Nam sinh thất bại trong Đường Lên Đỉnh Olympia 12 năm trước: Trở thành Trưởng phòng cấp cao, tạo ra ứng dụng “quốc dân” gọi tên ai cũng biết!
Sau 12 năm, nam sinh từng bị coi là thất bại trong chương trình Olympia, đã có màn lột xác ngoạn mục.
Cách đây 21 năm, chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia phát sóng những số đầu tiên. Nơi đây quy tụ những học sinh giỏi nhất các trường cấp 3. Vậy nên dù có giành được vòng nguyệt quế năm hay không, nhiều người vẫn tin rằng các thí sinh Olympia sẽ có cuộc sống thành công sau này.
Xuất hiện trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia những mùa đầu tiên, nam sinh Võ Duy Khánh (THPT Cờ Đỏ, Nghệ An) chỉ dừng ở vị trí thứ Ba tuần khiêm tốn.
Nhưng năm ngoái, anh chàng lại gây bão khi được biết đến là “cha đẻ” của ứng dựng Bluezone huyền thoại. Những cuộc tìm kiếm F0, F1, F2 cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ ứng dụng “quốc dân” này.
Võ Duy Khánh – Nam sinh thi Olympia 12 năm trước
Từ ám ảnh dừng chân ở Olympia đến Trưởng phòng cấp cao An ninh mạng
Duy Khánh chỉ dừng chân ở vị trí thứ 3 Tuần. Dù khá thất vọng về thành tích này nhưng anh chàng quan niệm: “Thất bại là mẹ thành công”.
Sau cuộc thi, Duy Khánh được xếp học sinh Xuất sắc đồng thời đoạt 3 giải Khuyến khích học sinh giỏi tỉnh môn Toán, Hóa, Tin – học sinh đầu tiên của trường đi thi 3 môn và đậu cả 3.
Trong kỳ thi đại học, Khánh đỗ cả 2 trường top lúc đó là ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Y Hà Nội. Anh chàng theo học Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, và được nhận thực tập ở Tập đoàn Công nghệ Bkav khi là sinh viên năm 2.
Cho đến hiện tại, anh chàng đang là Trưởng phòng cấp cao An ninh mạng. Công việc chính là nghiên cứu phát triển những tính năng và ứng dụng liên quan đến bảo mật, an ninh bảo vệ người sử dụng điện thoại di động.
Video đang HOT
Hiện tại, Duy Khánh có công việc được nhiều người mong ước
Niềm tự hào khi được góp sức tạo ra “app quốc dân” Bluezone
Bluezone chính là ứng dụng được nhắc đến nhiều nhất năm ngoái khi góp công lớn trong việc truy vết các trường hợp F0, F1, F2… khắp cả nước.
Duy Khánh là một trong những nhân sự chính được giao nhiệm vụ tạo nên app này, với thời gian hoàn thiện phải sớm nhất có thể để người dân sớm sử dụng.
Quá trình thực hiện nên app Bluezone gặp không ít khó khăn. Anh chàng từng tâm sự: “Riêng mình mất một buổi chiều để chốt phần công nghệ và sử dụng công nghệ như thế nào. Sau đó là 48 tiếng liên tục để hoàn thành bản demo của ứng dụng Bluezone trình lãnh đạo. Khi bản demo được lãnh đạo duyệt, lúc đó mình mới cảm nhận được cơ thể rã rời và ngã khuỵu xuống”.
Những hình ảnh của Duy Khánh trong trận thi đấu Olympia năm đó
Khánh nhớ lại có những hôm, cả team phải thức trắng đêm làm việc, thậm chí 5-6 giờ sáng vẫn chong đèn ngồi họp bàn tiếp.
Duy Khánh chia sẻ kỷ niệm vui: “Trong lúc làm, team mình đối mặt với phần giải thuật sao cho tiết kiệm năng lượng nhất. Khi mọi người đưa ra ý kiến khác nhau, khi đó đã là 5-6 giờ sáng thì sếp vô tình nói: ‘Cái này mấy bạn thí sinh Olympia là giải nhanh lắm đây!’. Mình mới quay sang thú nhận từng thi Olympia năm nào. Thế là cả phòng được trận cười không tưởng”.
Có thể thấy sau hàng chục năm, Duy Khánh đã “lột xác” ngoạn mục. Không còn là cậu học trò rụt rè nữa, anh chàng đã dần trở thành nhân vật truyền cảm hứng nhiều nhất năm ngoái!
Cựu thí sinh đường lên đỉnh Olympia: Người bỏ ngang Harvard làm CEO
Từng là thí sinh của Đường Lên Đỉnh Olympia , mỗi thí sinh đều có cách gây ấn tượng khác nhau từ kiến thức đến những tài lẻ.
Trải qua thời gian dài, giờ đây mỗi người đều có sự nghiệp thành công riêng. Có người trở thành CEO, cũng có người sáng lập ra ứng dụng giúp ích cho cộng đồng.
Sau nhiều năm, mỗi người đều có một con đường riêng. (Ảnh: FBNV)
Đặng Việt Dũng
Từng là thí sinh của Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 4, Đặng Việt Dũng dù không đạt thành tích cao nhưng thay vào đó anh lại cực kỳ thành công trong sự nghiệp sau này. Lúc mới lên 1 tuổi, anh đã có cơ hội theo bố mình sang nhiều nước lớn như Ba Lan, Nga, Tiệp Khắc... Đặng Việt Dũng từng thi đậu vào Đại học Bách Khoa nhưng sau đó lại sang Amherst College in Massachusetts (Mỹ) du học với học bổng toàn phần.
Sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học con đường học vấn thạc sĩ tại Trường Kinh Doanh Harvard. Tuy nhiên, anh đã về Việt Nam làm CEO Uber chỉ sau một năm theo học ở đây. Ngoài ra, chàng trai này từng đạt nhiều thành tích nổi bật khác khi làm việc tại tập đoàn tư vấn chiến lược McKinsey & Company, tập đoàn sản xuất bia hàng đầu thế giới ABInbev. Hiện tại, Đặng Việt Dũng đang là giám đốc mảng thanh toán của công ty VNG.
Đặng Việt Dũng khiến nhiều người khâm phục bởi thành tích đạt được. (Ảnh: FBNV)
Võ Duy Khánh
Võ Duy Khánh sinh năm 1990 từng là thí sinh năm thứ 9 của Đường Lên Đỉnh Olympia nhưng lại dừng chân khá sớm. Trong kỳ thi đại học, Khánh đã đỗ đồng thời hai trường đại học là Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau đó, anh chàng quyết định theo học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Nhờ thành tích xuất sắc, chỉ mới năm 2, Khánh đã được nhận thực tập ở Tập đoàn Công nghệ Bkav.
Hiện tại, Võ Duy Khánh với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những ứng dụng liên quan bảo vệ, bảo mật cho người dùng di động, anh là Trưởng phòng cấp cao Phòng An ninh di động, Trung tâm nghiên cứu Mã độc lập thuộc tập đoàn Công nghệ Bkav. Khánh thực sự nổi tiếng và được nhiều người biết đến sau khi cho ra mắt ứng dụng Bluezone giúp phát hiện các trường hợp có nguy cơ nhiễm Covid-19.
Chàng trai đã sáng tạo ra app giúp ích cho cộng đồng. (Ảnh: FBNV)
Đỗ Đức Hiếu
Đỗ Đức Hiếu - cựu học sinh trường Trung học phổ thông Lam Sơn từng là cái tên hot khi liên tục tấu hài trong Olympia năm thứ 10. Anh chính là Á quân của chương trình năm thứ 10. Sau đó, chàng trai này lại gây sốt khi là thủ khoa đại học Ngoại thương với 2 điểm 10 môn toán. Thời điểm đó với số điểm thi đại học 29 anh cũng là thủ khoa của cả nước.
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại Thương, Đức Hiếu đã vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống rồi theo làm việc ở mảng công nghệ thông tin. Sau đó, Hiếu đã trở thành lập trình viên, kiến trúc sư giải pháp, kỹ sư phần mềm của FPT Software.
Anh chàng từng là "cây hài" của Đường Lên Đỉnh Olympia. (Ảnh: FBNV)
Lan Thy
Lam Thy tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2016 và là người có đời tư ồn ào nhất trong cuộc thi này. Cô chính là một trong 3 em bé đầu tiên tại Việt Nam ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Mặc cho loạt thành tích công khai khi nằm top ưu tú của trường trung học phổ thông hay đạt nhiều huy chương vàng, Lan Thy vẫn bị cộng đồng mạng bóc mẽ nhiều tai tiếng.
Cụ thể, dân tình từng "sốt rần rần" với thông tin Lan Thy có bảng điểm khá thấp khi thi Trung học phổ thông chỉ đạt 29,53 điểm (Tiếng Anh 6,73 điểm, Hóa 5,8 điểm, Toán 6,25 điểm, Lịch Sử 3,75 điểm, Ngữ Văn 7 điểm). Đặc biệt, cô còn liên quan tới một tin tiêu cực thời cấp 3 khi cùng bạn thực hiện dự án. Sau thời gian dài thi Đường Lên Đỉnh Olympia , cuộc sống của Lan Thy khá kín tiếng, ít khi cập nhật trạng thái trên trang cá nhân. Thỉnh thoảng, cô mới đăng tải một vài bức ảnh đang đi du học ở Nhật.
Cô từng hứng chịu nhiều lên án từ cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mặc dù không đạt thành tích cao trong Đường Lên Đỉnh Olympia nhưng những cựu thí sinh này đã đạt nhiều thành tích thành công vượt trội khiến dân tình phải ngưỡng mộ. Còn bạn nghĩ gì về những gương mặt này hãy chia sẻ ngay nhé.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
Nữ sinh về cuối trong trận Chung kết Olympia năm thứ 2: Đang giữ 1 chức vụ cực oách, thành công chẳng kém Quán quân Nhiều năm đã trôi qua, không ít người tò mò cuộc sống của nữ sinh này giờ ra sao? Ngày 29/4/2001, trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2 diễn ra với sự tranh tài của 4 thí sinh xuất sắc bao gồm: Lê Thiên Hạnh Trang (trường PTTH bán công Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc); Đỗ Thị Hồng Nhung (THPT...