Nam sinh lớp 4 làm thơ về nỗi nhớ trường, tiêu đề thông minh khiến nhiều phụ huynh bất ngờ
Mặc dù mới 9 tuổi nhưng khả năng sáng tác thơ và tài năng hội họa của cậu bé Nguyễn Bảo Minh khiến nhiều phụ huynh phải khen ngợi.
Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Vì thế, việc học tập của học sinh chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tâm lý nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô, bạn bè là cảm xúc chung của đa số các em học sinh.
Mới đây, trên một hội nhóm về thi cử cho học sinh trên mạng xã hội, một phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện về cậu con trai lớp 4 trong thời gian ở nhà đã tự sáng tác bài thơ và vẽ bức tranh để bày tỏ nỗi niềm nhớ trường, lớp.
Bài thơ có cái tên là “Trống không”, gồm 4 đoạn được viết nắn nót trên một tờ giấy ô li. Từng câu thơ miêu tả về những cảnh vật quen thuộc ở trường như sân trường, bàn ghế, phấn trắng… với những cảm xúc trong sáng của tuổi học trò. Bức tranh bé vẽ minh họa cho bài thơ cũng rất sinh động.
Bài thơ “Trống không”
Bức tranh trường học vắng bóng học sinh
Video đang HOT
Được biết, tác giả bài thơ trên là cậu bé Nguyễn Bảo Minh, học lớp 4 tại Tiểu học Vinschool Green Bay, sinh sống ở Hà Nội.
Chia sẻ với Infonet, anh Nguyễn Đức – bố của Bảo Minh cho biết cậu bé làm bài thơ này trong khoảng 30 phút. Từ nhỏ, Bảo Minh đã rất thích được nghe, đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa nên cậu bé thích làm những bài thơ ngắn, dễ đọc như vậy.
“Lúc đầu, con đặt tên bài thơ là “Nhớ trường” nhưng sau khi nghe bố đọc to bài thơ thì con lại đổi tên thành “Trống không”. Mình có hỏi thì con trả lời rằng, cái tên “Trống không” để thể hiện một ngôi trường trống không trong ký ức, và một ngôi trường không tiếng trống mùa khai trường. Cả mình và vợ đều cảm thấy con có một bước tiến thú vị về tư duy từ ngữ tiếng Việt”, anh Nguyễn Đức chia sẻ.
Từ nhỏ, Bảo Minh đã là một cậu bé hiếu động, vui vẻ, yêu thích động vật và biết giúp đỡ mọi người. Trong học tập, cậu bé thích học tiếng Anh và các môn văn hóa xã hội. Thời gian ở nhà, ngoài việc học bài, Bảo Minh dành thời gian với những việc mang tính sáng tạo như vẽ, đọc sách, xếp lego và đặc biệt là làm thơ.
Trước đó, cậu bé 9 tuổi cũng từng sáng tác rất nhiều bài thơ. Chỉ cần có ý tưởng, bé sẽ sáng tác rất nhanh. Bài thơ đầu tiên Bảo Minh thực hiện chính là dành tặng cho người bố của mình nhân dịp sinh nhật.
“Con làm thơ càng nhiều thì ngôn ngữ của con càng phát triển nhanh, và tuổi thơ của càng giàu kỷ niệm, năng lực quan sát cuộc sống của con càng thêm phát triển tích cực. Nó cũng giống như việc con thích vẽ tranh, càng vẽ nhiều thì nội tâm của con càng phong phú, mắt nhìn cuộc sống của con càng đa dạng và biết yêu cái đẹp nhiều hơn”, bố Bảo Minh chia sẻ về cách khuyến khích con phát triển khả năng sáng tạo.
Đây là sáng tác đầu tay của Bảo Minh
Một bức vẽ của cậu bé lớp 4
Trong thời gian học tập online, Bảo Minh không gặp khó khăn hay trở ngại gì. Với khả năng tiếp thu nhanh và thái độ tham gia bài giảng tích cực, cậu bé vẫn tìm thấy niềm vui và sự hào hứng trong các bài học từ thầy cô.
Nhờ các buổi học trực tuyến, kỹ năng sử dụng máy tính của Bảo Minh trở nên thành thạo hơn và khả năng sử dụng mạng internet để học tập, nghiên cứu cũng phát huy tốt.
Thời gian này, bố mẹ của Bảo Minh cũng dành nhiều thời gian để nhắc nhở con về lịch học cũng như hoàn thành đầy đủ bài tập của từng môn học.
Cậu bé Nguyễn Bảo Minh
“Con muốn dùng bức tranh của bản thân thực hiện trong những ngày nghỉ giãn cách tránh dịch lần đầu vào năm ngoái làm lời nhắn gửi với các bạn khác, đó là hãy tích cực tự bảo vệ mình bằng việc thực hiện 5K thường xuyên và nghiêm túc. Nhưng cũng luôn trồng thêm cây xanh, bảo vệ môi trường, để đất mẹ xanh hơn, thanh bình hơn. Như thế mọi dịch bệnh sẽ tự chấm dứt và không quay trở lại”, Bảo Minh nhắn gửi đến các bạn học sinh.
Ảnh: NVCC
Bà mẹ tức tối khi con chỉ được 9,3 điểm, hỏi xin kế phạt con, ai dè nhận lại 1 bình luận siêu "cay" đọc mà ngượng giùm
Con được 9,3 điểm nhưng bà mẹ này vẫn muốn xin kế phạt con?
Bậc phụ huynh nào cũng nỗi lo chung với điểm số của con cái. Với nhiều cha mẹ, điểm số như là thước đo của sự thành công, là thứ khẳng định con mình có cố gắng khi đi học hay không. Nhưng không ít phụ huynh lại ám ảnh việc này đến mức gây áp lực cho con, khiến những đứa trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi nghĩ về việc học.
Như mới đây, một bà mẹ đã xin dân mạng cách trừng phạt con cái khi đạt điểm số không mong muốn: "Con tui được có 9,3 điểm, tui rất thất vọng về nó, tui nên phạt nó như thế nào đây?".
9,3 là số điểm khá cao với một học trò. Song người mẹ này lại không thấy thỏa mãn với sức học của con, vẫn muốn tìm cách trừng phạt cậu con để có được số điểm cao hơn.
Bài viết chia sẻ đã nhận nhiều bình luận chê trách cách hành xử tiêu cực của bà mẹ. Trong đó, có 1 bình luận nhẹ nhàng nhưng cũng hết sức thâm sâu nhận được nhiều lượt đồng tình nhất: "Có phụ huynh như chị là sự trừng phạt của nó rồi".
Việc học của con trẻ là cần sự đồng hành của cả bố mẹ. Nếu nhận về sự phản ứng tiêu cực, ép buộc con học thái quá dễ dẫn đến tâm lý phản kháng, thậm chí có nhiều trường hợp đau lòng đã phản ứng ngược lại, "động tay động chân" với cả bố mẹ.
Điểm thấp phụ huynh cũng nên động viên con cái học tốt hơn, huống chi là điểm cao như trong câu chuyện của bà mẹ trên. Cũng có bình luận cho rằng có lẽ người mẹ đang đăng status câu like như cách "khoe khéo" điểm số của con cái mình. Song dù ở trường hợp nào cũng không thể bênh được với cách hành xử muốn "dạy con" kiểu bạo lực của người mẹ này.
Thi tốt nghiệp được 8,4 điểm Anh vẫn bị chê "thua chị họ", nữ sinh 2k3 chia sẻ nhói lòng: Ba mẹ ơi, có những đêm con đã muốn gục ngã Đa phần phụ huynh toàn hỏi con làm bài được không, trong khi ít ai động viên thêm rằng, hôm nay con mệt rồi, con đã làm hết sức, nghỉ ngơi đi thôi. Sau hai ngày thi "sóng gió", những tưởng bao nhiêu căng thẳng, lo lắng của lứa 2k3 vì thế mà cũng vơi đi ít nhiều. Thế nhưng, đây cũng là...