Nam thần tượng Trung Quốc làm thu ngân kiếm sống
Thái Chính Kiệt thất nghiệp nhiều tháng qua. Để có tiền sinh hoạt, anh phải làm việc bán thời gian cho một cửa hàng quần áo.
Ngày 7/7, iFeng đưa tin nam ca sĩ trẻ Thái Chính Kiệt làm thu ngân ở một cửa hàng quần áo tại Bắc Kinh. Hình ảnh làm việc của anh được lan truyền trên mạng xã hội Weibo.
Theo tìm hiểu của iFeng , Thái Chính Kiệt đã làm công việc này nhiều tháng qua để trang trải cuộc sống. Mỗi ngày, ca sĩ thần tượng làm việc 8 tiếng với mức lương 92 USD. Hơn 5 tháng qua, Thái Chính Kiệt không có việc trong ngành giải trí.
Thái Chính Kiệt chuyển sang làm công việc phổ thông để kiếm thu nhập. Ảnh: Sina.
Thái Chính Kiệt sinh năm 2000, là thành viên của nhóm nhạc Odyssey. Năm 2019, anh được biết đến khi tham gia chương trình Sáng tạo doanh với tư cách thực tập sinh đến từ công ty Oriental Story.
Sau khi dừng chân tại Sáng tạo doanh ở vị trí 34, anh được mời đóng vai phụ trong hai dự án là Thiếu niên cưỡi gió và Thời gian không thể xóa nhòa .
Câu chuyện của nam thần tượng họ Thái khiến khán giả thở dài. Thực trạng hiện nay tại showbiz Hoa ngữ là nhiều nghệ sĩ trẻ phải sớm bỏ nghề vì không có cơ hội ra mắt và nổi tiếng sau các show tuyển chọn thần tượng.
Video đang HOT
Cách đây không lâu, nữ ca sĩ Trần Ngữ Yên bị bắt gặp biểu diễn, nhảy múa và ca hát trong buổi diễu hành tại Disneyland. Năm 2018, cô tham gia chương trình Sáng tạo 101 và dừng chân ở vị trí 82. Trần Ngữ Yên không được trọng dụng.
Theo Sina , Trần Ngữ Yên hay Thái Chính Kiệt là ví dụ điển hình chứng minh chỉ có gương mặt, tài năng thôi chưa đủ.
Nếu không có hậu thuẫn từ nguồn lực bên ngoài và lượng fan hùng hậu, họ khó có thể bật lên thành ca sĩ nổi tiếng giữa hàng nghìn thực tập sinh khác.
Nghề "staff cho idol" có thật sự tốt đẹp như bao fan vẫn mơ ước?
Làm nhân viên cho idol là một nghề nghiệp mà nhiều fan mơ ước, vì luôn được đồng hành và thân thiết với các thần tượng.
Được song hành cùng idol mình đi đến khắp nơi, là ước mơ của bất kì người hâm mộ nào. Và có vẻ như con đường ngắn nhất để cận kề sớm hôm cùng các thần tượng là trở thành staff của họ. Thế nhưng, nghề nghiệp tưởng chừng như đơn giản này lại không hề dễ chút nào. Những áp lực mà các staff phải chịu đựng cũng chẳng ít hơn so với các idol trong giới K-pop.
Đây là nghề nghiệp có nhiều góc khuất.
Làm việc không có ngày nghỉ lễ
Theo chia sẻ của một nhân viên từng làm trong ngành giải trí, các staff của idol phải làm việc 24/24, kể cả ngày lễ. Bởi hoạt động kinh doanh giải trí luôn diễn ra không kể thời gian, và điều đó bắt buộc các nhân viên phải luôn "để mắt tới nghệ sĩ".
Các staff của BLACKPINK luôn ở cạnh 4 cô gái mọi lúc mọi nơi.
Những ngày nghỉ là thời gian lí tưởng để các chương trình âm nhạc, fan meeting hay concert được diễn ra, khi đó các nhân viên chuyên phụ trách phải hoạt động hết năng suất của mình. Việc hoạt động liên tục vào thời gian nghỉ ngơi như vậy đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của các staff, do đó họ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh và suy giảm sức khỏe trong xã hội Hàn Quốc.
Đây đúng là nghề nghiệp cận kề sớm hôm với idol.
Áp lực chẳng thua kém gì một idol
So với các thần tượng, nghề "staff cho idol" phải chịu những áp lực chẳng thua kém gì. Họ phải luôn đảm bảo bản thân không được sai sót bất kì điều gì. Bởi lẽ với sự phát triển của công nghệ hiện đại, chỉ cần 1 sai phạm nhỏ thôi cũng dễ khiến idol của họ bị tẩy chay. Do đó, từ việc ăn mặc đến đi đứng hằng ngày, các staff phải luôn chuẩn bị chu đáo và kĩ càng cho idol, đảm bảo họ hoạt động trong phạm vi tầm mắt của mình.
Staff của Stray Kids luôn ở cạnh thành viên Lee Know khi anh gặp chấn thương chân.
Nói về áp lực của nghề nghiệp này, một nhân viên từng chia sẻ: "Nghe có vẻ dễ dàng nhưng đó thực chất lại là công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn và cầu toàn nhất. Áp lực là không thể tưởng tượng được. Đây cũng chính là nguyên do mà rất ít người muốn đảm nhiệm vị trí chăm sóc mạng xã hội của nghệ sĩ. Nói trắng ra thì chẳng biết chuyện tồi tệ gì có thể xảy ra ở đó cả".
Vệ sĩ của IU đã luôn gắn bó cùng cô suốt 10 năm qua và được công chúng yêu mến.
Giống như các idol, nhân viên cũng đứng trước nỗi sợ bị ghét bỏ. Nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, có người thậm chí còn mắc bệnh trầm cảm sau khi làm công việc này. Một cư dân mạng đã chia sẻ về câu chuyện của người bạn mình khi làm việc tại công ty giải trí truyền thông: "Bạn tôi là nhân viên của một công ty giải trí. Trong thời gian công tác, người hâm mộ bằng cách nào đó đã tìm được tên của người bạn tôi, từ thời điểm đó trở đi cô ấy trở thành gương mặt bị ghét bỏ quen thuộc. Họ đổ lỗi cho cô khi có tình huống tồi tệ xảy ra, mặc dù người bạn tôi hoàn toàn không liên quan gì đến bộ phận gây ra sự cố đó. Cuối cùng người bạn này đã xin từ chức khi căn bệnh rối loạn lo âu ngày càng nghiêm trọng" .
Nhiều nhân viên dù đã làm rất tốt nhưng vẫn bị ghét bỏ.
Nghề có tiếng mà không có miếng
Nếu như có ai đó nghĩ rằng "staff cho idol" là một nghề nghiệp "việc nhẹ lương cao" thì đó hoàn toàn là sai lầm. "Tất cả đều như một trò đùa vậy" - một cựu "staff cho idol" đã từng khẳng định.Nhiều nhân viên tỏ ra vô cùng bức xúc với chế độ làm việc của công ty họ. Dù phải thức khuya dậy sớm bất kể giờ giấc, nhưng số tiền mà họ nhận được lại không hề xứng đáng. Các cựu nhân viên làm việc lâu năm trong nghề còn chia sẻ rằng họ chưa bao giờ nhận được đồng lương nào khi làm việc ngoài giờ.
IU từng đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các nhân viên của mình.
"Staff cho idol" - nghề nghiệp tưởng chừng như luôn vui vẻ và được song hành cùng các thần tượng lại có nhiều góc khuất không ai biết. Song, vẫn không thể phủ nhận ở nhiều công ty giải trí khác, các nhân viên cũng nhận được nhiều chính sách đãi ngộ tốt, và được các thần tượng yêu mến, đó là lí do mà vẫn có không ít người vẫn lao vào "nghề nghiệp bạc bẽo này".
Thần tượng K-pop khiến fan xót xa khi tiết lộ không được trả lương Đã có nhiều thần tượng K-pop chia sẻ về việc "hữu danh vô thực" trong những năm hoạt động sự nghiệp dù làm việc rất chăm chỉ. Công chúng luôn nghĩ về thần tượng K-pop bằng hình ảnh cực kỳ hào nhoáng: sự nổi tiếng và một cuộc sống xa hoa. Thế nhưng, ít ai biết rằng việc ký kết hợp đồng với...