Nam sinh viên Hà Nội được ‘đặt bi mới’ sau tai nạn mất ‘một nửa kho đạn’
Các bác sĩ Bệnh viện E Trung ương vừa phẫu thuật thành công ca đặt tinh hoàn nhân tạo cho chàng sinh viên Hà Nội bị xoắn thừng tinh, nhưng do đến viện muộn khi tinh hoàn đã hoại tử nên phải mổ cắt bỏ cách đây hơn một năm trước.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân là chàng sinh viên ở Hà Nội hơn một năm trước bị xoắn thừng tinh nhưng không hề hay biết. Khi đến bệnh viện đã quá muộn, tinh hoàn bị hoại tử và buộc phải phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh hoàn.
Sau ca mổ, chàng thanh niên trẻ buồn rầu, tự ti dẫn đến trầm cảm với sự hao khuyết của cơ thể mình. Được sự động viên của bố, nam sinh viên đã tìm đến Bệnh viện E Hà Nội để khám và được tư vấn đặt tinh hoàn nhân tạo. Ca mổ diễn ra tốt đẹp.
Theo Ths.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết đặt tinh hoàn nhân tạo không phải là một kỹ thuật khó, vết sẹo được che mờ gần như không thấy, thời gian mổ chỉ khoảng 15-20 phút và bệnh nhân có thể ra viện sau can thiệp 1-2 ngày.
Theo BS Liên, đặt tinh hoàn nhân tạo được chỉ định cho những trường hợp bị thiếu một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nguyên nhân có thể do bệnh lý ung thư, xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử hoặc tinh hoàn ẩn bị teo… Khiếm khuyết về hình thể này thường khiến nam giới cảm giác mất đi nửa bản lĩnh đàn ông, dẫn đến mặc cảm tự ti đặc biệt trong đời sống chăn gối.
Video đang HOT
Đặc biệt khi nam giới có biểu hiện đau vùng bẹn bìu cần nghĩ ngay tới bệnh cảnh xoắn thừng tinh (còn gọi là xoắn tinh hoàn) như trường hợp bệnh nhân trên được xếp vào loại tối cấp cứu, bệnh nhân cần được xử trí càng nhanh càng tốt. Đây là hậu quả của sự lêch trục, gấp góc của thừng tinh gây hiện tượng giảm hay ngừng lưu thông dòng máu tới và đi của mạch máu trong thừng tinh.
Nam giới có thể có biểu hiện là đau vùng bẹn-bìu cấp tính, đột ngột. Cơn đau có thể lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung sẽ không biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy bìu phù nề, mất nếp nhăn, tinh hoàn cao, nằm ngang, nắn đau.
Tỷ lệ xoắn tinh hoàn thấp nhưng đa phần rơi và tuổi dậy thì hay xấu hổ nên hay chẩn đoán muộn. Xoắn tinh hoàn cũng hay bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, đặc biệt là viêm tinh hoàn. Có rất nhiều trường hợp người bệnh bị xoắn tinh hoàn nhưng chẩn đoán nhầm với bệnh viêm tinh hoàn khiến cho người bệnh mất đi thời gian vàng cứu tinh hoàn, dẫn đến hoại tử tinh hoàn, phải cắt bỏ.
Hoại tử tinh hoàn vì không vào viện khám
"Đến muộn tới 3 ngày do ngại tới bệnh viện khám, cháu bé bị xoắn tinh hoàn, phải cắt bỏ", bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói.
Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Ngoại - Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thông tin các bác sĩ vừa cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bệnh nhân nam 16 tuổi, ở Hưng Yên.
Khi tìm tới bác sĩ Liên, nam bệnh nhân trong tình trạng bìu căng, mất nếp nhăn, đau dữ dội. Kiểm tra, bác sĩ thấy tinh hoàn căng cứng và nghiệm pháp nâng bìu dương tính nên nghĩ ngay tới xoắn thừng tinh. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy tinh hoàn đã hoại tử, không thể cứu chữa. Đây là trường hợp đáng tiếc do chủ quan, xử lý muộn.
Tinh hoàn bị xoắn theo chiều mũi tên. Ảnh: SKĐS.
Theo bác sĩ Liên, xoắn thừng tinh là bệnh lý của nam giới do thừng tinh xoắn vặn gây ra tắc nghẽn dòng lưu thông mạch máu của thừng tinh - tinh hoàn. Hậu quả gây thiếu máu, ứ máu và hoại tử tinh hoàn nếu không được xử trí kịp thời.
Khi gặp bệnh này, nam giới phải được phẫu thuật khẩn cấp. Bác sĩ Liên khuyến cáo nếu được điều trị trong vòng 6 tiếng, tinh hoàn sẽ được cứu. Sau 12 tiếng, khả năng cứu chỉ còn 20% và sau 24 tiếng là 0%. Khi lưu lượng máu bị cắt đứt quá lâu, một tinh hoàn sẽ bị hư hỏng hoàn toàn và phải loại bỏ.
Do đó, việc điều trị bằng phẫu thuật có thể phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng do chứng xoắn thừng tinh gây ra.
"Trong mùa dịch Covid-19, nhiều người có tâm lý sợ vào bệnh viện. Riêng với bệnh lý này, tôi khuyến cáo cha mẹ đưa ngay con đi khám bệnh nếu trẻ kêu đau bìu, tránh làm ảnh hưởng 'bản lĩnh đàn ông' sau này", bác sĩ Liên khuyến nghị.
Mới đây, bác sĩ Liên mổ tháo xoắn tinh hoàn thành công cho một bệnh nhân nam, 11 tuổi, đau bìu trái. Do vào viện sớm, chỉ ở giờ thứ ba, bệnh nhân được chẩn đoán xoắn thừng tinh hoàn trái, mổ tháo xoắn ngay nên bảo lưu hoàn toàn bộ phận này.
Theo bác sĩ Liên, xoắn thừng tinh thường gặp nhiều ở nam giới từ 12-18 tuổi, trong đó, độ tuổi 14 là phổ biến nhưng hay bị bỏ qua.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nam giới cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Đau đột ngột hoặc đau nghiêm trọng một tinh hoàn
- Sưng bìu.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
- Một bên tinh hoàn ở vị trí cao hơn bình thường hoặc nằm ở vị trí khác thường
- Cơn đau dịu đi trong khoảng thời gian ít hơn 6 tiếng.
Hà Quyên
Khi bị chấn thương tinh hoàn, nam giới cần làm gì? Chấn thương tinh hoàn là các vết thương ở tinh hoàn và có thể dẫn đến vỡ tinh hoàn, gây tình trạng đau, sốc toàn vùng kín, bị bầm tín. Do đó, phát hiện sớm khi bị chấn thương tinh hoàn là điều cần thiết. 1. Nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương tinh hoàn Thông thường, các nguyên nhân gây ra...