Na.m sin.h nhà nghèo thi đỗ vào trường Y, 5 năm sau nhận thông báo: “Em không được tốt nghiệp” – Sự mở đầu của chuỗi bi kịch!
Nhiều người vẫn xót khi nhắc đến câu chuyện này.
Sinh viên đại học gánh vác hy vọng của cả gia đình
Liêu Ngân Siêu sinh ra trong một gia đình nông dân ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Cha mẹ cậu đều là những người nông dân chất phác. Cả gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nghèo khó từ sớm đã giống như một thứ bám chặt vào xương tủy, ăn sâu vào ký ức của Liêu Ngân Siêu, trở thành một điều không thể xóa nhòa.
Hồi nhỏ, Liêu Ngân Siêu toàn phải nhìn những đứ.a tr.ẻ khác trong làng có quần áo mới để mặc, còn mình chỉ có thể mặc những bộ đồ rách vá chằng chịt. Người ta có đồ ăn ngon, còn cậu chỉ có thể ăn bánh bao với dưa muối.
Cha mẹ của Liêu Ngân Siêu luôn tin rằng “tri thức thay đổi vận mệnh” và không muốn con mình phải sống cuộc đời khốn khỏ mãi mãi. Vì vậy, họ dốc hết sức mình để cho Liêu Ngân Siêu được đi học. Bản thân Liêu Ngân Siêu cũng hiểu rằng, học hành chăm chỉ là con đường duy nhất để vượt lên nghịch cảnh. Cậu quyết tâm học thật giỏi để sau này tìm được một công việc tốt.
Liêu Ngân Siêu sinh ra trong một gia đình khó khăn.
Cậu biết rằng mình không có quyền được lãng phí thời gian dành cho việc vui chơi, nên từ nhỏ đã chăm chỉ học hành, không dám lơ là dù chỉ một chút. Ở trường, cậu luôn là học sinh xuất sắc mọi mặt, năm nào cũng nhận được rất nhiều giấy khen. Mỗi lần nhận được giấy khen, cậu đều mang về nhà và trân trọng đưa cho cha mẹ xem.
Cha mẹ cậu thường dán những tấm giấy khen đó lên tường trong nhà. Mỗi lần nhìn thấy lên bức tường, họ lại cảm thấy ấm lòng. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, họ vẫn cắn răng vượt qua, luôn giữ niềm tin rằng con trai họ sẽ thoát khỏi cảnh nghèo, thay đổi số phận của gia đình.
Không phụ lòng kỳ vọng của cha mẹ, năm 2000, ở tuổ.i 18, cậu đỗ vào một trường đại học y khoa ở Tứ Xuyên. Liên Ngân Siêu tin rằng, đỗ đại học đồng nghĩa với việc mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tương lai sẽ ngập tràn ánh sáng. Và cứ thế, cậu mang theo hy vọng của cả gia đình, bắt đầu hành trình đến giảng đường đại học.
Trong nhà treo đầy giấy khen của Liêu Ngân Siêu.
Quyết định bỏ nhà ra đi trong cơn giận
Nhưng hiện thực thường khắc nghiệt. Để cho con trai được nhập học, cha mẹ của Liêu Ngân Siêu đã dốc toàn bộ số tiề.n họ có, thậm chí phải vay mượn khắp nơi từ người thân, bạn bè mới đủ đóng học phí và sinh hoạt phí cho năm đầu tiên của cậu. Tuy nhiên, chi phí cho 5 năm học y khoa là điều mà gia đình khó lòng gánh vác nổi.
Ở trường, Liêu Ngân Siêu cố gắng giảm thiểu mọi chi tiêu trong cuộc sống, ăn những bữa cơm rẻ nhất và không tham gia các buổi tụ họp vui chơi. Và để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cậu cũng tranh thủ thời gian rảnh để làm thêm. Dù rất ghét những ngày tháng khó khăn này, nhưng cậu luôn tự nhủ rằng, chỉ cần vượt qua là mọi thứ sẽ ổn, sau khi tốt nghiệp đại học, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp.
Liêu Ngân Siêu có một cô em họ tên là Liêu Anh. Trong ký ức của cô, anh họ là một trong số ít sinh viên đại học của làng. Vì vậy, việc trở lại trường để nhận bằng tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng, gần như tất cả bà con đều biết đến. Gia đình ai cũng mong chờ ngày anh họ lấy được bằng tốt nghiệp rồi trở về quê mở một phòng khám.
Video đang HOT
Việc học tại trường Y khiến gia đình Liêu Ngân Siêu gặp áp lực về kinh tế.
Thế nhưng, gia đình không hề hay biết rằng, khi Liêu Ngân Siêu mang sự kỳ vọng đến trường để nhận bằng tốt nghiệp, cậu lại bị từ chối vì chưa đóng đủ học phí. Khoảnh khắc bị thông báo không thể nhận bằng tốt nghiệp, Liêu Ngân Siêu cảm thấy như mọi thứ sụp đổ hoàn toàn. Những giây phút cắn răng chịu đựng, kiến thức từ sách vở, từng khoảnh khắc nỗ lực học tập, ánh mắt tràn đầy hy vọng của cha mẹ, và cả những tấm giấy khen đầy trên tường ở nhà – tất cả đều tan vỡ.
Cậu đã khẩn khoản cầu xin ban lãnh đạo nhà trường, mong được nhận bằng trước rồi sau đó sẽ đóng đủ học phí, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Liêu Ngân Siêu chìm trong nỗi đau buồn và thất vọng. Con đường phía trước dường như mịt mù, cậu không biết phải đi đâu, cũng không biết làm thế nào để đối diện với cha mẹ. Trong cơn thất vọng, cậu quyết định đến Quảng Đông (Trung Quốc) để làm thuê. Đây cũng là khởi đầu cho 16 năm lang bạt đầy khó khăn của cậu.
16 năm lang thang, tóc bạc trắng, thân thể đầy bệnh tật
Cha mẹ của Liêu Ngân Siêu không thể ngờ rằng, sau khi đi nhận bằng tốt nghiệp, con trai họ lại biến mất không để lại một dấu vết nào. Cả gia đình chìm trong nỗi đau tột cùng, không ngừng tìm kiếm tung tích con trai. Chỉ cần kiếm được chút tiề.n, họ lại nhờ người dò hỏi khắp nơi nhưng vẫn không thể gặp lại con. Mỗi lần nhìn vào những tấm giấy khen vẫn còn treo trên tường, họ lại không cầm được nước mắt, khóc đến đau lòng.
Lâu dần, mẹ của Liêu Ngân Siêu vì quá thương nhớ con, không chịu nổi cú sốc, đã bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tâm thần. Bà thường tự nói chuyện một mình, và mỗi khi nhìn thấy ai đó ngoài đường trạc tuổ.i con trai, bà lại chạy đến ôm người đó, coi như con của mình. Trong khi đó, cha của Liêu Ngân Siêu nhiều lần có ý định ra đi mãi mãi, nhưng đều được người khác kịp thời ngăn lại.
Gia đình sống trong cảnh nghèo khó, trong căn nhà chỉ còn lại mỗi một chiếc giường, hầu như không có đồ đạc gì khác. Dù vậy, họ chưa bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm con trai. Mãi đến 16 năm sau, cha mẹ cậu, sau bao khổ đau và biến cố, mới được gặp lại con trai mình.
Liêu Ngân Siêu lúc này đã là một người đàn ông trung niên 41 tuổ.i, tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi. Anh còn mắc bệnh suy thận mãn tính, phải chịu đựng bệnh tật trong thời gian dài.
Bố mẹ Liêu Ngân Siêu vô cùng đau đắn trước quyết định rời nhà ra đi của con.
Người ta tìm thấy Liêu Ngân Siêu khi anh ngất xỉu tại một công trường, được đưa đến bệnh viện và được một nhóm tình nguyện viên nhận ra nhờ những thông báo tìm kiếm trước đó. Trong suốt 16 năm, anh đã sống ẩn danh, làm thuê khắp các tỉnh Quảng Đông, không có giấy tờ tùy thân cũng như bằng cấp, chỉ có thể kiếm sống qua những công việc tại nhà máy hoặc công trường. Anh sống phiêu bạt không nơi ở cố định, cho đến khi bệnh tình trở nặng, anh mới chịu tiết lộ câu chuyện thực sự của mình.
Khi được hỏi tại sao nhiều năm qua không liên lạc với gia đình, Liêu Ngân Siêu nói rằng anh muốn gây dựng sự nghiệp ở bên ngoài, không muốn trở thành gánh nặng cho cha mẹ. Thế nhưng, anh không ngờ rằng chính việc ra đi không lời từ biệt của mình lại đẩy cha mẹ vào vực thẳm đau khổ.
Liêu Ngân Siêu được đưa về một bệnh viện ở quê nhà. Ngoài bệnh suy thận mãn tính, anh còn mắc thêm nhiều căn bệnh khác. Hiện tại, cả gia đình đang lo lắng xoay xở tiề.n thuốc men cho anh. Song việc đứa con đã thất lạc nhiều năm trở về bên cạnh là niềm an ủi lớn nhất với cha mẹ anh.
Ngày gặp lại con, cha mẹ của Liêu Ngân Siêu đã khóc nức nở. Những năm tháng dài đằng đẵng đầy nỗi nhớ mong và đau cuối cùng cũng tan chảy thành những giọt nước mắt.
Người từng là một sinh viên y khoa mang trong mình vô số hy vọng, cuối cùng lại trở thành một người đàn ông trung niên lang thang suốt nhiều năm, mắc bệnh hiểm nghèo, rơi vào cảnh tay trắng – điều này khiến người ta không khỏi chua xót. Bức tường căn nhà lợp ngói của gia đình đã nhuốm màu thời gian, nhưng những tấm giấy khen vẫn còn đó, nhưng nỗi buồn còn mãi.
Nhận lại con trai sau 16 năm, bố mẹ anh không khỏi sốc.
Điều khiến chúng ta trăn trở chỉ là cách đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người đều phải đối mặt với những nỗi đau khác nhau, nhưng không có khó khăn nào là không thể vượt qua. Chỉ khi dũng cảm đối mặt với nghịch cảnh, ta mới có thể nhìn thấy vẻ đẹp của tương lai.
Dân làng góp 10 triệu cho chàng trai vào ĐH, sau 23 năm anh ta vẫn chưa trả hết nhưng không một ai đòi
Hành trình trả ơn của anh với dân làng đã kéo dài suốt hơn hai thập kỷ.
Nội dung chính:
- Dân làng chung tay nuôi na.m sin.h đi học
- Quyết định trở lại quê hương
- Điều quan trọng hơn cả vật chất
Hạ Tinh Long, sinh năm 1980 tại một ngôi làng trên cao nguyên Hoàng Thổ, Lâm Phần, Sơn Tây, Trung Quốc. Nơi đây núi non hiểm trở, đất đai cằn cỗi, quanh năm khô hạn. Khi đó, trong làng không có bác sĩ, đường đến trạm y tế xã và bệnh viện huyện lại xa xôi cách trở. Năm Hạ Tinh Long 12 tuổ.i, ông nội anh qua đời vì không được chữa trị kịp thời. Từ đó, anh âm thầm quyết tâm không để bi kịch tương tự xảy ra.
Năm 1996, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Hạ Tinh Long thi đỗ trường y. Tuy nhiên, cha anh lại trăn trở trước khoản học phí hơn 3.000 NDT (khoảng 10,5 triệu đồng). Lúc bấy giờ, thu nhập cả năm của gia đình chỉ hơn 1.000 NDT (khoảng 3,5 triệu đồng). Không muốn cha mẹ lo lắng, Hạ Tinh Long định bỏ học đi làm thuê.
Nghe tin, bà con lối xóm kéo đến nhà Hạ Tinh Long và nói: "Chỗ chúng ta có một người đỗ đại học là không dễ dàng. Con muốn học thì cứ để nó học, học phí chúng ta cùng nhau góp lại."
Những ngày đầu và sự tin tưởng từ người dân
Thế là, người 50 NDT, người 100 NDT, cuối cùng cũng đủ tiề.n học phí. Ngày nhập học, Hạ Tinh Long nắm chặt số tiề.n 3.000 NDT học phí, nói với bà con: "Cháu nhất định sẽ quay về báo đáp mọi người."
Suốt thời gian học, Hạ Tinh Long không dám lãng phí một phút giây nào, vì phần lớn tiề.n học của anh là nhờ bà con gom góp vào hỗ trợ. Sau khi tốt nghiệp, anh đến bệnh viện huyện thực tập. Vì không có tiề.n thuê nhà, anh ở lại bệnh viện trực đêm. Kết thúc thời gian thực tập, thành tích của Hạ Tinh Long đều xuất sắc. Thầy cô và bạn bè đều mong anh ở lại trường làm việc nhưng anh đều từ chối. Anh nói: "Tôi không thể phụ lòng bà con."
Khi anh báo tin sẽ về làng làm bác sĩ, cả nhà đều phản đối. Hạ Tinh Long phải giải thích từng người một. Thấy anh đã quyết tâm, cha mẹ người thân cũng không nói gì thêm. Thế là Hạ Tinh Long trở về quê, đồng thời anh cũng kết hôn với người bạn gái đã đồng hành suốt nhiều năm qua.
Cha mẹ anh đã dồn hết tiề.n tiết kiệm để ủng hộ anh. Mùa xuân năm 2000, phòng khám của Hạ Tinh Long được mở. Anh in hơn 4.000 tờ rơi phát cho bà con nhưng mọi người lại không đến, cho rằng anh còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Vượt qua khó khăn, khẳng định y đức bằng hành động
Một đêm nọ, con trai của một cụ già 85 tuổ.i trong làng tìm đến anh. Hóa ra cụ già đang hấp hối, đã được cấp ba giấy báo bệnh nguy kịch và đang chuẩn bị hậu sự. Con trai cụ già đành liều gọi Hạ Tinh Long đến xem, nói: "Anh xem thử, được thì được, không được thì thôi!"
Hơn mười ngày liền, Hạ Tinh Long túc trực bên cạnh cụ già, quan sát, chẩn đoán, dùng thuố.c, cuối cùng đã thành công cứu sống bà cụ. Tiếng lành đồn xa, Hạ Tinh Long nổi tiếng khắp làng. Người dân ở các vùng lân cận tìm đến chữa bệnh nườm nượp.
Để thuận tiện cho bà con, Hạ Tinh Long in danh thiếp phát đến từng nhà. Chỉ cần bà con cần, anh sẵn sàng đến tận nhà khám bệnh bất cứ lúc nào.
Thời gian trôi qua, danh tiếng của Hạ Tinh Long ngày càng vang xa. Thương con vất vả, cha anh mua cho anh một chiếc xe đạp với giá 40 NDT. Nhưng đường núi khó đi, gặp trời mưa vẫn phải đi bộ. Vì vậy, anh bàn với cha vay tiề.n mua một chiếc xe máy.
Năm 2013, Hạ Tinh Long nhận được điện thoại. Một đứ.a tr.ẻ ở làng bên cạnh bị sốt co giật. Nhận được điện thoại, anh vội vàng đi khám bệnh. Lúc này trời vừa mới có tuyết, trên đường lại đóng một lớp băng. Khi lên một con dốc, xe máy của Hạ Tinh Long bất ngờ mất lái, ngã xuống. May mắn là anh vẫn kịp đến cứu đứ.a tr.ẻ.
Ngày hôm sau, lại có người gọi điện báo cụ già bị lên cơn hen suyễn. Lần này, trên đường đi, anh lại bị lăn xuống mương. Khi anh đến nơi, tất cả mọi người đều xúc động không nói nên lời.
Cám dỗ vật chất và món nợ ân tình
Tưởng rằng lần này sẽ được nghỉ ngơi, nhưng nằm được vài ngày, Hạ Tinh Long lại tiếp tục khám chữa bệnh miễn phí. Có ngày anh phải đi khám đến 30 lần!
Làm việc vất vả khiến Hạ Tinh Long mắc nhiều bệnh. Bà con xót thương anh nhưng anh lại nói: "Bệnh nhân như người thân, điện thoại reo là có bệnh, chỉ cần điện thoại reo, tôi phải chạy đua với thời gian."
Năm 2009, con của anh đến tuổ.i đi học. Để con được học hành tốt hơn, vợ anh tìm được một căn nhà mặt tiề.n trong thành phố, dự định vừa mở phòng khám vừa chăm sóc con.
Nhưng Hạ Tinh Long biết chuyện liền kiên quyết phản đối. Hai vợ chồng vì chuyện này mà xích mích. Không ngờ, bà con nghe tin liền đến khuyên anh ở lại. Người thì mang tiề.n, người thì mang đồ đến. Trong đó, có một cụ già cầm một xấp tiề.n nhàu nát đưa cho anh, nói: "Mấy năm nay hai vợ chồng vất vả rồi. Đây là số tiề.n khám bệnh bà còn nợ, cuối năm tôi nhất định sẽ trả hết. Tinh Long, con ở lại đi! Con mà đi rồi, chúng ta thật sự không biết làm sao."
Cuối cùng, vợ anh một mình đưa con lên thành phố học, lúc rảnh rỗi cũng về giúp chồng làm những việc lặt vặt.
Năm 2013, Hạ Tinh Long tham gia buổi họp lớp. Bạn bè lâu ngày không gặp đã thay đổi rất nhiều, cuộc sống đều khấm khá. Còn anh ăn mặc giản dị, nhìn lại không có tài sản gì có giá trị. Hơn 20 năm, Hạ Tinh Long phục vụ 24/24 cho hơn 4.000 người dân của 28 ngôi làng lân cận. Anh đã đi hỏng 7 chiếc xe máy, mòn biết bao nhiêu đôi giày, quãng đường khám bệnh lên tới hơn 400.000 km. Chỉ riêng tiề.n thuốc men anh tự bỏ ra đã hơn 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng), tổng số tiề.n khám bệnh miễn phí lên tới hơn 350.000 NDT (khoảng 1,2 tỷ đồng).
Năm 2016, Hạ Tinh Long được bình chọn là một trong mười nhân vật truyền cảm hứng năm 2016 của Trung Quốc. Số tiề.n học phí trước đây không ai nhắc đến. Còn Hạ Tinh Long luôn cảm thấy, trả tiề.n thì dễ, nhưng trả ơn thì khó, cách tốt nhất để anh báo đáp lòng tốt của mình là gắn bó với mảnh đất này và dùng kiến thức, khả năng của mình để bảo vệ sức khỏe cho người dân trong làng.
Na.m sin.h thi đại học chỉ viết đúng 16 chữ mỗi môn, bị 0 điểm vẫn tuyên bố sẽ giàu có giống Bill Gates: Cuộc sống sau 1 năm gây bất ngờ Cố tình bị điểm 0 trong kỳ thi đại học, chàng trai Trung Quốc nhận kết cục không mấy tốt đẹp. Tại Trung Quốc, cao khảo được coi là kỳ thi quan trọng nhất, quyết định tương lai của các sĩ tử sau này. Tuy nhiên, vì một số lý do khác nhau, nhiều thí sinh thay vì nỗ lực hết mình để...