Nam thanh niên bị loét ‘cậu nhỏ’ vì gói bột lạ khi đi massage
Nam thanh niên được nhân viên massage bôi gói bột lạ giúp kích thích ‘cậu nhỏ’. Sau 1 ngày, vùng quy đầu vỡ loét, đau rát.
Ảnh minh họa
BS Lê Vũ Tân, khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM cho biết, nam thanh niên 30 tuổi đến khám với nhiều vết loét ở vùng quy đầu, nhiều chỗ đã có mủ vàng, khả năng do bội nhiễm vi khuẩn.
Video đang HOT
Bệnh nhân kể, trước đó có 1 ngày có đi massage, được một nữ nhân viên đề nghị đặt chất bột “kích thích” lên phần da quy đầu giúp “cậu nhỏ” cương cứng. Anh gật đầu đồng ý, ngay sau đó thấy phần tiếp xúc với bột nóng rát nhiều, anh vội chạy đi rửa sạch và về nhà. Nghĩ mọi chuyện đã ổn nhưng đến khi ngủ dậy thấy vùng kín đau rát.
Bệnh nhân được rửa vết thương ở phòng tiểu phẫu, được kê thuốc và dặn tái khám sau 1 tuần.
BS Tân cho biết, chưa rõ chất bột bệnh nhân được bôi chứa những thành phần gì. Vùng quy đầu và da quy đầu có cấu tạo bởi lớp niêm mạc rất mỏng, dễ bị tác động bởi các chất kích thích hay sát khuẩn.
“Trong quá trình thăm khám tôi cũng từng gặp nhiều bệnh nhân bị loét quy đầu do bôi dầu, bôi các loại vôi hay lá cây, dùng một số loại dung dịch rửa không rõ nguồn gốc… Riêng loại bột như bệnh nhân miêu tả mới nghe lần đầu”, BS Tân chia sẻ.
BS Tân khuyến cáo, tất cả người dân cần cẩn trọng khi bôi bất cứ loại thuốc hay chất kích thích nào lên vùng sinh dục.
Cách chăm sóc người bệnh cúm
Tôi nghe nói bệnh cúm nguy hiểm, nhưng cũng có thông tin lại đánh giá, bệnh cúm có thể tự khỏi, không cần dùng thuốc. Vậy chăm sóc người bệnh cúm thế nào cho phù hợp?
Nguyễn Thị Hằng (Hòa Bình)
Ảnh minh họa
Cúm là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Bệnh cúm dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng...
Nếu bị cúm nhẹ, không sốt hoặc sốt dưới 38 độ C, người bệnh có thể chữa trị ở nhà bằng cách uống nhiều nước, súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không cần dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, không có tác dụng phòng và trị virus cúm (trừ trường hợp có bội nhiễm).
Nếu bệnh nhân cúm sốt cao trên 38,5 độ C, thì cần dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) theo đúng liều lượng quy định. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn cảm cúm, bệnh nhân ho nhiều, tức ngực, khó thở, sốt cao thì cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời, vì rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Tình trạng này hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người làm việc với cường độ cao. Khi đó người bệnh sẽ có chỉ định dùng kháng sinh (nhóm cephalosporin, beta lactam...) tùy theo tình trạng bệnh của từng trường hợp. Với bệnh nhân cúm sốt cao kèm tiêu chảy (đi hơn 5-7 lần/ngày) thì cần bổ sung dung dịch oserol qua đường uống hoặc được chỉ định truyền dịch khi cần thiết.
Vùng kín người đàn ông bốc mùi xác thối vì bệnh hiếm gặp Người đàn ông đã cố chịu đau không nhập viện điều trị cho đến khi bị sốt cao, vùng kín bốc mùi xác thối. Bác sĩ xác định, nam bệnh nhân đang nguy kịch vì căn bệnh hoại thư hiếm gặp. Thông tin từ Bệnh viện Bình Dân, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp nhập viện trong tình...