Nam thanh niên gãy xương đùi khi đá bóng phủi
Bài đăng về một trường hợp chấn thương khi đá bóng phủi (đá bóng trên sân cỏ nhân tạo 7 người) mới đây đã gây xôn xao và nhận được hơn 7 nghìn lượt chia sẻ.
Ai cũng “ghê rợn” khi xem hình ảnh đùi thanh niên bị biến dạng do gãy xương trong một trận đấu hôm 5/10.
Hôm qua 7/10, trong một group về tìm đối tác đá bóng phủi, một tài khoản Facebook đã chia sẻ câu chuyện đáng chú ý với hình ảnh một nam thanh niên nằm trên sân bóng, xung quanh là đồng đội và bộ phận y tế đang sơ cứu. Đáng chú ý là phần đùi của người này đã biến dạng, xương đùi bị gãy trồi lên nhìn khá đáng sợ.
Theo người đăng bài, vụ việc xảy ra vào khoảng 20h30 tối 5/10 tại một sân bóng ở quận Hà Đông. Chưa rõ nguyên nhân tình huống dẫn đến chấn thương của nhân vật trong bức ảnh là do va chạm trong khi thi đấu hay do mặt sân xấu, nhưng vụ việc cũng dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về những tai nạn trong bóng đá phủi.
Video đang HOT
Bài đăng về trường hợp nam thanh niên gãy xương đùi thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình)
Bài đăng này lập tức gây xôn xao, nhận về hơn 7 nghìn lượt chia sẻ và nhiều bình luận. Câu chuyện khiến nhiều thanh niên thích bóng đá phủi cảm thấy lạnh gáy, sợ hãi. Dân tình thi nhau chia sẻ và tag tên người thân, bạn bè mê bóng đá phủi như một cách nhắc nhở về việc phải bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh việc bày tỏ niềm cảm thông với thanh niên gặp tai nạn, đồng thời khuyên nhủ mọi người khi đến với bóng đá phủi chỉ nên là để vui chơi cùng đam mê, không nên máu ăn thua mà gây nên những sự cố đáng tiếc cho đối thủ cũng như bản thân.
Dân mạng lạnh gáy với hình ảnh nam thanh niên gãy xương đùi trong trận đá bóng phủi (Ảnh chụp màn hình)
Bệnh nhân không nhận máu truyền trong mổ đã xuất viện
Chiều 5-10, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Nguyễn Thị Kim Loan cho biết, bệnh nhân H. T. T. L.(28 tuổi, ngụ H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) - người có nguyện vọng không nhận máu truyền trong khi mổ đã bình phục tốt và đã xuất viện.
Bệnh nhân L. tươi cười trước khi được xuất viện (ảnh: BVCC)
Theo đó, ngày 22-8, bệnh nhân L. bị tai nạn giao thông, đã đi qua 5 bệnh viện nhưng không thể tiến hành can thiệp điều trị vì bệnh nhân và người nhà từ chối tiếp nhận máu trong mổ.
Ngày 28-8, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất trong tình trạng đa chấn thương (gãy xương chậu, gãy xương đùi, vỡ bàng quang), mất khoảng hơn lượng máu trong cơ thể. Sau khi biết nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình là chấp nhận mọi phương pháp điều trị ngoại trừ tiếp nhận máu của người khác, bệnh viện đã báo cáo lãnh đạo Sở Y tế vì chưa từng điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào có nguyện vọng như vậy. Bởi với một người bị đa chấn thương, mất quá nhiều máu, nếu không truyền máu trong mổ sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Sở Y tế, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi 2 bên, gãy xương đùi phải, gãy xương chậu, theo dõi vỡ bàng quang.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu dẫn lưu màng phổi 2 bên, nội soi bàng quang thám sát, cố định các vùng xương gãy. Đồng thời theo dõi tổn thương bàng quang, bất động khung chậu, xuyên đinh kéo tạ xương đùi, chăm sóc chế độ dinh dưỡng đặc biệt, tập phục hồi chức năng tại giường. Các y, bác sĩ đã theo dõi sát tiến triển của bệnh nhân, trao đổi với chuyên gia tuyến trên để có hướng điều trị tốt nhất.
Đến ngày 4-9, các bác sĩ tiếp tục mổ nội soi bàng quang cho bệnh nhân, chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Đến ngày 11-9, kết quả máu của bệnh nhân cho thấy đủ điều kiện để thực hiện cuộc mổ thứ 3 nên bệnh nhân tiếp tục được mổ kết hợp xương đùi bằng phương pháp mổ kín qua máy C-ARM.
Cả 3 cuộc mổ đều được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao của bệnh viện thực hiện, áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại nhằm hạn chế mất máu cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được nuôi dinh dưỡng, tập phục hồi chức năng tích cực, có thể ngồi dậy được, tập vận động đùi phải, gối, háng và hồi phục sức cơ. Bệnh nhân được xuất viện vào ngày 3-10, khi xương chậu liền có thể tập đi.
Theo BS Loan, đây là trường hợp rất hy hữu, chưa từng có từ trước đến nay tại bệnh viện. Bệnh nhân nhất định không chịu nhận máu truyền dù biết nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao. Nếu bệnh nhân chấp nhận truyền máu thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn nhiều và bớt đi 1 lần phẫu thuật (do bác sĩ phải chờ bệnh nhân hồi phục đủ điều kiện mới thực hiện cuộc phẫu thuật tiếp theo).
Vượt hơn 300km cứu cụ bà 85 tuổi thể trạng suy kiệt, mang nhiều bệnh nền Một nhóm bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế đã được cử ra Hà Tĩnh để hỗ trợ cứu chữa cho cụ bà 85 tuổi bị gãy liên mấu chuyển xương đùi trái, thể trạng suy kiệt và mang nhiều bệnh nền. Ngày 16/9, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức chương trình hội chẩn và đào tạo trực tuyến cùng...