Nam Sudan trở thành nước thành viên thứ 193 của LHQ
Quốc kỳ của quốc gia trẻ nhất thế giới – Nam Sudan hôm qua đã được kéo lên bên ngoài trụ sở LHQ, không lâu sau khi khu vực Nam Sudan trở thành nước thành viên thứ 193 của tổ chức lớn nhất hành tinh.
Quốc kỳ của Nam Sudan được kéo lên trước trụ sở LHQ ở New York.
ại hội đồng LHQ tại New York đã thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an tiến cử Nam Sudan làm thành viên của LHQ và đón nhận Nam Sudan làm thành viên bằng những tràng vỗ tay nhiệt liệt.
Sau phiên họp của Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết về việc tiếp nhận Nam Sudan vào LHQ, phái đoàn Nam Sudan được phân 6 ghế trong phòng họp Đại hội đồng.
Video đang HOT
Phó Tổng thống Nam Sudan, ông Riek Machar, cam kết rằng nước ông sẽ là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới, và sẽ tôn trọng các trách vụ của mình theo tinh thần luật quốc tế.
Đại sứ Sudan tại LHQ Daffa-Alla Elhag Ali Osman cam kết Sudan sẽ làm việc với nước láng giềng phía nam trong tinh thần đoàn kết, hợp tác và phối hợp vì phúc lợi của toàn dân.
Đại diện Mỹ tại LHQ, bà Susan Rice, nói: “Nam Sudan đã giành được vị trí đúng đắn trong cộng đồng các quốc gia có chủ quyền, sau khi chịu đựng nhiều thống khổ và mất mát không sao tưởng tượng được”.
Nước cộng hòa Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày 9/7, sau cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết. Khi đó, đại đa số các cử tri đã bỏ phiếu tán thành việc tách khỏi miền Bắc để thành lập một nhà nước độc lập.
Giữa hai nước đã xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 21 năm, chỉ mới chấm dứt hồi năm 2005.
Theo Dân Trí
Vai trò Trung Quốc ở Nam Sudan và châu Phi
Ngay sau khi Nam Sudan tuyên bố độc lập, Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia trẻ nhất thế giới này.
Theo Thời báo Hoàn Cầu đưa tin: "Trung Quốc là nước lớn, có trách nhiệm và là một người bạn thân thiết của cả hai miền Bắc và Nam Sudan. Trung Quốc đóng vài trò đặc biệt trong xây dựng và thúc đẩy hòa bình và phát triển tại Sudan hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo.
Trung Quốc cũng chính là người làm chứng cho hiệp định hòa bình toàn diện giữa hai miền Sudan. Trong một thời gian dài, Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế, tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của người dân hai miền, và nỗ lực một cách đầy khó khăn để giúp hai miền Sudan nhận ra giá trị của hòa bình để kết thúc chiến tranh.
Trung Quốc đã tích cực tham gia cùng với Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực gìn giữ hòa bình, gửi đến đây một nhóm quan sát viên để tiến hành trưng cầu dân ý. Với sự ra đời của quốc gia Nam Sudan, Trung Quốc cam kết sẽ giúp đỡ hết mình cho nỗ lực phát triển đất nước Nam Sudan cũng như xây dựng hòa bình, ổn định lâu dài ở Sudan".
Trung Quốc được ví như "đấng cứu rỗi" tại Sudan và cả châu Phi.
Hòa bình và dầu mỏ?
Trong số các nước viện trợ nhân đạo cho Sudan, Trung Quốc dù là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên, đóng góp về tài chính của Bắc Kinh được liệt vào nhóm thấp nhất. Theo một báo cáo của Wahington Post, tuy viện trợ nhân đạo thì ít, nhưng Trung Quốc lại là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội chính phủ Sudan.
Trong hợp tác kinh tế với Sudan, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Sudan chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Sudan, dầu mỏ chiếm từ 70-90%, có gần một nửa con số này được xuất sang Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Sudan, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Sudan chiến 20,3%..
Cũng theo Washington Post, Sudan là quốc gia có dự án dầu mỏ ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Toàn bộ người lao động của Trung Quốc được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân đội chính phủ Sudan.
"Sudan chìm trong nội chiến trong nhiều năm, điều đó cũng biến Sudan thành con nợ lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã thành công trong việc trói chặt nền kinh tế của Sudan vào Trung Quốc", báo cáo của Wahington Post nhận xét.
Bài báo cũng nhận định: Trung Quốc đang nắm "quyền sinh - sát" đối với nền kinh tế châu Phi này. Có nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc đã thò tay chia đôi đất nước này bằng hiệp định hòa bình.
Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới, kém phát triển nhất thế giới, mọi thứ đối với họ gần như là con số 0, họ cần sự trợ giúp, dẫn dắt của những nền kinh tế lớn. Trong khi Mỹ không mấy mặn mà đối với cuộc xung đột tại Sudan, đó là cơ hội không thể tốt hơn cho Trung Quốc.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Csmonitor, 70% trữ lượng và hơn 70% lượng sản xuất dầu mỏ của Sudan nằm tại miền Nam nước này.
"Trò chơi nguy hiểm"
Trong những năm qua, Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào khu vực được gọi là "thế giới thứ 3" này. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu vào lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản tại các quốc gia châu Phi, trong đó chủ yếu là dầu mỏ.
Theo một báo cáo được đăng tải bởi Cfr, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi đã đạt con số ấn tượng 50 tỷ USD vào năm 2006. Trung Quốc cũng đã tạo ra một "cơn sóng thần" hàng dệt may đổ bộ từ Trung Quốc vào châu Phi.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi ngày một lan rộng.
Trong chuyến công du châu Phi vào tháng 3/2011 của Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, AFP Princeton (American Foreign Policy, ĐH Princeton) đã đăng tải một bài viết với tiêu đề " Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi, trò chơi nguy hiểm" tác giả Raymond cho biết.
Thời gian qua, Trung Quốc đã cung cấp những khoản viện trợ "không ràng buộc" cho các quốc gia châu Phi. Điều đó đã làm lu mờ hình ảnh thiện chí của phương Tây trong con mắt các nhà lãnh đạo châu Phi.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Phi ca ngợi và hoan nghênh những khoản đầu tư của Trung Quốc tại đây. Trung Quốc được coi như là "đấng cứu rỗi" đối với châu Phi, một sự thay thế cho các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, những khoản viện trợ "không ràng buộc" chỉ là bề nỗi của "tảng băng chìm".
Nếu nhìn một cách tổng thể vào các dự án đầu tư của Trung Quốc tại đây, đa phần là khai khoáng sử dụng các công nghệ thô sơ và lạc hậu so với thế giới, nhưng vẫn là quá tốt đối với châu Phi.
Trung Quốc rất hạn chế trong việc sử dụng lao động bản địa mà chú trọng đến việc đưa lao động từ Trung Quốc sang làm việc tại châu Phi. Đó cũng là một cách để xây dựng văn hóa Trung Quốc tại châu Phi.
Sự sụp đổ chuỗi cung ứng dầu mỏ từ Libya đã tạo ra một cú sốc đối với kinh tế Trung Quốc. Để tránh điều tương tự, Bắc Kinh đã nỗ lực để gia tăng sự ảnh hưởng của mình lên các chính phủ châu Phi, nhằm duy trì ảnh hưởng của mình tại khu vực. Quan trọng hơn của là đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ đang ngày một trở nên "khát" năng lượng.
Theo Báo Đất Việt
Tổng thống Nam Sudan ân xá các nhóm vũ trang Tại lễ tuyên bố độc lập ngày 9/7, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã cam kết phấn đấu cho nền hòa bình bền vững cho quốc gia trẻ nhất thế giới này, nhất là khu vực biên giới, và ban bố lệnh ân xá cho tất cả các nhóm vũ trang trước đây. Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. (Nguồn: EPA) Ông...