Nam sinh viên kiếm 150 triệu/tháng từ những vỏ đạn cũ nhưng nợ đến 25 môn: Vừa kiếm tiền vừa bay về trường thi lại
Chia sẻ câu chuyện của mình, nam sinh viên khuyên các bạn đồng trang lứa cân nhắc kỹ về con đường khởi nghiệp bởi dù kiếm được hàng trăm triệu nhưng cái giá phải trả là không nhỏ.
Lê Anh Tú (24 tuổi, quê Hải Phòng) là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của một trường đại học miền Bắc nhưng hiện kinh doanh quần áo và các món đồ thủ công ở Đắk Lắk. Chưa ra trường nhưng chàng trai hiện sở hữu thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
Lười học nhưng ham làm giàu
Tú chia sẻ, từ hồi còn nhỏ bản thân đã rất lười học.
Năm lớp 8 vì quá nghịch ngợm và nghiện game, chàng trai bị cho nghỉ học, phải chuyển vào Đắk Lắk ở với bà ngoại để tiếp tục con đường đèn sách.
Nam sinh viên Lê Anh Tú.
Nghỉ hè năm lớp 10 và lớp 11, Tú xin gia đình từ Đắk Lắk xuống Bình Dương làm bảo vệ.
Nhận được những tờ tiền đầu tiên kiếm được từ chính đôi bàn tay của mình, cậu học trò cấp 3 bắt đầu nung nấu ý định sẽ sớm… làm giàu.
Thấy công việc bảo vệ quá tốn thời gian nhưng tiền được trả lại thấp, đầu năm lớp 12 chàng trai bắt đầu tự học làm các dịch vụ kinh doanh online bằng số vốn dành dụm ít ỏi của mình.
Shop quần áo của Tú tại Đắk Lắk.
Như 1 cơ duyên, Lê Anh Tú kết bạn và quen biết một số người làm trong giới showbiz nên được giới thiệu để làm các fanpage trên mạng xã hội, website. Chỉ trong vòng 1 năm, chàng học sinh cấp 3 tích luỹ được một số vốn kha khá.
“Hết lớp 12, em định nghỉ học về bán quần áo vì để nhanh kiếm được tiền ngay vì gia đình ngoài quê có 2 3 shop quần áo rồi.
Nhưng khi biết chuyện thì chú em nhất quyết không chịu, bảo nếu muốn thì vừa đi học vừa đi làm.
Thi đại học ở Hải Phòng xong, ban ngày em đi học, tối về bán quần áo ở shop chú và vẫn làm thêm dịch vụ các dịch vụ trên mạng xã hội facebook” – Tú nói.
Gia đình phụ nam sinh viên gói hàng để giao cho khách.
Hết năm 1, nam sinh viên quyết định phải thay đổi mới mau có thật nhiều tiền.
Cậu nghỉ hẳn shop của chú, tập trung tìm cách kinh doanh riêng và thử nghiệm đủ thứ sản phẩm.
Nào là áo phản quang, ốp lưng điện phản quang, rồi đến áo chống nắng. Thấy ở quê không hiệu quả, Tú chuyển vào TP.HCM thuê nhà bán vì ở đây có nhiều xưởng may với đủ loại hàng hóa có sẵn.
Để mở rộng kinh doanh, Tú mạnh dạn lấy tiền tích cóp thuê đến 8 người phụ mình quản lý shop, bán hàng, giao hàng online.
Nhưng quả đắng đầu tiên xuất hiện. Shop kinh doanh thua lỗ nặng, nhóm bán hàng của Tú giải thể.
“Thánh nợ môn” kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng
Không còn vốn nhiều như trước, bước sang năm 3 đại học Lê Anh Tú vẫn cố duy trì buôn bán online một mình.
Không lâu sau vì có 1 người họ hàng ở Đắk Lắk muốn góp vốn làm ăn, Tú lại “liều” thêm lần nữa.
Chàng trai chưa ra trường nhưng đã tập kinh doanh rất nhiều thứ từ sớm.
“Em gom góp đủ đường để có 350 triệu đồng hùn với chị họ mở shop thời trang ở Đắk Lắk nhưng vẫn phải nai lưng bán hàng online đủ loại như mũ, nước hoa, đồng hồ, hàng thiết kế. Nhiều lần thử đổi sản phẩm đều mất vài chục triệu đồng. Đã có lúc em thấy rất áp lực, không biết đi về đâu.
Một lần tình cờ em thấy người ta rao bán chiếc bút được làm từ vỏ đạn cũ trên mạng mà người mua rất nhiều. Lúc đó trong đầu em lóe lên hướng đi mới” – Lê Anh Tú kể về khoảnh khắc đến với sản phẩm kinh doanh hiện tại.
Sản phẩm cây bút làm từ vỏ đạn là cơ duyên để Tú “khởi nghiệp” thành công.
Nghĩ là làm, chàng sinh viên lên mạng tìm hiểu rồi tìm mối nhập hàng của một người quen. Những lô sản phẩm bút viết vỏ đạn ban đầu, Tú bất ngờ vì cứ tung ra là hết sạch.
Có động lực, Tú mạnh dạn lấy hết tiền lời sắm luôn máy khắc kim loại để chủ động về số lượng và mẫu mã. Như một cơ duyên định sẵn, doanh số bán ra ngày một tăng. Mỗi ngày, tối thiểu cậu chốt được 100 đơn hàng trên khắp nước. Có hôm đỉnh điểm lên đến 400 đơn.
Móc khóa làm tử vỏ đạn.
Xe tăng, tàu chiến từ vỏ đạn.
Với mỗi đơn hàng bán được sau khi trừ hết chi phí, Tú còn lời khoảng 50 ngàn đồng.
Khoảng 1 năm nay, chàng trai đút túi lợi nhuận 150-200 triệu đồng/ tháng.
Nhưng đổi lại vì lao đầu vào kiếm tiền mà cậu còn nợ đến 25 môn học, trong khi các bạn đồng trang lứa đã rục rịch ra trường gần hết.
Việc bay đi bay về Đắk Lắk – Hải Phòng diễn ra với Tú như cơm bữa. Nhất là những thời gian có lịch thi lại.
Từ những sản phẩm đơn giản ban đầu, hiện Tú đã cung cấp rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ đạn.
Lê Anh Tú sắm luôn máy khắc kim loại để chủ động về số lượng và mẫu mã hàng.
Theo Tú, dù kiếm được tiền nhiều rất vui tuy nhiên cậu cũng hối hận lắm vì không học hành đàng hoàng. Giờ Tú sẽ cố để có tấm bằng đại học, để lỡ sau này kinh doanh bất ngờ đi xuống cũng có thứ để xin việc làm.
Chàng trai cho biết sẽ mở xưởng sản xuất trong thời gian sắp tới.
“Như hiện tại, cũng có nhiều người bán hàng thủ công mỹ nghệ như em nên nguồn cung vỏ đạn ngày một khan hiếm.
Em phải xuống tận địa đạo Củ Chi (TP.HCM) để tìm kiếm nguồn hàng. Hàng bán ra cũng chỉ thuận lợi nhất vào thời điểm có mùa nghĩa vụ quân sự. Những tháng còn lại cũng phải căng não tìm đầu ra.
Em nghĩ việc đi làm sớm giúp em có nhiều trải nghiệm, giúp bản thân cứng cáp hơn.
Nhưng các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chọn con đường khởi nghiệp như em. Dù sau thì có kiến thức mọi thứ mới thật sự bền vững” – Tú chia sẻ quan điểm của bản thân.
Chia sẻ về dự định sắp tới, Lê Anh Tú cho biết đang quyết tâm mở một xưởng chế hàng thủ công từ vỏ đạn, mở rộng việc phân phối sản phẩm cho cộng tác viên và các căn tin trong quân đội.
Cảnh tượng giành giật các mối sỉ quần áo khiến ai xem cũng ngỡ ngàng
Kinh doanh quần áo là hình thức được ưa chuộng hiện nay nên chuyện tìm kiếm nguồn sỉ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Liệu sẽ ra sao nếu bạn tìm được một nguồn hàng quá ư là hợp ý?
Mạng xã hội đang lan truyền nhau đoạn clip nhiều người đang giành giật mối sỉ như đang tham gia cuộc thi "ai nhanh tay hơn". Người đàn ông chỉ vừa mới đưa hàng ra, tích tắc trong nháy mắt đã không còn sản phẩm nào nữa. Đáng chú ý nhất phải là cảnh tượng rất nhiều người vây xung quanh để cố lấy cho được món hàng. Cảnh tượng ấy khiến người xem ngỡ ngàng tột độ đặt ra câu hỏi các sản phẩm đó tốt đến đâu để rất nhiều người phải tranh giành như vậy.
Cảnh tượng lấy sỉ khiến bạn hãi hùng. (Video: TikTok)
Trên thị trường không phải không đủ các nguồn sỉ để cung cấp cho người bán hàng đến mức họ phải xô đẩy tranh nhau như vậy nhưng có rất nhiều vấn đề liên quan như: giá cả ở mặt bằng chung của các xưởng sỉ quá cao, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu hay mẫu mã không thuộc dạng "hot trend" để đảm bảo theo kịp xu hướng của khách hàng.
Thuận mua vừa bán là yếu tố quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến trao đổi hàng hóa. Trong clip ở trên, sản phẩm của nhà cung cấp dường như đáp ứng đủ các yêu cầu nên đã tạo ra sức mua vượt sức bán, đây là điều đáng mừng cho các nhà buôn sỉ. Thị trường hàng hóa phải chạy theo nhu cầu của người mua thì các sản phẩm khi làm ra mới có thể tiếp cận đến khách hàng. Do đó, đòi hỏi cao các nhà sản xuất phải liên tục cập nhật mẫu mã, giá cả sao cho phù hợp.
Cảnh tượng tranh nhau lấy hàng. (Ảnh: Cắt từ Clip)
Những người lấy sỉ chen lấn để được lấy hàng. (Ảnh: cắt từ Clip)
Cảnh tượng trong clip một lần nữa cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều nhà cung cấp nhưng không phải nhà cung cấp nào cũng trở nên "sốt hàng" như trong clip. Một bộ phận người dùng mạng xã hội cho rằng lựa chọn nguồn sỉ tốt là ưu tiên hàng đầu cho những ai muốn kinh doanh các sản phẩm như quần áo, giày dép,... nên việc họ tranh nhau các sản phẩm tốt cũng không phải là điều gì đó quá đáng. Một số cư dân mạng đã để lại bình luận:
- "Đúng là đã mưu sinh thì phải chọn vất vả thôi!"
- "Nhìn như ong vỡ tổ vậy đó, thấy thương những người bán hàng thật sự."
Giành giật nhau mới lấy được hàng. (Ảnh: Cắt từ Clip)
Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến xoay quanh việc nhiều người giành giật nguồn sỉ như vậy thì có hơi mất trật tự. Họ đề xuất ý kiến về văn hóa xếp hàng, quy định mỗi người chỉ được lấy một số lượng sản phẩm nhất định để cùng tạo điều kiện cho mọi người đều có hàng.
- "Sao mọi người không áp dụng văn hóa xếp hàng thì có phải hay hơn không."
- "Ví dụ mỗi người chỉ lấy một con số nhất định về mẫu mã rồi nhường lại cho người phía sau thì đỡ rối tung, rối mù lên rồi."
Cộng đồng mạng hiện vẫn đang xôn xao bàn tán về clip trên, còn bạn suy nghĩ như thế nào về clip trên, chia sẻ ngay cùng YAN bạn nhé!
CEO Nguyễn Trang: "Sự kiên trì là chìa khóa thành công" Nguyễn Trang - cô CEO sinh năm 1994 đã gặp phải không ít khó khăn trên con đường sự nghiệp của mình. Nhưng với sự kiên trì cùng ý chí mạnh mẽ, quyết không từ bỏ của mình, Nguyễn Trang đang dần khẳng định mình trên con đường kinh doanh thời trang. Xuất phát điểm là một sinh viên trường Báo, nhưng Nguyễn...