Nam sinh mồ côi, đi thi đại học với 500 nghìn đồng
Mất mẹ từ lúc 1 tuổi, Dũng phải sống cùng bà ngoại. Kỳ thi đại học năm nay, Dũng lên Thủ đô chỉ với 500.000 đồng trong tay cùng ước mơ đỗ vào trường Đại học Thủy lợi.
Không được may mắn như các bạn có bố mẹ đưa đi thi, Nguyễn Việt Dũng (18 tuổi), quê ở thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương phải tự lên Hà Nội thi đại học khi trong tay chỉ có 500.000 đồng.
Dũng mất mẹ từ lúc 1 tuổi. Từ đó, em sống cùng bà ngoại. Cuộc sống của hai bà cháu chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng.
Chàng trai quê Hải Dương tâm sự: “Bà ngoại em mất cuối năm 2013. Hiện tại, em sống một mình. Tài sản lớn nhất của em trong căn nhà cấp bốn là 2 chiếc quạt, vài tải lúa, 1 con mèo và 2 con thỏ”.
Mồ côi mẹ từ lúc 1 tuổi
Chúng tôi gặp Dũng ở căng tin ký túc xá trường Đại học Thủy lợi. Dáng người dong dỏng, khuôn mặt gầy guộc, ánh mắt Dũng đượm buồn khi chia sẻ về cuộc đời mình. Dũng kể: “Năm em 1 tuổi, mẹ mất vì căn bệnh ung thư. Kể từ đó, em sống và lớn lên trong tình yêu thương của bà ngoại”.
Nhắc đến bố, Dũng cúi mặt buồn rầu nói: “Bố em đã không quan tâm từ khi em sinh ra. Hiện giờ bố cũng đã có gia đình riêng rồi”.
Nguyễn Việt Dũng ôn luyện trước kỳ thi đại học
Thiếu vòng tay, tình thương của cha mẹ, cuộc sống của Dũng gặp nhiều khó khăn. Bà ngoại em nhiều lần phải nhờ sự trợ giúp của hàng xóm để nuôi em khôn lớn. Nhiều hôm, hai bà cháu phải nhịn đói vì nhà hết gạo.
Video đang HOT
Đến năm cấp 2, Dũng bắt đầu phụ giúp được bà ngoại. Sau những giờ học, ngoài việc nấu nướng, Dũng còn giúp bà việc đồng áng.
Lên cấp 3, Dũng học ở trường THPT Hà Bắc, cách nhà 3km. Hằng ngày, Dũng đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của một người họ hàng cho. Thời gian này, bà ngoại thường ốm yếu nên Dũng vừa đi học, vừa phải chăm sóc bà và lo việc đồng áng.
Đến năm 2013, vì tuổi già, sức yếu, bà ngoại Dũng đã qua đời. Kể từ đó đến nay, Dũng phải sống một mình trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng. Mọi sinh hoạt hằng ngày, cũng như việc cấy cày để duy trì cuộc sống, Dũng đều tự làm. Những lúc đi học, bí bách quá, Dũng phải nhờ sự giúp đỡ của người cậu và một số người thân ở sát nhà.
Dũng cho hay, căn nhà cấp 4 em đang ở gồm 2 gian, lợp ngói. Bên trong nhà là nền đất, chỉ có duy nhất 2 chiếc quạt và vài tải lúa là đáng giá hơn cả.
“Ở một mình, lại đang đi học nên cuộc sống của em luôn bộn bề khó khăn, khổ cực. Em nhớ, có những lúc nửa đêm khi đang ngủ, em phải bật dậy thức đến sáng vì trời mưa to, giường bị dột ướt”, Dũng nói.
“Trong mắt em, bà ngoại là người hiền lành, chân chất. Em còn nhớ rất nhiều kỷ niệm khi sống cùng bà. Đặc biệt là lúc học lớp 6, em đi tắm sông về bị cảm, phải nằm viện hơn 1 tuần. Bà ngoại phải chạy vạy khắp nơi vay tiền nộp viện phí cho em, chăm sóc em từng bữa ăn, giấc ngủ. Em luôn ghi nhớ lời bà ngoại dặn dò trước lúc mất: ‘Dù nghèo cũng phải sống cho tốt, phải biết phấn đấu vượt lên số phận’”, Dũng vừa khóc vừa kể những kỉ niệm về bà.
Đi thi đại học với 500.000 đồng
Dũng cho biết, trong suốt quá trình học phổ thông, em được nhà trường miễn học phí. Khi đi học thêm, thầy cô dạy môn Toán, Lý biết hoàn cảnh em khó khăn nên không thu tiền. Mỗi tháng, Dũng còn nhận được 180.000 đồng tiền trợ cấp hộ nghèo.
Kỳ thi đại học năm nay, Dũng thi khối A, ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, trường Đại học Thủy Lợi. “Ở quê em, phần lớn người dân làm nông nghiệp. Hiện tại, hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho ruộng đồng chưa được tốt. Do vậy, em mong muốn sau này trở thành kỹ sư nông nghiệp để về quê hương giúp ích cho bà con”, Dũng chia sẻ về ước mơ của mình.
Ngoài thi khối A, Dũng còn nộp hồ sơ thi khối B trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, em đạt 24 điểm.
Dũng cho biết thêm, trước khi đi thi đại học, em chỉ có hơn 100 nghìn đồng trong tay. Người thân, hàng xóm thương tình, đã gom góp thêm nên giờ em có 500.000 đồng. Cậu em bận việc đống áng, chạy chợ nên không thể đưa em đi thi. May mắn, khi lên tới Hà Nội, em được các anh chị sinh viên tình nguyện đưa đến ở miễn phí trong ký túc xá Đại học Thủy Lợi.
“Em đã từng nghĩ, sau khi học xong phổ thông sẽ không thi đại học mà ở nhà xin vào làm ở một công ty nào đó. Nhưng rồi, người thân, hàng xóm động viên, em lại thấy có thêm động lực để đi thi. Mọi người đều nói, nếu thi đỗ, em có thể đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống”, Dũng chia sẻ.
Chia tay chúng tôi, Dũng mỉm cười nói: “Trước kỳ thi đại học, em khá lo lắng, hồi hộp. Hiện tại, em mới ôn luyện được khoảng 70% kiến thức các môn Toán, Lý, Hóa. Em sẽ cố gắng hoàn thiện thật tốt bài thi của mình để không phụ sự mong đợi của người thân, bạn bè”.
Theo Khampha
Bộ trưởng GD&ĐT: "Không bỏ điểm sàn đại học"
Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo không bỏ điểm sàn, điểm sàn năm nay không chỉ có một mức mà phân ra thành 2-3 mức.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT trước Quốc hội ngày 11/6, Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đề cập đến vấn đề bỏ điểm sàn đại học. Theo đại biểu, Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn đại học sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ quả là sản phẩm đầu ra không đáp ứng được yêu cầu việc làm của xã hội, sự mất cân đối trong đào tạo giữa thầy và thợ ngày càng lớn...
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ GD&ĐT không bỏ điểm sàn, vẫn có điểm sàn đại học. Đổi mới của tuyển sinh đại học năm nay là điểm sàn không chỉ có một mức mà phân ra thành 2-3 mức sàn. Có mức sàn cao và có mức sàn thấp hơn, nhưng mức sàn thấp hơn đó không hạ thấp tiêu chuẩn, yêu cầu so với các năm trước.
Lý giải vì sao thay đổi, không chỉ một mức sàn, Bộ trưởng cho rằng, điều này để triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học, tổ chức phân tầng đại học thành các tầng khác nhau, ở các mức chất lượng khác nhau bằng tiêu chí điểm sàn khác nhau, để thông báo cho học sinh, sinh viên cân nhắc lựa chọn vào học ở những trường phù hợp và có tính toán đến chất lượng.
Bộ trưởng nêu quan điểm, điểm sàn không quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, điểm sàn chỉ là giới hạn về chất lượng, nếu thấp hơn nữa sẽ không đủ yêu cầu có thể đào tạo được con người với những phẩm chất, năng lực cần có.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: "Vẫn có điểm sàn đại học"
Cũng tại phiên chất vấn, Đại biểu Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về thông tin có gần đến 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Luận cho biết, Bộ đã kiểm điểm thấy có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT về thực tế này. Cụ thể, trong một thời gian dài giáo dục đại học chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Nội dung, chương trình phương pháp dạy học, thi cử của các trường chủ yếu xuất phát từ khả năng hiện có của các nhà trường, chưa chú ý chưa có hoạt động thiết thực để tổ chức hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, quy trình mở trường cấp phép hoạt động cho các trường đại học, cao đẳng thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng đến nhu cầu thực tế của xã hội và địa phương. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn trong nước và thế giới.
Nội dung đào tạo nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, nhẹ thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
"Những yếu kém đó dẫn đến quy mô tuyển sinh và theo đó quy mô sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng lên, trong khi chất lượng đào tạo còn thấp và chưa được chú trọng nâng cao".
"Bộ GD&ĐT cùng với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên", Bộ trưởng Luận thừa nhận.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp để cải thiện tình hình theo hướng hạn chế việc thành lập các trường đại học, cao đẳng. Khi các trường đại học mở các chuyên ngành, có cảnh báo, thông báo với những ngành nghề, lĩnh vực đào tạo đã có quy mô lớn... không cho mở nữa. Ví dụ khối kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, sư phạm... Bộ đã có thông báo về sự bão hòa của thị trường.
Tuyển sinh ĐH-CĐ: Bỏ điểm sàn từ năm 2014 Đại diện Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2014. Sau khi lắng nghe góp ý của các chuyên gia giáo dục và các cựu quan chức trong ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã quyết định bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng từ năm 2014. Các trường ĐH, CĐ có đề án riêng đáp...