Nam sinh đi xin việc ăn nói xấc láo, không thèm chào hỏi, bị nhà tuyển dụng cho màn “dạy đời” đi vào lòng người
Đi xin việc mà ăn nói trống không thế này thì thua luôn rồi.
Ngày nay giới trẻ rất có lợi thế khi không cần phải lọ mọ đi đến các công ty xin việc. Bởi chỉ cần một bản CV online hoặc thậm chí vài dòng tin nhắn là đã có thể bước đầu xin vào những nơi bạn muốn thử sức.
Thế nhưng có lẽ vì có nhiều cơ hội, được phép giấu mình trên mạng xã hội nên không ít bạn trẻ đã trả lời rất xấc láo với bên tuyển dụng. Với tâm thế được thì được, không thì thôi, nhiều bạn trẻ đã khiến HR phải kêu trời vì thói vô phép khi nhắn tin xin việc. Câu chuyện dưới đây là ví dụ điển hình.
Một anh chàng sinh năm 2000 đã bị quản lý của một đơn vị kinh doanh phàn nàn về chuyện còn trẻ nhưng khi xin việc lại ăn nói rất trống không: “Alo”, “Ở X bạn cần tuyển nhân viên không”, “Việc tại nhà” … dù chưa biết HR bao nhiêu tuổi.
Nam sinh bị đánh giá là giao tiếp vô văn hóa và thiếu kỹ năng giao tiếp công sở trầm trọng (Ảnh: Trọng Thủy BG)
Quả thật khi đọc dòng tin nhắn không biết đâu là người xin việc, đâu là bên tuyển dụng. Trong khi HR xưng hô rất lịch sự, chào hỏi đàng hoàng thì cậu sinh viên này liên tục nói trống không. Trước thái độ đó, HR đã lập tức đáp lại: “Bạn nên xem lại cách ăn xong thì đi xin việc”.
Nam sinh này mới chỉ ngoài 20, khá trẻ khi đi làm. Điều này không thể bao biện cho việc không biết tuổi nên cứ tạm xưng hô bạn – mình. Trong công ty, độ tuổi của anh chàng này cũng chỉ được coi là nhân sự mới và cần phải lễ phép với các nhân viên cũ.
Rất nhiều người đã lên tiếng chỉ trích thái độ nhắn tin xin việc này và cho rằng nếu không chịu thay đổi, dù có tài giỏi đến mấy cũng không môi trường công sở nào chứa chấp nổi.
Video đang HOT
- “Nhiều bạn còn bình luận hoặc nhắn tin mỗi một từ ‘ib’. Kiều như các bạn đi mua đồ nên tưởng mình là thượng đế. Dù có xin vào làm quán ăn hay gì thì cũng là đi xin việc, câu đầu tiên nên chào hỏi và xưng em cho phải phép” , bạn Hoa Trần góp ý.
- “Bằng tuổi mà thấy buồn thay. Nhắn tin xin việc mà thiếu chủ ngữ, câu trả lời lại cộc lốc. Mất gì đâu không soạn được Em/mình đang tìm việc ở nhà. Chào Anh/chị/bạn cần tuyển người ạ, em sinh năm 2000. Cảm giác bạn này xin việc kiểu ép buộc hay trêu đùa ý, ít ra cũng phải tôn trọng người khác chứ” , bạn Nguyễn Minh bình luận.
- “Mình cũng gặp vấn đề gần như thế. Ib xin việc xong hỏi số điện thoại để trao đổi cho nhanh thì mất hút, vài bữa sau block mình luôn. Ủa, người ta trao đổi công việc chứ có phải ăn cướp gì đâu mà lại chặn thông tin” , bạn Lâm Bích bình luận.
Nhìn từ chuyện nữ sinh đi làm thêm 1 tháng muộn 17 ngày bị trừ hết lương, TS. Lê Thẩm Dương so sánh đi trễ là "thứ tham nhũng hàng đầu"
Tôn trọng giờ giấc của người khác chính là một nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Thế giới Di động. Khắt khe với việc đi trễ chính là điều mà chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng như Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đều bộc lộ thái độ gay gắt khi nhắc đến.
Đầu tháng 8 vừa qua, trên MXH đã xôn xao câu chuyện của một nữ sinh 16 tuổi đi làm thêm nhưng cuối tháng bị trừ hết lương, còn phải đóng thêm tiền cho chủ. Qua lời kể, nữ sinh bày tỏ mình là một người rất cố gắng làm việc, tuy nhiên chỉ mắc mỗi khuyết điểm là do lớn lên được gia đình bao bọc nên khó dậy sớm và hay đi muộn.
Mỗi ngày đi muộn cô gái bị trừ 5.000 đồng/phút. Nếu đi làm đủ số giờ đã đăng ký, tính ra mỗi ngày cô gái được trả 154.000 đồng, tuy nhiên vì lỗi phạt đi làm muộn nên có những ngày cô gái nói mình phải "trả ngược" quán từ 80.000 - 700.000 đồng. Cô gái còn kể rằng thậm chí có ngày đã xin đi muộn nhưng vẫn bị trừ 875.000 đồng cho 175 phút. Bởi thế, cô gái than thở rằng biết đi lam phai co trach nhiem là đúng nhưng luật quá hà khắc thì không còn tình người nữa.
Khi nhìn vào bảng lương chi tiết viết bằng tay, có thể thấy rõ 1 tháng 30 ngày thì cô gái này đi muộn và nghỉ không phép đã hết 17 ngày. Thực tế, chuyện sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập là chuyện không còn xa lạ gì. Nhưng không phải vì chỉ làm part time mà thiếu trách nhiệm với công việc mình làm được. Đã đi làm thì cần phải đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc mình được giao.
Nói về thói đi làm muộn của nhân viên, trong một hội thảo, chủ tịch Thế giới di động Nguyễn Đức Tài đã phản ánh lại khá gay gắt. Câu chuyện ông đưa ra là: nếu họp lúc 8h thì nhân viên phải sẵn sàng ngồi vào bàn đúng 8h, và cuộc họp sẽ được khởi động.
Lần thứ nhất họp, một vài bạn đến muộn, lấy lý do kẹt xe. Lần đó, ông Tài chấp nhận.
Lần thứ 2 họp, đúng 8h ông Tài khởi động cuộc họp. Đồng thời, dán một tấm bảng ngoài cửa với nội dung: "Ai đến trễ, vui lòng đợi đến giờ giải lao đi vào". Những người đến muộn chỉ 5 phút cũng phải đợi tới 9h30, 10h - đúng giờ giải lao - mới được vào họp.
Sau 1 - 2 tháng, ông Tài yêu cầu ngoài phòng họp dán bảng với nội dung "nặng đô" hơn: "Ai đến trễ xin vui lòng đi về". Từ đó trở đi, chỉ cần có yêu cầu 8h họp của ông Tài là chắc chắn trước 8h mọi thứ đã sẵn sàng.
Cũng bày tỏ về thói đi muộn, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương thẳng thắn, "Lý Quang Diệu từng nói với thanh niên rằng: "Ê tuổi trẻ, bán cho tao 1 năm tuổi trẻ, tao trả cho mày 1 tỷ đô (Singapore)". Như vậy, cứ 1 năm tuổi trẻ trôi qua là bạn mất 1 tỷ đô đấy! Thế nên, khi thấy nhiều bạn trẻ Việt Nam ngưỡng mộ các triệu phú, tỷ phú tài giỏi thế giới mà tôi thấy xót xa thay cho các bạn. Vì chính các bạn mới là tỷ phú. Có thời gian là có tất cả.
Nhưng vì sao ít người biết trân trọng điều đó? Lí do là bởi quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính dễ lắm, đơn giản chỉ là quản trị người khác. Còn quản trị thời gian chính là quản trị chính mình. Mà trong cuộc đời con người, cái "thằng" khó bảo nhất chính là "thằng" mình đấy. Vì vậy, quản trị thời gian được đánh giá là khó nhất trong tất cả những hành vi quản trị. Cũng do đó, số người thành công là không nhiều."
Người đi trễ gồm có 2 kiểu:
- Trễ tuyệt đối: Sai giờ
- Trễ tương đối: Hiệu suất/giờ
Đi trễ gây ra hậu quả gì?
- Đứng về góc độ cá nhân, đi trễ đôi khi mang lại tai họa cho chính mình.
- Đứng về góc độ xã hội, đi trễ là vô văn hóa.
- Đứng về góc độ kinh doanh, đi trễ được coi là tham nhũng hàng đầu. Thứ tham nhũng kinh khủng nhất là tham nhũng thời gian. Theo thống kê, 60% các công ty ở Việt Nam làm năng suất là được khoảng 6 tiếng, số còn lại chỉ làm 2-3 tiếng mà chỉ toàn than khổ sở, mệt mỏi.
Nguyên nhân của đi trễ là gì?
- Ý thức hệ: Do người ta không nhận thức được mặt lợi mặt hại của người đi trễ. Đó là tiền đấy, đó được tính vào việc có chuyên nghiệp hay không đấy. Bất kì một người trưởng thành nào mà không đạt được: con người kỉ luật, ý thức kỉ luật, công việc kỉ luật là sẽ bị loại khỏi "cuộc chơi" ngay, chưa kể đó là danh dự.
- Hội chứng đám đông.
- Chế tài xã hội không mạnh.
Làm sao để ngăn việc đi trễ? Đó là một kĩ năng và kĩ năng sẽ sinh ra thói quen.
- Phải tự ý thức được: từ sách, từ mạng Internet, từ cọ xát thực tiễn... Bố mẹ không làm được thì con cái chắc chắn sẽ không cải thiện được.
- Kỹ nghệ quản trị thời gian: Một ngày chia làm 4 việc: (1) rất khẩn cấp, không quan trọng; (2) rất khẩn cấp, rất quan trọng; (3) không khẩn cấp, không quan trọng; (4) không khẩn cấp, quan trọng. Phần lớn đàn ông đều không biết cách sắp xếp công việc, làm toàn những việc số (3) như: nhậu nhẹt, gặp gỡ bạn bè tiêu cực... Còn phụ nữ bị vướng vào những việc số (1) như: chăm sóc quần áo, tóc tai... nên mất sạch thời gian.
- Nhờ người kiểm soát bản thân và tự mình cũng phải có trách nhiệm với việc sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
Biểu cảm "chết cười" của khách Tây lần đầu ăn thử sầu riêng ở Việt Nam Được mệnh danh là "vua hoa quả" ở xứ sở nhiệt đới, nhưng sầu riêng lại là thứ không phải khách nước ngoài nào cũng đủ "dũng khí" để ăn thử. Biểu cảm "chết cười" của khách Tây lần đầu ăn thử sầu riêng ở Việt Nam Sầu riêng vốn là loại quả rất đặc biệt, được mệnh danh là "vua của các...