Nam sinh mồ côi học giỏi nhất lớp không dám mơ vào đại học
Giỏi nhất lớp, nhưng Trương Bảo Sơn, cậu học trò mồ côi ở H.Văn Chấn, Yên Bái, vẫn không dám ước mơ vào đại học.
Đau thương chồng chất
Trương Bảo Sơn là học sinh lớp 12A2, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên H.Văn Yên, Yên Bái. Sơn có hoàn cảnh quá éo le. “Em nghe mẹ kể bố là người miền Nam, mẹ em ở H.Văn Chấn, Yên Bái. Hai người gặp nhau khi cùng đi làm ở Thanh Hóa, nhưng sau đó bố mất vì tai nạn giao thông khi em còn trong bụng mẹ”, Sơn xúc động kể.
Có lẽ vì bố mất khi Sơn chưa ra đời nên nhà nội đã không đón nhận em. Sơn được ông bà ngoại cưu mang. Mẹ đi làm thuê xa nhà, Sơn phải tự lập từ nhỏ. Khi có chút vốn, mẹ về quê mở quán làm tóc thì bất hạnh lại giáng xuống đầu Sơn, cả ông ngoại và mẹ em đột ngột ra đi.
c Căn nhà cũ của Sơn ở quê
Video đang HOT
“Ông ngoại mất chưa được 49 ngày, em vừa trải qua cú sốc mất ông thì mẹ cũng ra đi vì đột quỵ”, Sơn kể và nhớ lại buổi trưa, đang ăn cơm thì Sơn thấy mẹ gục xuống và bất tỉnh. Mẹ Sơn được cấp cứu 1 ngày 1 đêm trong trạng thái vô thức, sau đó thì mất.
Khi mẹ mất, Sơn bất lực và hoang mang tột độ. Em không biết chuyện gì đang xảy ra. Thời điểm đó em đã thi đỗ vào lớp 10 và chỉ còn bà ngoại già yếu cùng cậu mợ nhưng hoàn cảnh cũng khó khăn. Bà và cậu mợ vẫn động viên em tiếp tục theo học nhưng nghĩ cảnh không ai nuôi được mình và tương lai không biết đi về đâu, nên chỉ học được 1 học kỳ lớp 10 thì Sơn quyết định nghỉ học.
“Em không muốn làm gánh nặng cho bà và cậu mợ nên nghỉ học định đi làm kiếm tiền. Tuy nhiên, em cũng không kiếm được việc làm, nên chỉ quanh quẩn ở nhà giúp bà làm nông, trồng rau, nuôi lợn, kiếm củi để có tiền ăn rau cháo qua ngày. Có một thời gian bà ốm, không có tiền mua thuốc, em đi phơi ván gỗ thuê để lấy tiền mua thuốc cho bà. Đợt đấy bà ho quá, mua thuốc hết mấy triệu, nên em thiếu thốn lắm, chỉ ăn cơm với muối thôi”, Sơn buồn rầu kể.
Trương Bảo Sơn – cậu học trò mồ côi Nhật Nam
Lấy tiền đâu để lo cho cuộc sống ?
Thấy hoàn cảnh của Sơn quá éo le, một người họ hàng của mẹ em bà Phạm Thị Hiên (giáo viên tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên H.Văn Yên, Yên Bái), đã vận động Sơn đi học trở lại và đón em đến ở nhà mình tại H.Văn Yên để Sơn được đi học tại nơi mình công tác. Bà Hiên cho biết mình cũng lớn lên từ thân phận mồ côi nên thương cảm và mong muốn nuôi Sơn ăn học hết lớp 12.
Mặc dù hoàn cảnh éo le, nhưng từ khi quay trở lại trường học, Sơn luôn nỗ lực học và năm nào cũng là học sinh giỏi nhất lớp với kết quả tổng kết trên 8,2. Thầy Dương Huy Thành, giáo viên chủ nhiệm của em, chia sẻ Sơn là một người rất nghị lực. “Sáng em đi học văn hóa, chiều em học nghề tại trường, tối về lại đi phục vụ ở quán ăn”, thầy Thành cho biết.
Thầy Thành cũng chia sẻ vào các dịp hè, Sơn còn đi làm thuê ở nhiều nơi để có thêm ít tiền trang trải cuộc sống. “Sơn là học sinh giỏi nhất lớp, kết quả học tập có thể đỗ được vào những trường đại học lớn, nhưng cơ hội đi học rất bấp bênh vì không có ai có thể chu cấp cho em được”, thầy Thành chia sẻ.
Nói về hoàn cảnh của mình, Sơn cũng cho biết em không biết nương tựa vào ai vì bà và cậu mợ đều khó khăn. Gia tài của Sơn chỉ là một căn nhà cũ nát ở quê. Trong nhà không có vật dụng gì đáng giá, nên em không dám ước mơ vào đại học. “Em đã phải bỏ học một lần và thấy rằng không tiếp tục đi học thì rất khó thay đổi tương lai. Dì em (bà Hiên) chỉ có thể nuôi em ăn học hết THPT, còn khi đi học xa thì em không biết lấy tiền đâu để lo cho cuộc sống”, Sơn hoang mang nói.
Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Sơn đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa. Em đã nỗ lực học hành nhưng với hoàn cảnh quá éo le, em phải đối mặt với muôn vàn khó khăn ở phía trước.
Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp em Trương Bảo Sơn (lớp 12A2, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên H.Văn Yên, Yên Bái), quý độc giả vui lòng gửi về: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 – Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Trương Bảo Sơn; hoặc chuyển trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện của Báo Thanh Niên trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển số tiền của bạn đọc đóng góp đến em Trương Bảo Sơn trong thời gian sớm nhất.
Nhiều học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh quyết đi xuất khẩu lao động dù đậu đại học top đầu, nguyên nhân vì sao?
Học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh dù đậu đại học top đầu nhưng lại không chọn con đường đại học. Các em học sinh quyết định rẽ hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức nơi xứ người.
Những năm gần đây, học sinh ở những làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh có xu hướng học THPT để lấy tấm bằng tốt nghiệp. Sau đấy, các em sẽ chọn con đường ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Đáng nói, rất nhiều em học sinh sở hữu thành tích học tập tốt, thậm chí rất nhiều em là học sinh giỏi và thi đậu vào những ngôi trường đại học thuộc top đầu.
Thực ra trước đây, phụ huynh ở vùng quê này vẫn nghĩ rằng dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn ra sao thì vẫn sẽ cố gắng cho con đi học đại học. Bởi con vào được giảng đường đại học thì gia đình cũng sẽ tự hào, có hy vọng thoát nghèo. Thế những những năm nay, rất nhiều sinh viên ra trường lại không xin được việc làm hoặc phải làm những công việc không đúng với chuyên ngành, chuyên môn. Nhiều em may mắn tìm được việc làm thì mức lương nhận được cũng không đủ để trang trải cuộc sống.
Rất nhiều học sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã không còn "mặn mà" với chuyện học (Ảnh minh họa)
Từ đó, nhiều bậc phụ huynh đã dần thay đổi quan điểm. Họ chấp nhận để các con của mình từ chối học đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động dù có nhiều em vẫn sở hữu thành tích học tập rất tốt. Trả lời báo Zing, thầy Lê Hoài Nam, Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết trong năm học vừa rồi nhà trường có 2 học sinh đoạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý và có thể ôn luyện để thi học sinh giỏi quốc gia nhưng từ chối tham gia vào đội dự tuyển. Các em cho biết mình không có ý định vào đại học và cần thời gian để ôn tập tiếng Hàn, Nhật cũng như các kỹ năng để đi xuất khẩu lao động.
Học bạ của một em học sinh giỏi quyết đi xuất khẩu lao động tại Nhật (Ảnh: VietNamNet)
Chia sẻ với VienNamNet , hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cho biết các em ngày nay có định hướng rất thực tế. Các em quan niệm rằng đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm nên không chỉ có các bạn mang học lực trung bình mà nhiều em học sinh giỏi cũng chỉ học để lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi lên đường "xuất ngoại".
Tình nguyện hè có gì mà cuốn hút bạn trẻ đến thế? Nghỉ hè, sinh viên có nhiều sự lựa chọn cho bản thân như đi làm thêm, về quê nghỉ ngơi sau một năm học tập xa vất vả, nhưng cũng có không ít sinh viên dành khoảng thời gian này để tham gia các hoạt động tình nguyện hè. Tạm gác lại bao kế hoạch, dự định của mùa hè, sinh viên lựa...