Năm tháng, chưa công bố kết luận thanh tra resort Ba Vì
Kết luận thanh tra khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa xây không phép tại Vườn quốc gia Ba Vì nhưng chưa thể công bố.
Ông Cao Chí Công – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp – trong cuộc trao đổi với PV cho hay, đã có kết luận của vụ việc này, nhưng chưa thể công bố.
“Hiện dự thảo đang gửi Ban cán sự Đảng (Bộ NNPTNT) xin ý kiến. Lúc nào xong ý kiến Ban cán sự thì mình thông báo” – vị Phó Tổng cục trưởng nói với báo chí.
Cách đây 5 tháng, tháng 3/2016, báo chí và dư luận đã vào cuộc vụ việc công trình có tên Le Mont Bavi Resort & Spa do Công ty TNHH phát triển công nghệ (CFTD) làm chủ đầu tư, tọa lạc ở độ cao 600m (cốt 600) giữa Vườn quốc gia Ba Vì (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) làm khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế, với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi… đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng.
Khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa tại VQG Ba Vì. Ảnh: NLĐ
Song công trình này lại chưa được phê duyệt dự án, chưa có giấy phép xây dựng.
Bộ NN&PTNT đã công bố quyết định thanh tra số 64/QĐ-TCLN-PCTT ngày 4/3/2016, tổ chức thanh tra, kiểm tra làm rõ các công trình xây dựng không phép ở VQG Ba Vì.
Tới hôm 21/4, gần 2 tháng sau, ông Cao Chí Công cho hay, tổng cục vẫn chưa thể công bố kết luận thanh tra theo chỉ đạo của bộ trưởng.
“Thời hạn thanh tra theo luật định là 45 ngày, tức chỉ tính những ngày làm việc. Tôi cũng muốn xong sớm đi. Nhưng khối lượng công việc rất nhiều nên chưa biết thế nào. Anh em vẫn đang “bò” ra mà làm đây…” – ông Công nói.
Ngay hôm 29/2, sau khi có phản ánh về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát có ý kiến chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp như sau: Đình chỉ mọi hoạt động xây dựng, đón khách (nếu có) và các hoạt động khai thác của Le Mont Resort…; Chỉ đạo VQG Ba Vì yêu cầu các chủ đầu tư đình chỉ ngay việc thi công xây dựng công trình từ ngày 1/3/2016″.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng có chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp “tổ chức ngay đoàn thanh tra, kiểm tra làm rõ các công trình trái phép ở Vườn QG Ba Vì” và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 4/3.
Video đang HOT
4 ngày sau, Bộ NNPTNT lại tiếp tục ra một văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát với nội dung… gần giống văn bản thứ nhất.
Tức là cũng “thành lập ngay đoàn thanh tra cụ thể việc xây dựng, tôn tạo các công trình tại khu vực độ cao cốt 600m và toàn bộ các hợp đồng liên kết để tổ chức du lịch sinh thái trên địa bàn Vườn QG Ba Vì; kết luận đúng-sai và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo Bộ trưởng để giải quyết triệt để theo pháp luật”. Điều đáng bàn trong thông báo này là không hề có thời hạn phải báo cáo hoặc công bố kết luận thanh tra.
Trong khi đó, dự án Điền Viên Thôn vẫn đang hot trên các web mua bán, cho thuê biệt thự. Báo Giao thông phản ánh, khu nghỉ dưỡng này được quảng cáo dưới tên rất “Tây” Zen Resort & Camping.
Chưa được cấp phép, Điền Viên Thôn vẫn mở cửa đón khách nghỉ dưỡng. Ảnh: BGT
Từ tháng 3/2012, Công ty CP Thăng Long Xanh cùng Công ty CP Archi Land Việt Nam ký kết hợp đồng đại lý phân phối hơn 50 căn biệt thự tại Điền Viên Thôn được xây dựng trái phép từ sai phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép.
Ngày 7/2/2016, UBND huyện Ba Vì lập đoàn thanh tra liên ngành, thu thập thông tin bước đầu về việc mua bán chuyển nhượng và làm nhà trái phép tại Điền Viên Thôn. Tiếp đó, UBND TP Hà Nội cũng lập đoàn thanh tra liên ngành và tổ chức kiểm tra vụ việc này.
Tuy nhiên, tới nay, ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết vẫn chưa có kết luận thanh tra chính thức của UBND TP Hà Nội về những sai phạm tại Điền Viên Thôn.
Theo_Báo Đất Việt
Muốn biết dự án có thế chấp, hỏi văn phòng đăng ký
Trong khi kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp đi vay, thế chấp dự án là hoàn toàn bình thường, miễn họ không làm sai pháp luật.
Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM (VPĐKĐĐ - thuộc Sở TN&MT), thông tin như trên sau khi Sở TN&MT công bố danh sách 77 dự án đang thế chấp trên địa bàn TP (xem Pháp Luật TP.HCM ngày 26-7).
Rà soát các dự án đang thế chấp
. Trong danh sách 77 dự án vừa được công bố, Sở TN&MT có phân loại hay xác định cụ thể dự án nào đã thế chấp nhưng vẫn bán nhà (hoặc ngược lại) và dự án nào thế chấp đúng quy định?
Hiện tại thông tin, dữ liệu mà VPĐKĐĐ có được không đủ để trả lời câu hỏi trên. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng thế chấp là bí mật kinh doanh của ngân hàng nên phần mục đích cho vay được ghi rất chung chung.
Hiện tại theo chỉ đạo của TP, một tổ công tác rà soát các dự án đang thế chấp, đặc biệt là các dự án đã bàn giao nhà cho cư dân, vừa được thành lập do Sở Xây dựng chủ trì. Tổ công tác có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước, Sở Tư pháp, Sở TN&MT.
. Nhiều ý kiến cho rằng có rất nhiều dự án đang được thế chấp nhưng vì sao Sở chỉ công bố 77 dự án này?
Trên thực tế, dự án có nhiều giai đoạn thực hiện, nhiều hình thức huy động vốn. Các dự án được công bố trong danh sách vừa rồi chỉ là những dự án đã nộp hồ sơ cho Sở Xây dựng để xác định đủ điều kiện huy động vốn theo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
. Sau khi Sở thông báo, các doanh nghiệp trong danh sách có phản ứng gì không?
Cũng có một số chủ đầu tư gọi điện thoại đề nghị nên thông báo cho họ biết trước khi công khai để họ không bị động khi khách hàng hoặc báo chí có thắc mắc. Việc công bố các dự án thế chấp là VPĐKĐĐ thực hiện theo chỉ đạo của TP và kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.
Quan điểm của Sở là chẳng những công khai thông tin mà sắp tới còn phải thường xuyên cập nhật tình hình, chẳng hạn dự án đã giải chấp hay chưa, toàn bộ hay số lượng bao nhiêu... đối với 77 dự án. Chủ đầu tư chỉ cần rút thế chấp 1-2 căn hộ, chúng tôi cũng sẽ cập nhật thông tin.
Chung cư Minh Thành, quận 7, TP.HCM nằm trong danh sách 77 dự án đang được thế chấp. Ảnh: HỒNG TRÂM
Chậm được cấp GCN, báo ngay cho phường
. Theo ông, việc công bố thông tin dự án thế chấp như trên có lợi ích gì cho người dân? Thực tế, khi Sở vừa công bố thông tin, đã có một số người mua và cư dân rất lo lắng khi nhà họ nằm trong danh sách này...
Việc công khai thông tin là vô cùng cần thiết. Nhờ đó người dân biết được dự án đang thế chấp để thực hiện quyền yêu cầu chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ khi ký hợp đồng mua bán theo quy định. Trường hợp chủ đầu tư chưa đủ khả năng đáp ứng, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về cách thức thanh toán phù hợp.
Sẵn đây tôi cũng muốn nói rằng việc doanh nghiệp đi vay, thế chấp dự án khi kinh doanh bất động sản là hoàn toàn bình thường. Vấn đề ở chỗ họ không được làm sai pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi của người mua, chẳng hạn như không giải chấp, không rút bớt tài sản mà vẫn bán nhà cho khách hàng.
. Như vậy, việc công khai thông tin dự án thế chấp là rất hữu ích cho khách hàng trước khi quyết định mua. Nhưng với những dự án đã bán rồi mà chủ đầu tư vẫn thế chấp thì quyền lợi của người mua giải quyết như thế nào?
Kinh nghiệm thực tế từ vụ chung cư Harmona (quận Tân Bình) cho thấy quận/huyện sẽ là nơi bám sát nhất và xử lý rốt ráo nhất các dự án chậm cấp giấy chứng nhận (GCN) cho người mua. Do đó, Sở đã kiến nghị và TP chỉ đạo thực hiện theo chủ trương giao quận/huyện là nơi xử lý đầu tiên công việc này.
Khi thấy căn hộ chậm được cấp GCN, đặc biệt khi biết dự án đang thế chấp, cư dân cần phản ánh ngay đến UBND phường để phường báo cáo quận. UBND quận sẽ làm việc với các chủ đầu tư để xử lý sự việc.
. Ngoài 77 dự án đã thông tin công khai, người dân các dự án khác cũng muốn biết dự án của họ có bị thế chấp hay không. Vậy có thể tìm hiểu thông tin này ở đâu?
Người dân có thể liên hệ VPĐKĐĐ TP hoặc các chi nhánh. Tôi sẽ có văn bản đề nghị các chi nhánh cung cấp thông tin cho người dân có yêu cầu.
. Xin cám ơn ông.
Trong danh sách 77 dự án của Sở TN&MT có nêu công ty chúng tôi thế chấp 10 căn hộ và sáu sàn thương mại tầng 2, 3, 17 thuộc cao ốc Hưng Phát. Thông tin này có thể gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến tâm lý, lòng tin của khách hàng. Bởi 10 căn hộ của cao ốc Hưng Phát đều được chúng tôi giữ lại phục vụ cho mục đích khác chứ chưa bán cho bất cứ khách hàng nào. Tương tự, sáu sàn thương mại tầng 2, 3, 17 cũng là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chúng tôi. Do vậy, việc thế chấp phần tài sản này không ảnh hưởng đến quyền lợi của cư dân cao ốc Hưng Phát. Đại diện Công ty TNHH Hưng Lộc Phát QUANG HUY ghi
CẨM TÚ
Theo_PLO
Báo Hànộimới tặng quà tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách huyện Ba Vì Ngày 26-7, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2016), Công đoàn, Đoàn Thanh niên báo Hànộimới phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng Tây và UBND thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì) tổ chức cuộc gặp mặt, thăm hỏi, trao quà tri ân bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lý và đại diện 36...