Nam sinh rao bán ‘con giống’ như ngoài chợ
Nhiều nam sinh viên do hoàn cảnh khó khăn hoặc thua bạc mà phải bán tinh trùng cho các cặp hiếm muộn và cho rằng việc làm đó là ‘tốt đời đẹp đạo’.
Sinh viên tên Phương (ngồi bên phải) trao đổi về cách cho “giống” trực tiếp”.
“Tôi là sinh viên cao 1m72, nặng 58 kg, sức khỏe tốt, không bệnh tật, vì hoàn cảnh sinh viên đặc biệt khó khăn nên có nhu cầu bán tinh trùng cho người hiếm muộn. Tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tác thành công. Nguyên tắc làm việc đảm bảo 3 chữ “tín, tâm và đức”. Ai có nhu cầu thì liên lạc số 0985900…”.
Đó là những dòng quảng cáo đầy hấp dẫn trên các diễn đàn, trang mạng đăng tải thông tin mua bán tinh trùng. Sau khi liên lạc vài số điện thoại, không bao lâu người mua sẽ nhận được câu trả lời từ nhiều số máy. Qua hai ngày trò chuyện, nhắn tin qua điện thoại, cuối cùng hai bên thống nhất gặp nhau ở một quán cà phê sân vườn trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, TP HCM.
Người thanh niên vạm vỡ ngồi đối diện giới thiệu tên Phương 22 tuổi, hiện là sinh viên năm 3 của một trường cao đẳng ở TP HCM đưa lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền trang trải việc học nên lên mạng đăng ký “rao bán đại”.
Trong lúc trò chuyện, người mua thắc mắc giọng nói của Phương khác với giọng trong điện thoại, Phương mới thừa nhận: “Điện thoại em có cài phần mềm thay đổi giọng nói, lỡ có gặp người quen thì họ không nhận ra”.
Trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, người vợ than khổ về người chồng ngồi bên cạnh vô sinh, lý do lúc nhỏ bị bệnh quai bị. Hai vợ chồng đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm thụ tinh ống nghiệm đến lần thứ 3 nhưng vẫn không thành công. Giờ tiền đã cạn, mà cha mẹ hai bên ngày nào cũng thúc giục mau có đứa cháu để bồng bế.
Video đang HOT
Sau một hồi thương thảo về việc hai bên đi kiểm tra sức khỏe xong, Phương quyết định đề nghị cho tinh trùng trực tiếp, qua đường quan hệ tình dục, còn tiền bạc thì muốn cho bao nhiêu tùy ý. Địa chỉ nơi quan hệ thì đến phút cuối anh ta mới tiết lộ. Theo Phương giải thích, cách cho trực tiếp nhanh gọn mà không mất thời gian và không vướng những thủ tục như ở bệnh viện.
Đặt nghi vấn về việc sau này Phương quay lại đòi con, “vòi” tiền hay thông báo cho gia đình biết thông tin này hay không, thì Phương nói “quan hệ khi nào chị nhà mang thai thì em sẽ viết giấy cam kết đàng hoàng, anh chị cứ suy nghĩ kỹ”.
Trong suốt thời gian gần 2 giờ trò chuyện với Phương, hai thanh niên ngồi gần đó liên tục giám sát. Trước khi rời quán, đôi vợ chồng khách mua phải chui vào trong các con hẻm nhỏ mới thoát khỏi sự đeo bám của một thanh niên lạ mặt nữa. Những ngày sau đó, điện thoại của người vợ liên tục nhận được những cuộc gọi và tin nhắn của Phương gửi đến thúc giục về việc cho “ giống” trực tiếp của anh ta.
Một “nhà cung cấp” khác tên Thi cho biết, nếu quan hệ một lần thì khả năng thành công không cao, tốt hơn là phải ba lần. Đúng hẹn, Thi hẹn khách ở một quán cà phê trên đường D2, quận Bình Thạnh. Anh ta giới thiệu mình là sinh viên năm cuối của một trường ở TP HCM. Lý do đăng tải bán tinh trùng là đang cần một số tiền lớn để trả nợ do thua cờ bạc và mua đồ cho nhân vật ảo trong game online.
Để khách yên tâm, Thi khoe: “Em hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì cả, em bảo đảm quan hệ là chị có thai, vì bạn gái em đi phá thai hai lần rồi, tháng 6 năm ngoái em cũng giúp một cặp vợ chồng như anh chị”.
Khi được hỏi sau này Thi có cho “giống” ai nữa không, thì anh ta trơ trẽn nói: “Mình giúp đời được gì thì giúp, giờ vô sinh nhiều lắm, nếu làm (IUI) hay thụ tinh ống nghiệm mất thời gian và tốn nhiều tiền. Em nghĩ chuyện mình làm tốt đời đẹp đạo thôi”.
Cũng vì chuyện mua bán “giống” theo kiểu “chợ trời” như vậy mà gia đình chị Dung quê Bình Định tan cửa nát nhà. Chồng chị không có tinh trùng nên hai vợ chồng dắt nhau vào TP HCM điều trị. Qua một thời gian số tiền dành dụm đã cạn. Trong lúc thất vọng, họ bị “cò” chèo kéo bán “ giống” với giá 10 triệu đồng. Sau khi sinh con xong, người chồng bỗng dưng tự ái vì mình mất cái quyền làm đàn ông và ly hôn với vợ. Để tránh miệng đời, chị Dung ôm con đi nơi khác sinh sống.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc rao bán tinh trùng không chỉ trên mạng mà trước cổng một số bệnh viện ở TP HCM luôn có một đội ngũ “cò” tinh trùng rất tinh vi. Chúng móc nối giữa người mua và người bán để chia tỷ lệ phần trăm. Còn những “đầu nậu” lớn thì trong tay lúc nào cũng “nuôi” cả chục thanh niên to khỏe để cung cấp nguồn hàng.
Theo luật Hiến, ghép mô, tạng cấm tuyệt đối việc mua bán tinh trùng, vì đó không phải là hàng hóa. Nếu hiến tặng thì hai bên phải lập hồ sơ rõ ràng, mỗi người chỉ hiến tinh trùng một lần và kiểm tra lý lịch sức khỏe rõ ràng, để tránh nguy cơ hôn nhân cận huyết.
Theo xahoi
Nam sinh bán tinh trùng: Có tiền lại chẳng mất gì
Lấy số điện thoại trên mạng, tôi gọi điện cho T. người tự giới thiệu là sinh viên, muốn giúp đỡ những người hiếm muộn sinh con.
Trên mạng, Nguyễn Văn T. đăng mội lời quảng cáo khá ngắn gọn và rất ấn tượng: "Em tên là T hiện đang học trường Đại học Hùng Vương, TP.HCM. Muốn giúp đỡ những người hiếm muộn. Nếu có nhu cầu các anh chị liên hệ: Điện thoại 0167641... Mail: traihan... Đảm bảo tinh trùng khỏe, không bị bệnh, người đẹp trai, cao khỏe (1m70). Thụ tinh gián tiếp hoặc trực tiếp".
Do đã gọi điện hẹn trước và theo lời hướng dẫn, tôi đi vào một hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển. Đón tôi là một thanh niên khôi ngô, cao ráo, tự xưng là T.
T kể : "Khi học năm thứ hai, do ham chơi bời, thường xuyên tham gia vào các bữa nhậu, đề đóm... nợ người ta hơn 5 triệu đồng, không biết phải làm gì có tiền để trả. Nghe mấy người bạn bảo bán tinh trùng cho những người hiếm muộn, mình không mất gì mà lại có tiền. Ban đầu em không đồng ý, nhưng do số tiền lãi ngày một nhiều, tiền nợ gốc không thể trả. Cuối cùng, sau một cuộc đấu tranh tư tưởng em đã đồng ý đăng lên mạng rao bán tinh trùng".
Ảnh minh họa
Những ngày đầu tiên, khi đăng thông tin rao bán trên mạng, T cảm thấy mình phạm phải một tội lỗi tày đình. Cậu cho biết mỗi đêm ngủ trong giấc mơ mình cũng không được bình yên. Mặc dù bạn bè không biết nhưng T lại cảm thấy như tất cả mọi người đang nhìn mình bằng con mắt khinh bỉ.
Cậu ngại ra khỏi phòng, ngại gặp tất cả bạn bè. Sau hơn ba ngày đăng thông tin, một người phụ nữ gọi điện đến bảo muốn xem mặt và mua tinh trùng. "Khi nghe cuộc điện thoại đó em không biết phải nói sao nữa, cảm thấy nhục nhã đến không thể tưởng tượng nổi. Thế nhưng, do món nợ quá sức đối với mình nên em cũng đành phải chấp nhận làm liều và hẹn ngày mai gặp mặt", T trần tình.
Tại quán cà phê, T gặp một đôi vợ chồng, người ở Bạc Liêu. T kể rằng, người chồng là một công chức không thể sinh con. Mà người vợ lại quá mong mỏi có một đứa con để bồng bế và sau này lại có thể chăm sóc về lúc già. Sau nhiều tính toán hai người này mới tìm đến những lời rao trên mạng và tìm đến cậu.
Lần đó, T bán tinh trùng được đúng 5 triệu đồng, dồn để trả nợ. Cậu vui mừng vì đã trả được số tiền nợ nhưng lại lo lắng khá nhiều về việc mình mới làm. "Em đem băn khoăn nói với những người bạn đã khuyên mình bán tinh trùng, những người bạn này cười và cho rằng mày nghĩ nhiều làm gì cho mệt. Mày có tiền trả nợ, mà có mất gì đâu. Nghe bạn bè nói vậy, em cũng đỡ hối lỗi cho hành động của mình", T tâm sự.
Tưởng rằng mọi việc chừng đó là kết thúc bởi số nợ cũng trả gần xong, T không nghĩ đến việc mình sẽ bán tinh trùng thêm một lần nữa. Thế nhưng, lời rao bán vẫn còn nằm nguyên trên mạng, một hôm lại có một người đàn ông điện đến hỏi mua tinh trùng.
Ban đầu, T quyết định không bán, nhưng người đàn ông đã kể lể về những nỗi khổ của mình không thể nào sinh được con. Người đàn ông này cho biết, chỉ cần T chịu bán tinh trùng, anh ta sẽ mua với giá 10 triệu đồng. Trước số tiền quá lớn, T đã không thể nào đừng được, cậu lại tặc lưỡi quyết định bán thêm một lần nữa.
Cứ thế, tiền cứ cuốn dần T vào con đường bán tinh trùng. Những băn khoăn, lo lắng, hối lỗi về việc bán tinh trùng dần dần tan biến trong đầu cậu. Giờ đây, cậu tự tìm cho mình một cách "biện hộ" cho việc làm của mình rằng: Bán tinh trùng cho những người không có con cũng là một việc làm từ thiện (!?). Cho đến bây giờ cậu đã "làm phúc" cho những người hiếm muộn... năm lần.
Sau mỗi lần "giao dịch" xong, T và khách hàng cắt liên lạc, cậu không cần biết người phụ nữ đã được cấy có đậu thai hay không. Khi được hỏi không sợ những đứa con của mình sau này lỡ gặp nhau sao? T trả lời một cách thành thật mà hời hợt: "Mình chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, vả lại mình bán đã năm người mà toàn ở xa nhau làm sao mà gặp nhau được".
Theo soha
Triết lý của sự... đỡ đẻ Quá sốt ruột với chuyện trẻ sơ sinh từ tuyến huyện đến tuyến T.Ư liên tục chết trong thời gian qua, tôi tìm đến GS-TS Cao Ngọc Thành - Hiệu trưởng, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế, chuyên gia về sản khoa hàng đầu ở miền Trung - để... hỏi cho ra lẽ. Hỏi miết, rồi cũng đến lúc...