Nam sinh ‘nâng cao sĩ diện’ bằng…thuốc lào
Tưởng rằng hút thuốc lào là “thú vui” của những bác xe ôm, người cao tuổi, người làm nghề tự do nhưng thực tế thì không hẳn vậy…
Hiện nay, số lượng nam sinh hút thuốc lá khá nhiều, tuy nhiên nó không còn là hàng “độc” nữa. Nhiều sinh viên chuyển sang loại hình khác: thuốc lào. Và nó đã trở thành “món” ưa thích của nhiều sinh viên nam mỗi khi lê la ở quán nước vỉa hè.
Bắn điếu thuốc lào, nâng cao sĩ diện
Tùng – sinh viên Đại học Xây dựng vê thuốc điệu nghệ, đặt vào nõ điếu, châm lửa, rít một hơi thật sâu rồi thong thả ngửa ngưởi nhả từng làn khói trắng.
Mỗi quán nước đều “trang bị” một, hai điếu cày phục vụ “thượng đế sinh viên” (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tùng chia sẻ : “Bình thường mình hút cả thuốc lá với thuốc lào nhưng hút thuốc lào nhiều hơn vì nó rất “phê”. Đặc biệt là vào những ngày lạnh, bắn một bi thuốc lào vào buổi sáng sớm cảm giác rất khoái, nó làm mình nôn nao, cảm giác rất ấm. Nói chung là rất khó diễn tả, những ai chưa hút thì khó mà cảm nhận được.”
Giờ tan học, tại quán nước trước cổng các trường đại học ở Hà Nội là nơi tụ tập của nhiều nam sinh viên. Mỗi quán nước đều “trang bị” một, hai điếu cày phục vụ “thượng đế sinh viên”. Cứ thế, hàng chục sinh viên truyền tay nhau cái điếu cày. Hết người này rít đến người khác rít. Họ truyền tay nhau cái thú vui mà ở quê nhà, hầu như chỉ dành cho nông dân, những người lao động có tuổi. Điều đáng nói là các bạn sinh viên, bạn nào cùng châm điếu cày và “chơi” thuộc lào một cách rất thuần thục.
Một bạn sinh viên lý luận: “Hút thuốc lào nâng cao… sĩ diện! Đang là sinh viên, có cái gì để sĩ diện ngoài cái này! Cứ ngồi quán cóc thỉnh thoảng rít cho kêu vào xem, khối thằng nhìn bằng con mắt thán phục…!”.
Video đang HOT
Tại một quán nước trước cổng trường Đại học Kiến Trúc, Hùng (sinh viên trường này) “bắn” xong điếu thuốc, mắt lim dim như vừa ngủ dậy, quay sang bảo mấy “đồng nghiệp” sinh viên ngồi cạnh: “Thuốc này nặng, phê quá”. Cả hội cười vang trước câu nói ngây ngô của Hùng. Cũng theo Hùng, hút thuốc lào bây giờ mới là “mốt”, vừa rẻ, lại vừa… phê
Thuốc Lào lên ngôi trong giới sinh viên
Tham khảo các blog, các diễn đàn dành cho sinh viên, giới trẻ không khó để bắt gặp những topic về thuốc lào. Những hình ảnh, clip sinh viên phê thuốc lào được được đưa lên rất nhiều. Có những thành viên còn comment rất cụ thể cảm giác khoan khoái của mình khi hút thuốc. Và đương nhiên những comment ấy luôn được thành viên của diễn đàn hưởng ứng nhiệt tình.
Sinh viên mê món “độc” thuốc lào (Ảnh VNN)
Thành – Đại học Giao thông Vận tải sau khi “bắn” xong một “bi”. Trông có vẻ khoan khoái, cậu nói vui: “Cũng… may, từ khi có cái món này mà em bỏ hẳn được thuốc lá”.
Và theo như Thành, thuốc lào có những ưu điểm vượt trội so với thuốc lá. Thuốc lào vừa rẻ, vừa “phê”, chỉ có cái bất tiện là đi đâu không mang theo được.
Đại đa số, những nam sinh đến với thuốc lào là được thừa hưởng thói quen từ chính người thân trong gia đình nhưng cũng không thiếu bạn hút thuốc lào là do phong trào, thể hiện đẳng cấp hoặc do bạn bè xúi giục.
Nam vốn quê Thanh Hóa, cậu ta nói: “Ở nhà em các cụ hút suốt, em cũng học theo. Ra đây học Đại học cũng không thể không có “em” điếu này.
Nam kể thêm, các bạn của Nam, 5 đứa thì có đến 3 đứa nghiện thuốc lào. Sinh viên, không dám chơi thuốc lá đắt tiền nên chơi “em” này vừa rẻ vừa phê. “Thỉnh thoảng, hội thuốc lào vẫn gặp nhau chơi mấy điếu cho vui lại có anh có em đấy”.
Thuốc lào đã trở thành món được các sinh viên ưa chuộng. Theo chị Nga, người đã có thâm niên bán nước nhiều năm ở cổng ĐH Giao thông Vận tải thì: “Sinh viên bây giờ toàn ra đây hút thuốc lào. Thuốc lá cũng không được ưa thích bằng. Mà chẳng biết chúng nó học được ở đâu mà thấy đứa nào cũng rất sành từ cách châm điếu cho đến rít thuốc, nhả khói”.
Cũng theo những người bán hàng nước khác thì hàng nước nào mà không có điếu cày là rơi ngay vào tình trạng ế ẩm. Do vậy nên bất kỳ quán trà đá nào cho dù thiếu bánh mì, kẹo lạc… nhưng không thể thiếu một “em điếu”.
Thuốc lào đã len lỏi vào đời sống sinh viên và trở thành trào lưu. Sự bao biện về “giá trị” của thuốc lào không thế phủ nhận những ảnh hưởng mà thuốc lào mang lại. Nó vừa làm mất mỹ quan lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút cũng như người xung quanh. Một thói quen cần phải bỏ nhưng vẫn được các sinh viên ưa chuộng.
Theo VietNamNet
Đâu rồi đạo đức, liêm sỉ?
Hết chen lấn rồi đến i bia, i dưa hấu, thậm chí cả một vụn đau thương sập mỏ đá Lèn Cờ,... người ta cũng kng tha "i của"... những hình ảnh xấu xí cứ liên tiếp lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây.
Điều đó kng những làm mất đi văn hóa ứng xử người Việt mà còn chạm vào cái tôi sĩ diện với kng biết bao nhiêu người khi chứng kiến những hình ảnh phản cảm.
Từ lon bia cho đến quả dưa hấu chẳng đáng là bao, nhưng hễ có cơ hội là họ sẵn sàng đỗ ra đường bất chấpn hay ùn tắc giao tng để i của. Họ sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để lượm nhặt, còn người bị nạn thì bất lực đứng nhìn, buông suôi nhìn người ta dẫm đạp lên nỗi đau của mình.
Nhìn hình ảnh này liên tưởng đến hình ảnh đất nước Nhật Bản.
Người dân dù có gặp hoạn nạn cũng kng đi i của kiểu này.
nh: Internet).
Thiết nghĩ những người tham gia i của kng những cướp của ở người bị nạn mà còn là hành vi cướp đi mất cái sự dạy dỗ của bao nhiêu bậc cha mẹ hàng ngày dạy con mình "nhặt của rơi trả cho người mất", khi trẻ em chứng kiến những hành vi này thì còn đâu là cái tình giúp nhau lúc hoạn nạn được dỗ dạy bởi lòng bao dung...
Một hình ảnh thật đối nghịch, đó là trong cơn cùng cực của người dân Nhật Bản sau trận siêu động đất và sóng thần, nhưng họ vẫn tử tế xếp hàng nhận cứu trợ, nay các cơ quan hành chính của Nhật lại nhận hàng trăm thứ đồ thất lạc, hàng chục triệu yên mỗi ngày từ chính những người mà hoàn cảnh của họ còn đang thiếu thốn trăm bề.
Sự thay đổi từ giàu - nghèo, khó khổ đến mặt ấm ăn no người ta có thể xoay xở bằng cách này cách nọ nhưng phải cho sạch, cho thơm. Còn hình ảnh "i của" kng những nó làm tổn thương đến cái tôi sĩ diện với bao nhiêu người chứng kiến... mà còn trầm trọng hơn cho những thế hệ khi sự "vô cảm" sẽ được đem ra đối xử khi họ gặp vấn nạn.
Theo Dân Trí
Kỳ dị nghề chăn dắt "thiếu gia" Trong một lần trò chuyện, trung tá Chín (một cán bộ xin được giấu nơi công tác) khẳng định: Mỗi một "ông trùm" ở khu vực cụ thể nào đó đều có bí quyết đặc thù rất khác nhau để "lùa" "thiếu gia" và ái nữ nhà giàu vào vòng xoáy tình - tiền - tù - tội... Mục đích của những "chiến...