểm giao thương.
Một chủ thuyền chở hàng tên Hưng có kinh nghiệm sông nước hay đi qua cây cầu này cho biết, thường thì một ngày, đêm mới xuất hiện hai con nước ròng nhưng lắm khi đợi vài hôm mới có. Lúc đó hàng hóa mang theo đã bị hư hại hoặc chậm giao hàng phải đền tiền. Nhưng nếu liều mình chạy qua, gặp sự cố thì sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt. Vì thế tài công phải theo dõi mực nước thường xuyên.
Nhiều sà lan, thuyền chở cát, đá, hàng hóa nóng lòng tìm chỗ trống, nhanh chóng cùng vượt qua gầm cầu khi mực nước triều đang xuống thấp.
Cabin của một sà lan chạy qua cách gầm cầu chỉ một gang.
Để qua cầu, các sà lan chạy không tải phải bơm đầy nước vào khoang cho thân tàu chìm sâu xuống. Nhiều tàu thuyền phải tháo dỡ phần mái, cabin.
Ngay cả khi sà lan có tải trọng cũng phải xếp lại hàng hóa, hạ thấp mặt trần chỗ cao nhất xuống để chui qua cầu. Tuy nhiên, nhiều khi ước tính chiều cao bằng mắt không chuẩn, sà lan va phải gầm cầu. Nhiều tài công và phụ tàu cẩn thận dùng thước đo trước khi cho phương tiện thuỷ đi qua.
Để qua được cây cầu cũ nhiều tuổi, già yếu này, các phương tiện phải được điều khiển bởi những tài công dày dạn kinh nghiệm, một phần nhờ vào sự may mắn mới "chui" lọt.
Các tài công khi điều khiển phương tiện chạy qua gầm cầu phải tập trung cao độ. Một người điều khiển sà lan cho biết, trong trường hợp bị mắc kẹt vào gầm cầu, họ lo nhất là thời điểm nước triều đang lên, việc giải cứu sẽ vô cùng khó khăn và nhiều thiệt hại. Nhiều phương tiện giao thông đường thủy va phải gầm cầu bị cơ quan chức năng xử lý.
Các tài phụ quan sát sà lan và gầm cầu trong khi chạy qua. Chỉ cần một va chạm nhỏ với gầm cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến đến việc lưu thông. Ngoài tài công điều khiển, các thuyền, sà lan còn huy động nhiều người chốt ở các vị trí để quan sát và cảnh báo khả năng có sự cố xảy ra. Hai tài phụ và tài công sà lan đang điều khiển phía sau cùng phối hợp từ xa, chầm chậm qua cầu. Tại cuộc họp vào tháng 7/2014 giữa Bộ GTVT với UBND tỉnh Bình Dương và TP.HCM đã thống nhất quan điểm xây cầu Bình Lợi mới bên cạnh cầu cũ. Phương án này đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra cả trước mắt và lâu dài.
Dự kiến, cầu đường sắt Bình Lợi sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Việc nâng tĩnh không thông thuyền của cầu đường sắt mới so với cầu cũ hiện nay sẽ tạo điều kiện khai thác hiệu quả, nâng cao năng lực vận tải thủy của tuyến đường thủy Đông Nam Bộ. Người điều khiển tàu thuyền sẽ không thót tim mỗi khi chạy qua gầm cầu Bình Lợi cũ.
Theo_Zing News
Phát hiện xác chết trôi sông, tay cột vào bao đá Trưa 19/8, người dân xung quanh khu vực cầu Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM) một phen phát hoảng khi phát hiện thi thể một người đàn ông trôi sông. Đặc biệt, tay phải nạn nhân bị cột chặt vào một túi màu xanh, bên trong chứa nhiều gạch đá. Theo thông tin ban đầu, khoảng 12h15 trưa 19/8, nhiều người...