Nam sinh rủ bạn làm “chuyện ấy”, bố mẹ đọc tin nhắn chưa kịp cho ăn đòn đã thở phào nhẹ nhõm: Do đầu óc mình đen tối!
Nếu học sinh không giải thích cặn kẽ đoạn chat với bạn bè thì chắc giáo viên, bố mẹ cũng xin “chào thua” bởi các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ sáng tạo vô biên.
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai bởi thế hệ học sinh luôn nghĩ ra đủ trò nghịch ngợm, tinh quái. Ngay cả “ngôn ngữ” sử dụng để trò chuyện với nhau cũng khiến người lớn chào thua, “chẳng hiểu gì cả”. Gen Z luôn kết hợp ngẫu nhiên giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh, viết tắt tùm lum cùng teencode khó hiểu. Mà chưa dừng lại ở việc dùng Tiếng Anh đâu nhé, đôi khi còn kết hợp luôn cả Tiếng Thái, Tiếng Hàn mới “chất”.
Có nhiều giáo viên, phụ huynh được phen ngơ ngác khi nghe cuộc nói chuyện của con em. Họ tự đặt câu hỏi “Liệu mình có phải người của Trái đất không, mà sao không hiểu gì hết?” Chỉ đến khi được học sinh dịch ra mới ngã ngửa người, bật cười sảng khoái vì sự đáng yêu, hài hước.
Mới đây, một đoạn chat hài hước khiến các netizen cười rũ rượi như sau: “Hi bạn, l àm fwb (friend with benefit) với mình nha”.
Đoạn chat tai hại gây hiểu lầm.
Chắc hẳn, mới nghe đến đây thôi, ai cũng giật mình thon thót. Thậm chí có người “đỏ mặt tía tai” vì xấu hổ; người thì tức tối bởi sự thô lỗ, kém văn minh. Người chơi “hệ Tinder” không còn xa lạ gì với cụm từ FWB.
Video đang HOT
“Friend with benefit” dịch nôm na nghĩa đen “là bạn đi kèm lợi ích”. Nhưng về nghĩa bóng, nó lại “đen tối” hơn nhiều. Cụ thể, cụm từ này chỉ mối quan hệ “trên tình bạn dưới tình yêu”. Hiểu nôm na là “Tình bạn kết hợp với tình dục nhưng không phải tình yêu”. Khi trong mối quan hệ này, 2 người “friend” sẽ trao cho nhau những lợi ích về thể xác và vật chất dựa trên sự tự nguyện và không cần ràng buộc về danh phận hay thời gian.
Nhiều bạn trẻ cho rằng FWB là “cứu cánh” dành cho những ai theo chủ nghĩa độc thân nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu thực tế bởi đây là mối quan hệ không ràng buộc tương lai và con cái. Cụm từ này có nguồn gốc từ các nước phương Tây với suy nghĩ cởi mở chuyện tình dục, tình yêu.
Tự dưng có người rủ mình làm “FWB”, mà lại còn là học sinh thì chắc hẳn ai cũng nóng mặt. Bố mẹ mà đọc được thì chắc chắn to chuyện. Nhưng hóa ra, “FWB” mà bạn học sinh này muốn đề cập tới lại… trong sáng cực kỳ, đúng theo nghĩa “bạn bè đi kèm lợi ích” theo nghĩa đen.
Và lợi ích được đề cập ngay sau đó: “Mình chép Văn cho bạn, đổi lại bạn làm bài về nhà Toán cho mình nhé?”, kèm theo chiếc icon mặt cười nham nhở. Đọc đến đây, chắc netizen mới thở phào nhẹ nhõm, bật cười vì sự thú vị, hài hước. Nhiều người “dở khóc dở cười” bởi không biết do đoạn hội thoại tối nghĩa hay do đầu óc mình đen tối.
Anh Tây lên mạng tra cứu ý nghĩa một loạt từ Tiếng Việt, đọc từng từ mà dân tình cười ngất: Quả này phải hỏi mấy em tuổi teen
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thú vị và học thành thạo không dễ đâu nhé!
Đối với người nước ngoài, Tiếng Việt của chúng ta chưa bao giờ là một ngôn ngữ dễ học. Khác với các ngôn ngữ khác trên thế giới, Tiếng Việt có bộ dấu câu đặc biệt. Chỉ cần thay đổi dấu là ta có một từ khác nghĩa hoàn toàn. Đó là chưa kể, Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng nghĩa, từ bóng, từ lóng,... Nhưng hãi nhất phải kể đến Teencode!
Cho những ai chưa biết thì Teencode được thế hệ cuối 8x, đầu 9x lan truyền trên Zingme, Yahoo, Blog360. Trào lưu này bắt nguồn từ bộ truyện tranh nổi tiếng Thám tử lừng danh Conan, khi tác giả biến đổi từ KID (tên nhân vật truyện) thành 1412 (14 = KI, 12 = D). Những năm 2007-2012, teencode cực thịnh hành và được biến tấu cho càng rối càng tốt. Với 8x, 9x thời điểm đó, viết được teencode là một biểu hiện của sự sành điệu.
Ảnh minh họa.
Thời gian trước trên một trang mạng xã hội hỏi - đáp nổi tiếng xuất hiện loạt topic của người nước ngoài, hỏi về nghĩa của các từ Tiếng Việt. Tuy nhiên, đây không phải những từ Tiếng Việt thông dùng mà là loạt từ teencode. Cụ thể, anh Tây lên mạng hỏi một loạt từ:
- What does "hk" mean in Vietnamese?
- What does "cx" mean in Vietnamese slang?
- What does "e kpit" mean in Vietnamese?
- What is the meaning of "ak" in Vietnamese?
- What does "ukm" mean in Vietnamese?
...
Từ "cx" nghĩa là gì ấy nhỉ?
Rất nhiều người Việt Nam sau đó đã vào giới thiệu cho các anh Tây về ngôn ngữ teencode và giải thích nghĩa từng từ. Chẳng hạn như "hk", nghĩa là "không", "e kpit" là "em không biết", "ak", "ukm" là cách nói dễ thương của "ạ", "ừ". Và từ "ừ" còn cả đống phiên bản khác như "ừm", "uh", "uk", "ukie", "ukieee" nữa cơ.
Còn riêng từ "cx", ngay cả người Việt cũng gãi đầu, gãi tai cho biết: "Ừ thì từ này bình thường dịch là "cũng", nhưng cũng có lúc dịch là "chồng" nữa cơ, nói chung là còn tùy vào ngữ cảnh. À và từ chồng cũng có thể viết là "ck" nữa".
Đó, xoắn não thật sự các bạn nhỉ!
Chữ Tiếng Việt dị nhất trong bảng chữ cái: Ai cũng từng học qua, nhưng 20 năm sau hỏi đảm bảo đều "tắc tịt" Đố bạn còn nhớ được chữ Tiếng Việt này đấy! Hồi còn Tiểu học, ai cũng thuộc làu làu bảng chữ cái và bảng cửu chương lắm. Tuy nhiên theo thời gian, chúng ta cũng cần phải viết và tính toán nhanh nên những kiến thức này cũng dần quên hết đi, chỉ nhớ được những thứ hay thường sử dụng. Nếu không,...