Nam sinh mất một chân vì ung thư xương
Mới 20 tuổi, cậu sinh viên Chử Đức Liêm đã 4 năm chống chọi với căn bệnh ung thư xương. Phải cắt bỏ một chân và đang truyền hóa chất nhưng Liêm vẫn nuôi hy vọng chiến thắng bệnh tật để được quay lại giảng đường.
Đầu trọc lốc do truyền hóa chất, chân trái bị cắt đến tận đùi còn cánh tay cắm đầy dây truyền hóa chất, khiến Chử Đức Liêm (20 tuổi, ở Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) trông thật khổ sở. Ngồi trên giường bệnh, cậu sinh viên năm hai có khuôn mặt hiền lành và nụ cười dễ mến khiến người đối diện vừa cảm phục vừa xót xa.
Bệnh tật hiểm nghèo khiến mọi việc quanh em trở nên khó khăn, kể cả những việc đơn giản nhất. Liêm không thể tự đi lại nên mọi sinh hoạt đều diễn ra tại chỗ. Thời gian này Liêm bắt buộc trải qua 7 đợt điều trị, mỗi đợt kéo dài 7 ngày với chi phí khoảng 4 triệu đồng. Trong đó, 2 ngày điều trị bằng hóa chất, 5 ngày truyền dịch.
Liêm hy vọng sẽ khỏi bệnh để đi học tiếp và trở thành nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Ảnh: Tiểu Nguyễn.
Tuy nhiên, chỉ cách đây vài tháng, Liêm vẫn còn là cậu sinh viên với cặp kính cận trí thức, mái tóc để cua, toát lên vẻ “mọt sách” đúng chất của dân Sử. Liêm cho biết, căn bệnh hiểm nghèo đeo đuổi ngay khi em học lớp 10, và bắt đầu đổ bệnh.
Năm 2008, chân Liêm có mụn lạ và thấy đau. Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán em bị ung thư xương nên chuyển sang bệnh viện K2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) điều trị. Để tránh mầm bệnh lây lan, em phải cắt bỏ chân trái đến ngang đùi. Đợt điều trị ấy Liêm mất 7 tháng không thể đến trường.
Sau lần phẫu thuật cắt xương, Liêm quyết tâm vào đội tuyển học sinh giỏi Sử của trường và đoạt giải Nhì cấp thành phố Hà Nội năm 2010. Sau đó em thi đỗ vào khoa Lịch sử, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2011. Đầu năm nay, em bị ho ra máu kéo dài, bác sĩ chắc chắn bệnh ung thư xương đã lan lên phổi.
Video đang HOT
Khuôn mặt gầy rộc vì thức đêm, nước da ngăm đen, cô Mai (mẹ Liêm, 53 tuổi) chỉ biết khóc khi nhắc tới con trai. Hằng đêm, đợi con truyền hóa chất xong, 2-3h sáng người mẹ mới dám đi ngủ. Để tiết kiệm chi phí, cô nép mình nằm một góc nhỏ cạnh con. Do không chịu được hóa chất nên Liêm thường xuyên nôn mửa. Có hôm, 2h30 sáng, vừa truyền dịch xong, cậu lại bị nôn.
Cô Mai cho biết, vợ chồng cô trước là công nhân xây dựng, năm 2005 nghỉ hưu. Liêm bị bệnh, chú Nghị (bố Liêm, 56 tuổi) xin làm bảo vệ ở trình xây dựng còn mẹ quẩy gánh đi bán cháo vỉa hè. Khi bệnh tình con trai nặng hơn, cô Mai không thể đi bán hàng như trước nữa nên gánh nặng cơm áo gạo tiền đổ cả lên vai bố Liêm, khiến ông bị xơ gan. Tiền lương công nhân ít ỏi của anh trai và lương hưu của bố mẹ Liêm không đủ mua thuốc điều trị cho hai người.
Cô Mai gầy rộc người vì chăm cậu con trai. Ảnh: Tiểu Nguyễn.
Ý thức được gia cảnh khó khăn, Liêm không chịu ăn thịt, cá, chỉ ăn chay và yêu cầu làm thức ăn theo ý mình. “Em không mua đồ ăn bên ngoài vì đắt đỏ lắm. May là có dì nấu cơm mang vào cho hai mẹ con nên chuyện cơm nước cũng đỡ một phần”, Liêm mỉm cười giải thích.
Rồi cầu thỏ thẻ tâm sự, muốn khỏi bệnh thật nhanh nhưng cũng lo gia đình vất vả quá sức. “Mẹ luôn động viên nhưng đôi lần, em bắt gặp bà khóc. Em không muốn mẹ ngày đêm vật vờ bên giường bệnh. Em mong bố khỏi bệnh nhanh nhưng làm sao để có nhiều tiền chi trả cho những lần điều trị?”, Liêm nghẹn ngào.
Lo lắng nhưng Liêm không cho phép mình tuyệt vọng bởi “còn nhiều điều đang chờ đợi phía trước, đặc biệt là việc chăm sóc bố mẹ suốt quãng đời còn lại”.
Để quên bệnh tật, hàng ngày, Liêm chăm đọc sách và nghe nhạc. Sách giúp thanh lọc tâm hồn và làm cậu cảm thấy yêu đời hơn hẳn. Những cuốn sách ấy được bạn bè gửi đến như lời động viên an ủi. Không chỉ thầy cô, bạn bè lớp đại học, thầy chủ nhiệm và các bạn cấp 3 của Liêm cũng tới thăm.
“Tuy mọi người không thể thường xuyên đến chơi nhưng những lời nhắn nhủ của họ trên Facebook thực sự khiến em hạnh phúc. Em hy vọng mình sẽ khỏi bệnh để được học tiếp và trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa”, Liêm nói và khoe mới được trao giải thưởng Lê Văn Hưu dành cho 10 sinh viên có thành tích học tập tốt nhất khoa Lịch sử.
Trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Trần Văn Công, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện K2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội), Liêm bị ung thư xương đùi trái được điều trị từ 4 năm trước. Căn bệnh này có tên là sacôm xương – loại ung thư phát sinh từ xương. Mọi xương trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng nhưng vị trí phổ biến nhất là tay và chân, đặt biệt quanh khớp gối.
“Bệnh này phát triển rất nhanh nên bệnh nhân cần điều trị sớm. Liêm cần phải sẵn sàng mọi thứ cho những cuộc điều trị bằng hóa chất kéo dài mới mong phục hồi”, bác sĩ Công cho biết thêm.
Theo VNE
Ung thư di căn xương
Di căn xương là các khối u phát triển trong cấu trúc xương do sự nở và tăng sinh của tế bào ung thư mẹ từ nơi khác di chuyển đến, hay còn gọi ung thư phát triển của xương di căn xương thường gặp trong đợt bệnh tiến triển, nghĩa là bệnh đã phát triển lan tỏa.
Ung thư di căn xương
Hình ảnh ung thư xương.
Xương nhận 10% lưu lượng máu, các ung thư nguyên phát di căn đến xương nhiều hơn di căn đến tổ chức não. Di căn xương thường theo con đường mạch máu hoặc con đường bạch huyết. Xuất hiện di căn xương do sự mất cân bằng giữa hoạt hóa các tạo cốt bào (tế bào sản xuất xương) và hoạt hóa các hủy cốt bào (các tế bào phá hủy xương). Người ta thấy tăng hoạt hóa hủy cốt bào gây hủy xương. Có 80% di căn xương do 5 nguyên nhân như ung thư vú, thận, tuyến tiền liệt, tuyến giáp và phế quản-phổi. Hình ảnh di căn xương thường gặp là hủy xương ngoài ra gặp ít hơn hình ảnh đậm đặc xương hoặc hình ảnh hỗn hợp. Cột sống là nơi hay di căn xương nhiều nhất, sau đó kể đến các vị trí cũng thường gặp khung chậu, xương sườn, xương ức, xương sọ, xương đùi, xương cánh tay và xương đòn.
Trẻ em và người trẻ ít gặp ung thư di căn, nhưng rất hay gặp ở người lớn. Ung thư di căn xương ở phụ nữ quanh tuổi 55 thường do ung thư tuyến vú. Ung thư di căn xương ở nam giới thường do ung thư tiền liệt tuyến. Người ta nhận thấy 80% ung thư di căn xương đến trong 3 năm đầu của ung thư nguyên phát.
Chẩn đoán
Chụp Xquang thường quy là xét nghiệm đầu tiên cho tất cả bệnh nhân có biểu hiện đau, phương pháp này cho thấy độ nhạy thấp và âm tính giả khoảng 3-5%. Chụp xạ hình xương là phương pháp rất nhạy để phát hiện di căn xương và có thuận lợi thăm dò tất cả hệ xương. Mặt trái của xạ hình xương ít đặc hiệu và khi phát hiện ra một bất thường trên xạ hình xương phải thăm dò hệ thống Xquang vùng nghi ngờ vì có nhiều nguyên nhân có dấu hiệu tăng cố định xương. Chụp cắt lớp là phương pháp phân tích hình ảnh gấp 10 lần so với chụp Xquang thường quy và nó giúp cho sự xác định vị trí để sinh thiết xương dưới chụp cắt lớp. Chụp cộng hưởng từ là phương pháp hơn cả chụp cắt lớp nó cho thấy hình ảnh xâm lấn tủy và cả mô mềm lân cận và thăm dò được ống sống. Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật thăm dò có độ nhạy cao để thăm dò tủy xương.
Điều trị
Tùy thuộc vị trí di căn xương, bản chất của mô xương và nguồn gốc của ung thư. Điều trị các triệu chứng có trên bệnh nhân. Mục đích của điều trị là giảm đau và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Đối với di căn đốt sống mặc áo chỉnh hình, hoặc bơm ximăng vào đốt sống. Trường hợp có hủy xương nhiều sử dụng biphosphonat có tác dụng giảm đau và hạ calci máu. Điều trị đặc hiệu bao gồm: điều trị tại chỗ (liệu pháp tia X và ngoại khoa) điều trị toàn thân (liệu pháp hormon và liệu pháp hóa học, biphosphonat) điều trị triệu chứng (giảm đau, điều trị hỗ trợ, calcitonine và biphosphonat). Điều trị đau trong ung thư di căn xương: sử dụng theo 3 bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Thuốc giảm đau sử dụng ưu tiên loại đường uống. Đau rất mạnh sử dụng ngay bậc 3. Thuốc chống viêm không steroide hiệu quả trong những trường hợp đau xương. Thuốc corticoide có hiệu quả giảm đau trên đau xương, nội tạng và thần kinh, nhưng không có ưu tiên loại corticoide nào hay liều nào được xác định.
Biểu hiện của di căn xương
Tại các phòng khám xương khớp bệnh nhân đến khám với lý do đau xương, đau rất nhiều, đau thường tại chỗ, đau có thể từ tuần này sang tuần khác, đau đêm nhiều hơn đau ngày. Một số bệnh nhân phàn nàn đau cột sống lưng lan xuống thắt lưng. Đau có thể do yếu tố cơ học và cũng có thể do yếu tố hóa học tác động. Trong một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau thần kinh tọa, đấy là một trong các biến chứng thường gặp trong ung thư di căn cột sống. Đứng trước bệnh nhân biểu hiện đau thần kinh tọa không đáp ứng với điều trị nội khoa cần chú ý đến các nguyên nhân của bệnh lý ác tính. Gãy xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân. Các biến chứng gãy xương hoặc xẹp đốt sống, ép tủy cũng thường gặp. Ngoài ra có thể gặp dấu hiệu tăng calci máu cấp tính hoặc mạn tính với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn.
Theo SKDS
Những triệu chứng bất thường của bệnh ung thư Chảy máu bất thường, giảm cân nhanh chóng, đau không rõ nguyên nhân... là một trong những dấu hiệu của ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra hiện tượng tiểu quá nhiều hoặc bí tiểuGiảm cân nhanh chóng (dù không ăn kiêng), đầy hơi, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần hoặc táo bón là những...