Nam thanh niên dỡ mái đột nhập vào cửa hàng trộm nhiều điện thoại
Qua xác minh bước đầu của cơ quan chức năng, đối tượng đột nhập FPT Shop (toạ lạc trên địa bàn ấp Rẫy, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) để trộm là nam giới và đã lấy đi 4 điện thoại di động.
Sáng 20/10, Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đang phối hợp công an thị trấn Tân Hiệp cùng các đơn vị nghiệp vụ có liên quan tiến hành điều tra đồng thời truy bắt đối tượng đột nhập FPT Shop.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ 15 phút cùng ngày, qua quan sát hệ thống camera an ninh từ xa, nhân viên của đơn vị FPT phát hiện tại FPT Shop toạ lạc trên địa bàn ấp Rẫy, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành có một đối tượng vừa đột nhập vào cửa hàng FPT nên nhanh chóng trình báo cơ quan chức năng.
FPT Shop toạ lạc tại ấp Rẫy, thị trấn tân Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang). Ảnh Châu Thành.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tuy nhiên vào thời điểm này tại cửa hàng FPT này không có người trong coi và cửa không có dấu hiệu cạy phá nên bước đầu lực lượng chức năng đã triển khai nhiều cán bộ trèo lên mái nhà để truy lùng nhưng đối tượng này đã trốn thoát trước đó.
Đến khi nhân viên của FPT có mặt để mở cửa để lực lượng chức năng tiếp cận thì phát hiện tủ quầy trưng bày điện thoại bị mở khoá, đồng thời có nhiều hộp giấy dùng để chứa điện thoại nằm ngổn ngang dưới đất bên dưới tủ trưng bày điện thoại. Phía trên trần nhà có một tấm la phông trần nhà bị xê dịch.
Qua xhttps://www.tienphong.vn/phap-luat/nam-thanh-nien-do-mai-dot-nhap-vao-cua-hang-trom-nhieu-dien-thoai-1737986.tpoác minh bước đầu của cơ quan chức năng, đối tượng đột nhập FPT Shop để trộm là nam giới và đã lấy đi 4 điện thoại di động.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ, đồng thời trích xuất camera an ninh để truy bắt đối tượng.
Kiên Giang: Cây "ATM gạo" đầu tiên về Tân Hiệp, ấn nút là nhả ra gạo giúp người nghèo
Cây "ATM gạo" dành cho người nghèo do Hội chữ thập đỏ Bửu Sơn, xã Tân Hiệp B (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) vận động các nhà hảo tâm tại Mỹ tài trợ vừa đi vào hoạt động. Đây là cây "ATM gạo" đầu tiên của huyện Tân Hiệp cung cấp gạo miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Bình luận 0
Cây "ATM gạo" này được vận hành liên tục sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 phút hàng ngày. Với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, người đến nhận gạo chỉ cần ấn nút, gạo từ trụ ATM sẽ tự động chảy ra đủ số lượng 5kg gạo/lần/người.
Theo ông Phan Minh Tuấn - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Bửu Sơn, hiện Hội Chữ Thập đỏ Bửu Sơn đã được các nhà hảo tâm ủng hộ 10 tấn gạo để cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn qua cây "ATM gạo". Thời gian tới, Hội mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm để có thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn vì dịch Covid-19 được nhận gạo. Để đảm bảo trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, người dân đến nhận gạo được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách đúng quy định.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh tại cây "ATM gạo" vừa được vận hành tại vùng nông thôn của huyện Tân Hiệp:
Cây "ATM gạo" về đến vùng nông thôn Tân Hiệp, nhiều bà con nghèo rất phấn khởi. Ảnh: NQ.
Người dân đến nhận gạo tại cây ATM gạo tại Hội Chữ Thập đỏ Bửu Sơn xếp hàng rất trật tự. Ảnh: NQ.
Người dân được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, phát khẩu trang, bọc đựng gạo từ cổng vào. Ảnh: NQ.
Chỉ cần ấn nút dưới chân, gạo từ cây ATM sẽ tự động chảy ra đủ 5kg/người/lượt. Ảnh: NQ.
Người khuyết tật hoặc cụ già đi lại khó khăn sẽ không phải đứng xếp hàng mà được phát tận tay. Ảnh: NQ.
Bà Bà Đoàn Thị Năm (người được dìu, ngụ khu phố Đông Hưng, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp) chia sẻ: Từ khi có cây "ATM gạo" về vùng nông thôn, bà con tàn tật, nghèo như chúng tôi đỡ khổ phần nào. Ảnh: NQ.
Bà Ngô bế đưa cháu ngoại bị bại não ra nhận gạo. Ảnh: NQ.
Gạo được bổ sung liên tục vào cây ATM để phục vụ người nghèo. Ảnh: NQ.
Hầu hết những người đến nhận gạo đều là hộ nghèo, cận nghèo và người già neo đơn. Ảnh: NQ
"Nếu khó khăn cứ lấy một phần/Nếu bạn ổn hãy nhường cho người khác" là thông điệp mà Hội Chữ Thập đỏ Bửu Sơn muốn gửi đến mọi người quan chương trình hỗ trợ gạo bằng cây ATM.
Từ bỏ vô lăng về quê, dậy từ 2h để tráng 500 bánh, bỏ túi 15 triệu Năm 2010, ông Nguyễn Hưng Quốc (ngụ khu phố Kinh B, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) tạm rời vô lăng ôtô để cùng vợ học cách làm bánh đa từ những người trong xóm. Trầy trật suốt 2 năm đầu, bánh đa vẫn không đạt chất lượng như mong đợi. Nhưng vợ chồng ông Quốc vẫn không nản,...