Nam thanh niên ngồi lên đầu rùa trong Văn Miếu
Cư dân mạng đang vô cùng bức xúc về bức ảnh ghi lại cảnh tượng một nam thanh niên đứng, ngồi trên đầu rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Một hành vi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì vô văn hóa. Ảnh: Facebook.
Một nam thanh niên khoác cặp sách, mặc áo ba lỗ đen, trông có vẻ sành điệu đứng trên… đầu rùa và cười rất tươi.
Trong một tấm ảnh khác, cũng nam thanh niên này ngồi “vắt chân chữ ngũ” trên… đầu rùa.
Một hành vi vô văn hóa. Ảnh: Facebook.
Video đang HOT
Cũng theo một số thông tin trên mạng, hình ảnh này được ghi lại ngày 12 – 7, trước đợt thi cao đẳng năm 2012.
Ngay sau khi xuất hiện, nam thanh niên trong bức ảnh đã bị cộng đồng mạng lên án. Nhiều người cho rằng, đó là một hành vi vô văn hóa, không thể chấp nhận.
Theo Tiền Phong
Dân xì xụp khấn "miếu vỉa hè" Văn Miếu: Chính quyền và CA nói gì?
Phản ánh những thông tin về việc tồn tại một "miếu vỉa hè" gây mất mĩ quan thành phố và thiếu trang trọng với chính "đối tượng" được thờ (dù chỉ là các nhân vật mơ hồ) đến UBND và Công an Phường Quốc Tử Giám, PV Infonet nhận được rất nhiều ánh nhìn lo lắng, bất an về chuyện tâm linh.
Miếu vỉa hè, nhếch nhác mỗi tối
"Chúng tôi cũng sợ "tâm linh"
Khi nói đến "miếu vỉa hè" tự phát ở góc tường Văn Miếu, một số người làm trong cơ quan công an và UBND cũng tỏ thái độ "lo lắng" bất an. Họ cũng rất muốn làm để đảm bảo mĩ quan thành phố, đảm bảo trật tự giao thông và an toàn xã hội. Nhưng sự việc theo họ là vô cùng khó giải quyết. Khó ở chỗ chuyện tâm linh của người dân, động vào rất dễ sinh chuyện không hay. Nhiều người trả lời thẳng: "Chúng tôi cũng sợ &'tâm linh'".
Ngày 12/07, trao đổi với phóng viên Infonet, Trung tá Mã Đức Tố, Trưởng Công an Phường Quốc Tử Giám cho biết: "Sự việc này đã tồn tại từ lâu, chúng tôi đã cố gắng hết sức để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông mĩ quan đô thị. Nhưng việc này quả là khó vì nó liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng của người dân"
Ông cũng cho hay, việc này đã có chỉ đạo xử lý của UBND Quận Đống Đa. Trước đây công an phường phối hợp với các ban ngành tạo hàng rào chắn vỉa hè để ngăn không cho người dân xâm nhập vào khu vực này để hành lễ nhưng họ vẫn lách vào được. Khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì hàng rào được gỡ bỏ, bây giờ vỉa hè rộng rãi hơn. Ngoài ra cũng có thời điểm cho người chốt chặn 24/24 để vận động khuyên giải người dân không nên cúng lễ ở đây.
Hiện tại phía công an cũng tích cực vận động nhân dân xung quanh không bán hàng mã tràn lan, không tụ tập, ký cam kết nhưng việc này cũng vẫn còn nhiều khó khăn vì những người bán vàng hương, lễ không chỉ có người dân phường Quốc Tử Giám mà còn có cả phường Cát Linh và các phường khác. Người đi lễ thì ở khắp nơi đến.
Ngoài ra, ông Tố cho biết thêm, thường khoảng 1,2 giờ đêm khi lực lượng rút, nhiều đôi trai gái, anh chị "tóc xanh tóc đỏ" đến đó tụ tập lễ bái, việc này khó kiểm soát. Ông cũng thừa nhận: "Nhìn từ góc độ văn hóa, văn minh đô thị thì cũng rất khó coi. Nhưng nó là vấn đề tín ngưỡng, chúng tôi cố gắng làm tốt nhưng khó triệt để ngay được. Nếu là những vấn đề khác mà ảnh hưởng đến trật tự đô thị, mĩ quan thành phố, chúng tôi sẽ làm kiên quyết ngay"
Chỉ có thể làm giảm, không thể triệt để vì đó là... "tín ngưỡng"?
PV tiếp tục sang UBND Phường Quốc Tử Giám, ông Lê Ngọc Tú- Chủ tịch UBND Phường cho biết: "Chúng tôi cũng rất muốn làm triệt để vấn đề này, đã giao cho Công an phường phụ trách giải quyết. Thực tế Công an phường đã mời nhiều người có mặt thường xuyên tại đây, những người bán vàng mã là dân của phường, vận động tuyên truyền cho họ, yêu cầu họ ký cam kết...Tuy chưa triệt để nhưng phải nói đã có phần nào đó giảm đi. Trước hiện tượng đốt vàng mã rất nhiều. Nhưng chúng tôi vận động yêu cầu người bán vàng mã chỉ bán cho họ ít thôi." Ông cũng kể: Trước họ đốt vàng mã nhiều lắm, có người đốt cả cái nhà to bằng cái bàn, lửa cháy đùng đùng rất to. Bây giờ đốt đã ít hơn nhiều. Nhiều người dân lễ họ cũng có ý thức, trước giờ lễ, họ quét dọn rất sạch sẽ mới mang bát hương đặt, giờ khác lại mang ra đặt.
Chủ tịch phường Quốc Tử Giám đang trao đổi với phóng viên Infonet
Kể về sự tích của Miếu hai cô, ông Tú cho biết có rất nhiều lý giải khác nhau vì đó là truyền miệng nhưng chủ yếu dân gian đồn đại nhau nói rằng có 2 cô gái bị tai nạn tàu điện chết ở đây. Sự việc xảy ra từ rất lâu, có ai đó đã tự lập miếu thờ tự phát nhưng khi quy hoạch Văn Miếu, bát hương đó đã được chuyển vào vị trí phía trong cách điểm thờ vỉa hè 20m. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghĩ rằng cúng ở bên ngoài linh nghiệm hơn nên họ tự phát lập bát hương.
Xung quanh câu chuyện "miếu hai cô", một người trong UBND phường Quốc Tử Giám (xin giấu tên) kể cho phóng viên nghe về câu chuyện liên quan đến một ông Phó công an phường đã lâu lắm rồi. Hồi đó, ông này vừa chỉ đạo thu giữ bát hương ở đây, một thời gian sau ngẫu nhiên trên địa bàn phường xảy ra trọng án, ông Phó công an phường nọ bị mất chức... Thế nên nhiều người yếu bóng vía đâm ra có tâm lý lo sự "linh ứng" mà ngại ngần khi xử lý triệt để vụ việc...
Ngoài ra, ông Tú cho biết thêm, khu vực này chính Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã có ý kiến chỉ đạo với quận xử lý. Quận đã chỉ đạo cho phường làm nhưng việc này rất khó, muốn làm không làm được. Chúng tôi không thể dùng sức mạnh dẹp chuyện tín ngưỡng được, chỉ có thể tuyên truyền vận động làm giảm chứ không thể hết được.
Phóng viên hỏi: "Sao UBND Phường không kiến nghị lên trên để giải quyết tận gốc vấn đề như: xin Thành phố cho một góc trong vườn hoa Văn Miếu để người dân có điểm thờ cúng tín ngưỡng của mình mà cứ để tình trạng như vậy?" Ông Tú thở dài: "Cũng khó anh ạ! Vì khuôn viên Văn Miếu đã quy hoạch ổn định rồi sao có thể mở cửa phụ để cho người dân vào được, rồi vấn đề quản lý ra sao?"
Qua trao đổi với chính quyền và công an phường Quốc Tử Giám, đơn vị trực tiếp quản lý khu vực, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề nan giải và tồn tại rất lâu mà cấp phường không thể giải quyết được. Nên chăng rất cần có sự can thiệp của thành phố để đảm bảo tình hình an ninh trật tự người dân. Nếu được chính quyền sở tại bố trí một điểm để họ được lễ bái nghiêm trang hoặc chí ít chỉ cần làm một biển với nội dung: "miếu 2 cô chuyển vào trong" và tạo điều kiện để họ lễ bái thì chắc chắn người dân sẽ không đặt miếu ở vỉa hè nữa. Mặt khác cần tuyên truyền vận động người dân để họ hiểu việc thờ cúng phải trang trọng, đảm bảo văn hóa không nên để việc này làm mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, trật tự đô thị và mất an toàn cháy nổ.
Theo Infonet
Vén bức màn kỳ bí "miếu vỉa hè" bên tường Văn Miếu (Kỳ 2) Vì sao lại có nơi thờ cúng kỳ lạ ngay cạnh tường Văn Miếu - Quốc tử giám giữa lòng Hà Nội? Câu chuyện đằng sau là gì? PV báo điện tử Infonet tiếp tục tìm hiểu vén bức màn kỳ bí về chuyện "miếu vỉa hè" hút người cúng lễ. Những câu chuyện ly kỳ Quyết tâm tìm hiểu đến cùng, PV...