Nam thanh niên đứng cạnh đường ray bị tàu hỏa tông đứt lìa cánh tay
Khi tàu hỏa chạy đến Km802 800 khu vực gần ga Lê Trạch – Thanh Khê (Đà Nẵng) thì phát hiện có 1 nam thanh niên đứng ở bên cạnh đường sắt, nên đã kéo còi liên tục và hãm phanh khẩn cấp nhưng do cự ly quá gần nên tàu đã va vào nạn nhân.
Thông tin ban đầu, khoảng 6h30 sáng 30/3, đoàn tàu chở hàng số hiệu AH2, đang lưu thông theo hướng Quảng Nam – Đà Nẵng.
Khi đến cung đường sắt km 802 800 thuộc địa bàn Hoà Châu (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) thì bất ngờ tông trúng 1 nam thanh niên (khoảng từ 30-35 tuổi), cao khoảng 1m70, nặng khoảng 70kg.
Tại thời điểm tai nạn, nạn nhân mặc quần kaki dài sẫm màu, áo thun sọc ngang có cổ, không đem theo giấy tờ tùy thân, điện thoại.
Nam thanh niên bị tàu hỏa tông đứt lìa cánh tay.
Theo lái tàu, khi tàu chạy đến Km802 800 khu vực gần ga Lê Trạch – Thanh Khê với tốc độ khoảng 60km/h thì phát hiện có người ở bên cạnh đường sắt. Ngay sau đó, anh đã kéo còi cảnh giác liên tục và hãm phanh khẩn cấp nhưng do cự ly quá gần nên tàu đã va vào nạn nhân.
Video đang HOT
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, bị đa chấn thương và đứt lìa cánh tay bên phải.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Khương Mỹ
5 triệu người Trung Quốc rời vùng tâm dịch virus Corona đã đi những đâu?
Vài tuần sau khi có thông tin về những trường hợp nhiễm virus bí ẩn, hàng triệu người đã rời khỏi thành phố miền trung Trung Quốc bằng xe buýt, tàu hỏa, máy bay.
Nhà ga ở Vũ Hán trước thời điểm phong tỏa.
Theo Daily Mail, không ít người rời đi không biết mình đã nhiễm virus Corona và từ đó lây nhiễm sang nhiều nơi khác ở cả Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới.
Giới chức Vũ Hán bắt đầu phong tỏa thành phố từ ngày 23.1, nhưng như vậy là quá muộn. Trả lời phóng viên hồi cuối tháng trước, thị trưởng Vũ Hán cho biết có khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố trước thời điểm phong tỏa.
Giờ đây, một thống kê dựa trên dữ liệu di chuyển từ Baidu, cho thấy 70% số chuyến đi rời khỏi miền trung Trung Quốc là từ tỉnh Hồ Bắc.
Khoảng 14% các chuyến đi đến các tỉnh lân cận, bao gồm Giang Tô, Hồ Nam, Hà Nam và An Huy. Gần 2% các chuyến đi hướng xuống phía nam đến tỉnh Quảng Đông, và những chuyến đi còn lại được rải rác trên khắp Trung Quốc.
Trùng Khánh là thành phố có nhiều người từ Vũ Hán di chuyển đến nhất trong giai đoạn từ ngày 10-24.1, tiếp sau đó là Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tính đến nay, đa số các ca nhiễm virus và tử vong đều ghi nhận ở tỉnh Hồ Bắc. Trùng Khánh, Thượng Hải và Bắc Kinh cũng xuất hiện các ca nhiễm bệnh.
"Dĩ nhiên là muộn", Jin Dong-Yan, chuyên gia virus học phân tử tại Đại học Khoa học Y sinh Đại học Hong Kong, nói. "5 triệu người rời Vũ Hán. Đó là một thách thức lớn. Nhiều người không quay trở lại Vũ Hán mà ở đâu đó".
5 triệu người Trung Quốc đã rời Vũ Hán trước thời điểm phong tỏa vào ngày 23.1
"Để kiểm soát dịch bệnh, chúng ta phải đối phó với vấn đề này, cần xác minh những người này nhưng cũng phải giải quyết vấn đề kì thị và phân biệt đối xử", Jin nói.
Virus lây lan ở các tỉnh miền trung Trung Quốc tạo ra sức ép lớn vì những nơi này có hệ thống chăm sóc y tế yếu kém hơn ở các đô thị lớn, Jin cho biết.
Dữ liệu của Baidu cho thấy các chuyến đi theo dạng tỷ lệ, không phải con số tuyệt đối và không thể thống kê được các trường hợp di chuyển mà không sử dụng điện thoại di động thông minh. Dữ liệu cũng chỉ có thể được thu thập nếu người dùng điện thoại đồng ý.
Các quan chức y tế và chuyên gia đã sử dụng kiểu dữ liệu như trên trong nhiều năm để tìm hiểu nguồn lây lan bệnh dịch.
Điều quan trọng là cần biết những người từ Vũ Hán đã đi đâu trước lệnh phong tỏa, Lai Shengjie, nhà nghiên cứu từng làm việc tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC), nói. "Họ có thể không có triệu chứng, nhưng có thể lây truyền virus".
Theo danviet.vn
Giảm 70% lượt khách đi lại trên chuyến tàu YB3 Hà NộiYên Bái vì virus nCov Lượng hành khách đi lại trên chuyến tàu YB3 Hà Nội - Yên Bái, Yên Bái - Hà Nội giảm từ 60 đến 70% lượt khách kể từ khi có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCov) gây ra. Hành khách trên chuyến tàu YB3 đều đeo khẩu trang để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp...