Nam sinh lao vào đá bạn nữ nhiều phát, nữ sinh phía sau bất bình xông ra làm một hành động gây tranh cãi
Trước tình huống bạn mình bị bắt nạt, cô bé này đã có hành động bất ngờ, tạo nên tranh cãi trên MXH.
Khi đi học, nhiều phụ huynh lo lắng rằng con sẽ khó hoà nhập được với môi trường mới, dễ gặp các tình huống nguy hiểm chẳng hạn như bạo lực học đường. Trước điều này, phụ huynh sẽ có cách dạy con mình thế nào?
Một clip vỏn vẹn vài giây được quay tại lớp học ở Trung Quốc. Các học sinh trong lớp đang ở độ tuổi tiểu học. Trong khi cả lớp đang chú ý xem lại sách vở trước khi bắt đầu tiết học, một nam sinh ôm gối, nhảy lò cò tiến về phía bạn học nữ của mình. Sau đó, cậu bạn này cố tình dùng đầu gối húc mạnh về phía bạn gái. Nữ sinh khá nhút nhát và không thể làm gì được nên đành cho qua, nhưng cậu bạn kia lại tiếp tục có hành động tương tự thêm một lần nữa.
Nam sinh bắt nạt bạn học nữ và cái kết
Lúc này, một cô bạn khác đang ngồi phía sau đã nhảy khỏi chỗ ngồi, tiến về phía trước, vừa che chắn cho bạn mình và dùng hành động y hệt nam sinh để đáp trả lại cậu bạn. Kết quả là chỉ sau một cú đạp, nam sinh đã ngã sõng soài và mất khỏi khung hình.
Clip sau khi được chia sẻ đã nhận về nhiều bình luận trái chiều của cộng đồng mạng. Ai cũng chê trách hành động của nam sinh kia khi đã có hành vi bạo lực với bạn trong lớp.
Sau đó, một nữ sinh đã đứng ra ngăn chặn hành vi bạo lực của nam sinh kia. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thay vì đôi bên có hành động đáp trả nhau và nam sinh kia liên tiếp có hành động gây hấn thì tốt nhất nên có sự can thiệp từ người lớn, đặc biệt là từ giáo viên chủ nhiệm.
Có thể thấy, vấn nạn bạo lực luôn trở thành đề tài nhức nhối trong trường học. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của việc bắt nạt. Và nếu con bạn rơi vào trường hợp này thì nên làm gì?
1. Bố mẹ nên dạy con phải can đảm đối diện với việc bị bắt nạt, không nên tỏ ra e sợ trước hành vi xấu tính của bạn học. Hãy cho đứa trẻ kia biết rằng mình không phải là người dễ cam chịu bất kỳ hành vi nào làm tổn thương đến bản thân, dù chỉ bằng lời nói.
2. Chia sẻ ngay tình trạng mình đang gặp phải với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để họ có sự hỗ trợ kịp thời, ngăn chặn các hành vi bắt nạt trong trường học. Tuy nhiên, hãy giúp trẻ hiểu rằng, việc nói những chuyện này với người lớn không có gì là đáng xấu hổ mà còn là việc làm đúng đắn.
3. Dạy cho con một số cách tự vệ để sử dụng trong các trường hợp bất khả kháng. Liên hệ ngay với giáo viên và nhà trường để giải quyết triệt để sự việc. Nếu xấu hơn, bạn có thể chuyển trường cho con để giúp trẻ tránh xa môi trường độc hại.
Tổng hợp
Con trai 3 tuổi luôn miệng khen cơm ở trường ngon hơn mẹ nấu, bà mẹ đến tận trường rình, phát hiện sự thật ngã ngửa
Dù con trai vốn kén ăn nhưng cứ đến trường, cậu bé lại ăn được 2-3 bát.
Trẻ em trong độ tuổi từ 3-6, sự phát triển về thể chất và tinh thần sẽ trải qua 3 khía cạnh: Giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trường mầm non đóng vai trò nhiều trong việc phát triển của trẻ, song các bậc cha mẹ vẫn có ít nhiều hoài nghi khi cho con đi học bởi hàng loạt suy nghĩ: "Bé có thích nghi môi trường mẫu giáo không?", "Con có bị bắt nạt không"...
Mới đây, một người mẹ ở Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo của mình. Con trai 3 tuổi, nhưng đến bây giờ chị mới cho con đi mẫu giáo vì đứa bé vốn rụt rè, hay sợ hãi người lạ. Đứa bé còn rất kén ăn, thường chỉ người trong gia đình mới dỗ cho cậu bé ăn được.
Ảnh minh họa
Dù được người quen giới thiệu trường mẫu giáo tốt, song trong lòng người mẹ vẫn có nhiều lấn cấn.
Nỗi lo lắng dần trở thành ám ảnh khi chị luôn yêu cầu giáo viên phải gửi hình ảnh thức ăn cho từng bữa. Có lần chị nhắn tin như chất vấn với cô giáo: "Buổi trưa con tôi ăn gì rồi? Đứa bé có cáu gắt không? Có tiện không nếu tôi đến trường cho con ăn".
Thật bất ngờ, đứa bé nói vọng lại: "Đồ ăn ở đây rất ngon, con ăn được 2 bát/bữa lận. Mẹ đừng lo" . Sau đó, cô giáo còn gửi hình ảnh đứa bé đang ăn cơm rất ngoan.
Đồ ăn ở trường mẫu giáo cũng bình thường, không có gì đặc sắc nhưng lại khiến cậu con trai ăn ngon hơn hẳn
Bà mẹ lại càng lo lắng hơn: Con ở nhà kén ăn, tại sao lên trường mẫu giáo lại ăn nhiều đến vậy? Chẳng lẽ con bị cô giáo ép ăn uống sao?
Sau đó, người mẹ đã lén đến trường của con thì phát hiện sự thật. Ở trên lớp, cậu con trai được chơi đùa với bạn bè nên trở nên hoạt bát, hoạt động chạy nhảy cũng nhiều hơn. Đến giờ trưa, do ăn ganh đua cùng các bạn, cộng với việc hoạt động nhiều nên cậu bé cũng ăn uống ngon miệng hơn. Vậy nên dù đồ ăn ở nhà nhiều khi ngon hơn hẳn nhưng cậu con trai vẫn thích ăn uống ở trường hơn.
Nhiều bậc phụ huynh cũng rơi vào tình trạng như bà mẹ trên. Khi cho con đi học luôn mang trong mình đầy lo lắng và hoài nghi, sợ con sẽ không tự lập được.
Nhưng mong các bậc phụ huynh hãy luôn nhớ rằng, bản tính của những đứa trẻ là ham chơi và thích sống trong tập thể. Nên khi đi học mẫu giáo, chúng sẽ nhanh chóng hòa nhập được với các bạn cùng lớp.
Cậu con trai ăn rất ngon miệng ở trường
Số liệu khảo sát cho thấy, các cha mẹ càng lo lắng thì con trẻ lại càng có "vấn đề" khi đi học. Do những lo lắng của cha mẹ truyền cho con, khiến bé cảm thấy thế giới bên ngoài rất đáng sợ, từ đó dẫn đến việc từ chối giao tiếp với người khác. Ví dụ như: Mẹ lo lắng bé không ngon miệng, nhiều khả năng đứa trẻ đó cũng sẽ kén ăn.
Cha mẹ cần có tâm lý như thế nào khi cho con đi học mẫu giáo?
Là cha mẹ, cần phải đối diện rằng đứa trẻ nào cũng nên đi học mẫu giáo để sớm tiếp xúc với thế giới xung quanh. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị một số tâm lý sau khi cho con đi học.
- Học cách quan tâm và tin tưởng con cái
Các bà mẹ nên bỏ bớt suy nghĩ lo lắng về việc học của con. Khi rời xa gia đình, những đứa trẻ vẫn có thể tự lập dưới sự giám sát của các giáo viên mầm non.
Ảnh minh họa
- Động viên bé không nên lo lắng
Thay đổi môi trường nên một số bé sẽ trở nên lo lắng trong những ngày đầu, dẫn đến việc quấy khóc và chán học. Cha mẹ nên động viên con và cố gắng đi kèm bé trong những ngày học này.
- Học hỏi từ các bậc phụ huynh khác và chuyên gia tâm lý
Nếu cha mẹ bị ám ảnh lo lắng thái quá về con cái, có thể tìm cách nói chuyện với phụ huynh khác để tìm sự cân bằng. Mỗi cha mẹ lại có phương pháp giáo dục khác nhau, nên bạn hoàn toàn có thể học được những điều hay ho từ các phụ huynh khác.
Con gái bị bạn nam bắt nạt, bố tức giận đến tìm đứa trẻ trả thù, đoạn video được gửi vào nhóm phụ huynh thật đáng sợ Nếu con gái bị bắt nạt, bạn phải dạy con đánh lại hay nhẫn nhịn và dùng lý lẽ thuyết phục đối phương? Cách xử lý khác thường của ông bố dưới đây đã gây ra tranh cãi. Có một câu hỏi luôn khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn đó chính là phải dạy con phản ứng như thế nào nếu bị...