Nam sinh lớp 12 bỏ học rủ bạn đi cướp
Khi tia thấy “con mồi” đang đi một mình trên đường vắng, hai đối tượng liền áp sát cướp giật chiếc ví của nạn nhân rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Thông tin từ công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) ngày 25/5 cho biết, cơ quan này đang hoàn tất hồ sơ để đưa ra xử lý trước pháp luật hai đối tượng Nguyễn Văn Phúc, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, huyện Thanh Chương và Nguyễn Văn Tài, trú tại xã Đồng Văn; phạm tội cướp giật, trộm cắp tài sản công dân.
Trước đó, ông Trần Văn Hải (SN 1954), cán bộ chi cục thuế, trú tại địa chỉ khối 10, thị trấn Dùng (huyện Thanh Chương) đang trên đường đi làm về. Khi đi qua đoạn xóm 9, xã Thanh Thịnh (Thanh Chương) ông Hải bất ngờ bị hai đối tượng đi trên 1 chiếc xe máy áp sát giật mất chiếc ví màu vàng sau túi quần.
Đối tượng Tài và Phúc tại CQĐT
Sự việc lập tức được trình báo lên công an huyện Thanh Chương. Một tổ trinh sát thuộc đội CSĐTTP về TTXH đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh, triển khai lực lượng chốt chặn, truy nóng đối tượng.
Sau hơn 20h truy tìm, các trinh sát đã tóm được một trong hai đối tượng gây án là Nguyễn Văn Phúc, trú tại xã Đồng Văn, hiện đang là học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, huyện Thanh Chương. Qua đấu tranh, đến 12h trưa cùng ngày, công an tiếp tục bắt nóng đối tượng Nguyễn Văn Tài cùng trú tại địa chỉ trên.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu hai đối tượng đã khai nhận hành vi cướp giật của mình. Đối tượng Phúc đang học lớp 12 nhưng vì ham chơi, đua đòi nên đã theo bạn xấu là tên Tài – một đối tượng lêu lổng, bỏ học từ lâu, không chịu lo làm ăn để đi dướp giật lấy tiền tiêu xài.
Hiện công an huyện Thanh Chương đang hoàn tất hồ sơ để đưa các đối tượng ra xử lý trước pháp luật
Giang Uyên
Video đang HOT
Theo Infonet
Vừa trộm cắp vừa tống tiền, băng hà bá miền Tây sa lưới
Bọn đạo tặc cắt lấy đáy bắt cá, rồi trắng trợn gọi điện thoại cho khổ chủ đòi mang tiền đến chuộc. Có người đã phải chuộc đi chuộc lại cả chục lần, tổng số tiền lên tới cả trăm triệu! Cứ như thế, băng thủy quái này đã thực hiện hàng loạt vụ, gây ra nỗi hoang mang trên khắp một vùng sông nước rộng lớn miền Tây thuộc hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Hồ Văn Lăng.
Trong suốt một thời gian dài từ năm 2005 đến 2012, băng trộm này đã tung hoành gây ra hàng trăm vụ cắt lấy đáy bắt cá trên sông, sau đó buộc người mất phải bỏ tiền ra chuộc về. Đầu năm 2012, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã thành lập Chuyên án 112 và khởi tố vụ án để điều tra. Ngày 18/2/2012, Cơ quan CSĐT quyết định phá án, khởi tố bị can và ra quyết định bắt tạm giam 8 đối tượng. Ngày 24/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận Tô Thành Khẩn, một đối tượng trong băng nhóm trộm đáy ở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, ra đầu thú.
Trộm rồi tống tiền khổ chủ
Một sáng đầu tháng 11/2011, bộ đáy bắt cá của ông Hồ Văn Hải ở ấp Chòi Mồi, xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu bị kẻ gian lấy mất. Lần trước đó, ông đã phải chuộc lại bộ đáy này với giá 8 triệu đồng. Mới đem về thả sông được 1 tháng, bộ đáy bị trộm tiếp. Lần này, bọn trộm tăng giá tiền chuộc lên 10 triệu đồng. So với sắm bộ đáy mới phải bỏ ra từ 40 đến 70 triệu đồng, thì chuộc về vẫn tiết kiệm hơn, nên dù căm tức đến tận óc, ông Hải vẫn cắn răng đi chuộc tài sản về.
Từ năm 2005 đến 2011, ông Hải đã 5 lần bị kẻ trộm lấy mất đáy. Ba lần đầu ông phải sắm mới lại. Để bảo vệ tài sản, ông cột những sợi lòi tói to bằng ngón chân cái quấn xung quanh bộ lưới. Tuy nhiên, trong khi tung tích kẻ cắp vẫn chưa tìm ra, thì năm sau, bọn trộm cắt cả lòi tói và tiếp tục lấy đáy. Ông Hải lại sắm mới và lần này ông mua những thanh inox bản rộng 5 phân, dày gần 1 phân, làm thành cái cùm bao bọc xung quanh. Mặc dù vậy bọn trộm vẫn cắt cả vòng kim loại cứng hơn thép này và lấy lưới đi, rồi gọi ông đến chuộc.
Ông Phạm Hoàng Toàn cũng ở ấp Chòi Mồi, xã An Phúc, người đóng đáy chung với ông Hải, còn nhớ rất rõ lần đầu đi chuộc đáy giúp ông Hải. Buổi sáng đáy bị mất thì trưa có người gọi điện thoại đến xưng danh tên Tài, ra giá chuộc bộ đáy 15 triệu đồng.
Ông Toàn và ông Hải kỳ kèo và cuối cùng giá được hạ còn 8 triệu đồng. Tên Tài hẹn 17 giờ cùng ngày đến ngã ba Cây Tàng để chuộc. Bọn trộm ra yêu cầu không được báo công an, nếu không sau này chúng sẽ tiếp tục phá.
Đúng 17 giờ, ông Toàn và con trai của ông Hải đi bằng vỏ lãi có mặt tại điểm hẹn. Nhưng tên Tài gọi điện thoại bảo đến 20 giờ chúng sẽ thông báo địa chỉ giao tiền và nhận đáy. 20 giờ, Tài lại kêu ông Toàn quay về ngã ba Đồng Giác, cách đó mấy cây số. Khi ông Toàn đang đi trên sông, có chiếc vỏ lãi cặp ngay mạn hông, và trên ghe bên kia có 2 người ra dấu yêu cầu giao tiền. Ông Toàn thấy không có đáy, không giao. Hai người kia bỏ đi và lát sau Tài lại gọi vào máy của ông Toàn, yêu cầu đi ngược ra ngã ba Giá Cao. Đến nơi bọn người kia cho một người qua ghe của ông Toàn lấy tiền và tất cả lại kéo về Đồng Giác. Cuộc hành trình ngược xuôi ngoằn ngoèo trên sông mất 4 tiếng đồng hồ, đến 21 giờ ông Toàn mới lấy được đáy.
Nhưng chỉ đúng 1 tháng 7 ngày sau, cái đáy chuộc về lại tiếp tục biến mất. Tên Tài lại ra giá 10 triệu, và lần này chúng tin rằng ông thực tâm muốn chuộc nên không còn vòng vo nữa. Tên Tài gọi ông đến thẳng nhà y để giao tiền. Ông Hải đến nơi thì hỡi ôi! Tài không phải là ai khác, chính là người ở ấp Cái Keo, cùng xã An Phúc với ông, chỉ cách nhà ông vài cây số! Tức lộn máu lên đầu, nhưng ông vẫn cố nhịn để chuộc đáy về.
Nguyễn Văn Tài.
Bị trộm quá nhiều nên phải... làm đạo tặc!
"Đến nơi nhìn thấy bọn chúng tui muốn nhảy vô ăn tươi nuốt sống cho hả giận, vậy mà vẫn phải bấm bụng cười nói, khúm núm xin xỏ bọn nó, tức muốn ói máu không chịu được", ông Trương Văn Út, kể cảm xúc của mình khi đi chuộc đáy. Hỏi vì sao tức nhưng vẫn không báo công an, những người mất trộm đáy đều chung một câu trả lời là chúng dọa nếu báo công an chúng sẽ tiếp tục phá. Người dân muốn im lặng để được yên thân.
Nhưng có được yên đâu. Vừa chuộc về dùng vài tuần đến vài tháng, bọn trộm lai tiếp tục trộm đáy và lại bắt phải chuộc. Của đau con xót và giá trị chiếc đáy quá lớn nên người mất lại tiếp tục đi chuộc. Vì vậy mà ông Nguyễn Văn Hưởng ở ấp Long Phú, xã An Phúc, 8 lần bị mất đáy, tổng số tiền chuộc lên đến hơn trăm triệu đồng. Ông Tô Văn Dương, ấp Phan Mầu, xã Định Thành A, Đông Hải (Bạc Liêu) bị mất đáy 2 lần và chỉ cách nhau 2 tháng từ 9 đến 11/2011, phải chuộc đến 40 triệu đồng; ông Trương Văn Út ở ấp Cái Keo, xã An Phúc mất 1 lần, phải chuộc 14 triệu đồng; ông Phan Văn Kiệt cũng ấp Cái Keo mất một lần chuộc 14,5 triệu.
Bản thân ông Phạm Hoàng Toàn sau khi đi chuộc đáy giúp ông Hải, đến lượt bộ đáy của ông cũng bị bọn trộm cắt mất, và chúng ra giá chuộc cho ông Út là 17 triệu đồng, sau đó kỳ kèo hạ xuống còn 7 triệu. Và không ai khác, chính tên Nguyễn Văn Tài, chuyên gọi người mất đáy đi chuộc, cũng là dân làm đáy và bị trộm đáy đến 11 lần. Vì đi chuộc nhiều lần thành... quen, và bọn trộm lôi kéo Tài vào đường dây của chúng. Giờ thì Tài không còn đứng về phía người bị hại nữa, mỗi khi gọi điện thoại, Tài cũng lên giọng hống hách, dọa nạt uy hiếp các khổ chủ rất dữ dằn.
Đáy là một công cụ đánh cá được đóng cố định trên mặt sông, có chiều dài tùy lớn nhỏ từ 40 - 80 mét. Hiện tại, nếu đóng được một hàng đáy trên sông gồm trụ cột, các thanh rượng (đà ngang) và lưới, dây chão buộc, tổng cộng khoảng 250 - 300 triệu đồng. Riêng phần lưới mà bọn trộm thường cắt, tùy loại và chất liệu mà có giá trị từ 40 đến 70 triệu đồng. Vì vậy, với giá chuộc bọn trộm đưa ra từ 10 đến 20 triệu, người bị mất vẫn chấp nhận chuộc để đỡ mất nhiều tiền sắm mới. Bọn trộm cũng thật ranh ma và chính chúng cũng là dân đóng đáy nên biết giá trị của từng loại đáy, vị trí bắt được nhiều hay ít cá, mà đưa ra giá chuộc khác nhau.
Thượng tá Dương Tứ Phương, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết, trong tháng 11-2011, hàng loạt vụ mất trộm đáy bắt cá đã xảy ra trên khắp tuyến sông dài mấy chục cây số, từ thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai đến cửa Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu; và tuyến từ cửa Gành Hào về hai huyện Đầm Dơi và Năm Căn, tỉnh Cà Mau, gây nên nỗi hoang mang cực độ cho người dân hai bên bờ sông nước. Trên hai tuyến sông này có đến cả trăm hàng đáy. Đặc điểm của chiếc đáy là đóng trên sông, phơi ngày đêm trên mặt nước, không ai có thể túc trực từ ngày này qua tháng khác để canh giữ.
Một người dân đang làm đáy trên sông ở huyện Đông Hải .
Giăng lưới
Thượng úy Đinh Văn Nhã, điều tra viên, thuộc Đội 4 PC45 cho biết, tháng 1/2012 Cơ quan CSĐT thành lập Chuyên án 112-TS. Ban chuyên án phối hợp chặt chẽ với công an các huyện và xã của những nơi xảy ra các vụ mất cắp. Anh Lê Văn Núi, Trưởng Công an xã An Phúc cho biết, anh đã đi đến từng địa điểm, từng nhà ghi nhận sự việc, động viên người mất khai ra kẻ trộm, kẻ môi giới đòi tiền chuộc để cung cấp cho Công an huyện và tỉnh. Ban đầu nhiều người còn lo sợ sẽ bị bọn xấu trả thù, nhưng khi thấy tinh thần quyết tâm của lực lượng công an, người dân đã đứng ra tố cáo, cung cấp chứng cứ.
Nhờ đó mà chỉ sau 2 tháng, Công an tỉnh Bạc Liêu đã phá án thành công. Ngày 20/2/2012, Công an Bạc Liêu phối hợp với Công an huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, bắt 2 tên Hồ Văn Lăng và Hồng Văn Đương, là hai tên cầm đầu các vụ trộm. Hồ Văn Lăng, 45 tuổi, ngụ ở ấp Đồng Giác, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Lăng hiện cũng là dân đóng đáy nên rất rành về đáy, nhưng y lại không chuyên chú vào công việc bắt cá mà từ hiểu biết đó lại đưa vào công việc trộm cắp.
Từ việc bắt hai tên đầu sỏ này, Cơ quan điều tra đã lần ra và bắt tiếp Hồ Hoàng Út (tự Út Lớn), 29 tuổi, ngụ ấp Hiệp Dư, là em ruột của Lăng; Lâm Văn Hiền (tự Bảy Cò) là em rể Lăng; Hồ Hoàng Thắng, 52 tuổi, ấp 2, xã Tân Thành, TP Cà Mau; Nguyễn Văn Tài, 45 tuổi, ấp Cái Keo, xã An Phúc, huyện Đông Hải (Bạc Liêu); Thái Văn Hậu, 20 tuổi; Tô Thành Khẩn, 29 tuổi, ngụ cùng ấp Đồng Giác với Lăng. Thủ đoạn của chúng là dùng vỏ lãi công suất lớn, thường "hành sự" trong khoảng từ 2 giờ - 4 giờ sáng. Ban đầu chúng bán "xô" cho những nơi làm dụng cụ nghề cá nhưng không được nhiều tiền vì lưới đã bị cắt, nên sau đó chúng nghĩ ra cách buộc người dân đi chuộc.
Trong số các đối tượng bị khởi tố và bị bắt, Út và Hiền là hai cánh tay đắc lực giúp Lăng trong nhiều vụ trộm cắp, còn Thắng và Tài là hai tên tích cực trong các vụ liên lạc với khổ chủ, dàn xếp các vụ chuộc đáy. Tên Thắng là người có vai trò rất lớn trong các vụ sắp xếp, mặc cả. Cứ người nào bị mất trộm và khi chuộc, tên Thắng đã trắng trợn đặt vấn đề nếu nộp "sở hụi" cho chúng mỗi năm 10 triệu đồng thì chúng không phá nữa.
Theo Thượng tá Dương Tứ Phương, vụ trộm cắp này quy mô rất lớn, bọn trộm lên đến vài chục tên, và số vụ trộm lên đến hàng trăm, nên chuyên án vẫn đang tiếp tục, truy nã những tên còn lại. Theo thượng tá Phương, băng nhóm này không đơn thuần chỉ quy vào tội danh trộm cắp, mà còn là tội danh cưỡng đoạt tài sản
Theo CAND
Kinh hoàng: Đốt nhà, nổ súng truy sát trong vườn chuối Theo lệnh của gã đầu trọc, đám thanh niên bặm trợn đã rượt đuổi, chĩa nòng súng về phía hai bố con ông Trai rồi bóp cò. Khoảng 14h00 ngày 21-4, 6 đối tượng mang theo súng, dao kiếm xông thẳng vào trang trại nằm trên khu vực bãi nổi giữa sông Hồng của gia đình anh Nguyễn Văn Tài (SN 1977, ở...