Nam sinh lớp 7 nhảy lầu ở trường học
Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu cho biết, gần đây, T trầm tính, ít nói chuyện.
Thông tin ban đầu, khoảng 9h20 hôm nay, 6/4, khi Trường THCS Võ Thị Sáu (phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu tiết 3 thì nam sinh Ng.M.T đột nhiên chạy ra ngoài hành lang đứng khóc. Sau đó, T nhảy từ lầu 2 của trường xuống đất trước sự hốt hoảng của bạn học.
Giáo viên của trường nhanh chóng bế T lên và đưa đi Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu cấp cứu.
Góc Trường THCS Võ Thị Sáu nơi em T. nhảy xuống. Ảnh: Báo Bạc Liêu
Vị trí em T nhảy cách mặt đất khoảng 6m, ngang tầng 1 có mấy sợi dây điện chăng qua nên lực rơi giảm phần nào. Phía nhà trường cho biết, nam sinh bị gãy chân trái và tụ máu phần mềm trên đầu, sức khỏe tạm ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Theo ông Phan Thành Trung, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu, nguyên nhân vụ việc được xác định do vấn đề về tâm lý. Thời gian gần đây, T có biểu hiện trầm tính, ít nói chuyện.
Lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Bạc Liêu đã đến bệnh viện thăm, động viên em T.
Vụ việc tiếp tục được làm rõ.
Thầy cô phấn khởi chờ hướng dẫn tăng lương
Từ 20/3, hệ số lương của giáo viên trường phổ thông công lập cao hơn so với hiện nay khiến nhà giáo phấn khởi. Theo chia sẻ, chủ trương này giúp giáo viên an tâm công tác và cuộc sống ổn định hơn...
Cô và trò Trường Mầm non Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) trong giờ học. Ảnh: Thế Đại
Có thể sống bằng nghề
Vừa mới nhận quyết định nghỉ hưu, thầy Nguyễn Hữu Nhân, giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết rất vui mừng khi hệ số lương của giáo viên được tăng lên. Theo thầy Nhân, thầy vui cho những người thân trong gia đình đang theo nghề giáo và cả đồng nghiệp trẻ. Với mức lương mới, những người thân, đồng nghiệp ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục.
Công tác trong ngành Giáo dục hơn 40 năm, thầy Nguyễn Hữu Nhân gắn bó với nhiều giai đoạn thăng trầm của nghề. Theo thầy chia sẻ: Nghỉ hưu cũng là lúc tôi hạnh phúc nhất vì nghề giáo có nhiều bước phát triển. Đời sống nhà giáo được quan tâm và ổn định hơn.
"Lúc về hưu, hệ số lương của tôi là 4,98, vượt khung 14%. Đó là cả quá trình phấn đấu và cống hiến, nay hệ số lương của giáo viên lên đến 6,78, đó là động lực để giáo viên trẻ phấn đấu, gắn bó với nghề. Đây cũng là chính sách quan trọng để ngành Giáo dục thu hút người tài, tuyển được giáo viên giỏi đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT", thầy Nhân chia sẻ.
Cô Trịnh Hà Giang, giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, huyện U Minh (Cà Mau) phấn khởi khi hệ số lương của giáo viên tăng. Ảnh: NVCC.
Trao đổi về hệ số lương mới của giáo viên, ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) cho biết: Đây là niềm vui và động lực lớn để thí sinh giỏi, có năng lực và đam mê nghề giáo đăng ký vào học ngành sư phạm. Những giáo viên đang dạy củng cố niềm tin và không ngừng phấn đấu. Cán bộ quản lý cũng vui vì đội ngũ của mình được quan tâm hơn. "Vui nhất là đội ngũ giáo viên trẻ, họ khởi đầu với mức lương khá sẽ ổn định cuộc sống và yên tâm gắn bó với nghề. Nếu giáo viên phấn đấu, đáp ứng các tiêu chuẩn sẽ hưởng được mức lương xứng đáng", ông Nhân nhận định.
Cô Nguyễn Thị Liên, giáo viên Trường Tiểu học An Thới 2, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) rất vui khi hệ số lương giáo viên tăng lên. Mức lương hiện tại của cô ở hệ số 4,98, giáo viên hạng II. Nếu áp dụng theo hệ số lương mới, lương của nhà giáo sẽ tăng lên. "Lương giáo viên ổn định không chỉ tôi mà nhiều đồng nghiệp khác cũng vui. Nhớ thời điểm cách đây gần 30 năm, tôi mới đi dạy, lương giáo viên còn thấp nên cuộc sống khó khăn. Giờ đây với hệ số lương mới, giáo viên mới vào nghề sẽ yên tâm hơn. Những giáo viên cống hiến nhiều năm cũng hưởng được mức lương xứng đáng", cô Liên bày tỏ.
Cô, trò Trường Tiểu học ở Thị trấn Năm Căn (Cà Mau) trong giờ học chữ. Ảnh: Q. Ngữ.
Không còn lo vừa dạy học, vừa làm ruộng
Công tác tại vùng sâu, xa, cô Trịnh Hà Giang, giáo viên Ngữ văn - Giáo dục công dân, Trường THCS Lê Hồng Phong, huyện U Minh (Cà Mau) phấn khởi khi hệ số lương của giáo viên tăng. Cô Hà Giang đang là giáo viên THCS hạng II, hệ số 4,32. Nếu áp dụng theo hệ số lương mới, lương nhà giáo của cô tăng lên đáng kể, cuộc sống gia đình ổn định hơn.
"Công tác ở vùng sâu, điều kiện còn khó khăn nên việc tăng lương cũng là chính sách khuyến khích nhà giáo gắn bó với nghề. Cuộc sống với thu nhập từ lương là chính cũng ổn định hơn. Ở đây, ngoài công việc dạy học trên lớp, phần lớn giáo viên phải làm ruộng để tăng thu nhập. Giờ lương tăng, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, không phải thuê mướn ruộng để làm thêm. Đó cũng là điều giáo viên mong mỏi nhất từ trước đến nay", cô Giang tâm sự.
Thầy Trương Thế Bảo, Hiệu trưởng Trường THCS An Khánh, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) có hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo. Thầy hy vọng với thay đổi hệ số lương sẽ giúp cuộc sống nghề giáo đỡ vất vả hơn. Mặc dù theo quy định mới sẽ không còn phụ cấp thâm niên, nhưng thầy tin tưởng vào các chính sách dành cho nhà giáo. Nếu áp dụng theo hệ số lương mới, thầy sẽ được hưởng hệ số lương là 6.38, cao hơn gần 2.0 so với mức lương hiện tại.
Thầy Bảo cũng đang băn khoăn và quan tâm vấn đề chuyển đổi hạng lương của mình. Hiện ngành chức năng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi hay thăng hạng lương mới. Vì thầy đang hưởng mức lương bậc 8 của hạng II và đã đủ tiêu chuẩn để thăng hạng I, nếu áp dụng thay đổi thì được giữ bậc 8 hạng II hay không. Ngoài ra điều kiện thăng hạng I có như cũ? Thầy Bảo hy vọng ngành chức năng sớm có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể hơn...
GĐ Sở Y tế Bạc Liêu: Chưa rõ nguồn lây bệnh của ca dương tính SARS-CoV-2 khi đi xin việc Ông T. cho biết từ trước Tết Nguyên đán chỉ làm thuê vuông tôm gần nhà, không đi đâu khỏi xã và không tiếp xúc với ai nghi ngờ hay nhiễm Covid-19. Sáng nay, 28/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bạc Liêu cho biết đã đưa đi cách ly tập trung 30 trường hợp F1 của ca dương tính SARS-CoV-2 vừa...