Nam sinh đi dép lê đến lớp, cô giáo bất ngờ kiểm tra đồng phục thì trò lươn lẹo “chữa cháy” bằng cách này, xem mà tức!
Đúng là học trò bá đạo số hai thì không ai dám nhận số một!
Học sinh đến trường thì một trong những nhiệm vụ cần làm là tuân theo nội quy nề nếp do nhà trường đặt ra. Điều này sẽ rèn luyện tác phong cho học trò và luôn giữ lớp học được văn minh.
Một trong những nội quy cơ bản mà bất kỳ học sinh nào cũng được học từ khi mới bước chân vào lớp 1 và ai cũng nắm rõ là quy định về trang phục. Hầu hết các trường học tại Việt Nam đều yêu cầu học sinh mặc đồng phục theo quy định và mang giày dép có quai hậu. Tuy nhiên, với học trò tinh nghịch, đôi khi vẫn tìm cớ để không mang đúng đồng phục và có cách “lách luật” hết sức bá đạo.
Mới đây, một học trò đăng tải một bức ảnh lên MXH và thu về nhiều lượt tương tác. Theo đó, học sinh này đi học nhưng lại mang dép… tổ ong đến trường. Tất nhiên, đôi dép này không phù hợp với yêu cầu nội quy của nhà trường. Khi nghe tin cô giáo chuẩn bị kiểm tra tác phong, đồng phục, người bạn này đã nghĩ ra một kế đối phó không tưởng.
Học sinh tìm một sợi dây chun, buộc hai đầu vào lỗ ở hai bên đôi dép để tạo quai hậu cho đôi dép rồi giả làm đôi sandal, Cứ thế, học trò nghĩ rằng sẽ qua mắt được thầy cô và trót lọt vượt qua buổi kiểm tra. Nhưng ngụy trang lộ liễu thế này thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”.
Đúng là nhất quỷ, nhì ma, thứ ba luôn là học trò. Những cách làm không tưởng thế này mà học sinh vẫn có thể nghĩ ra được. Đây không phải là lần đầu tiên các cô cậu học trò chia sẻ những hình ảnh hài hước của mình khi bị kiểm tra đồng phục.
Những hình ảnh dưới này cũng khiến netizen cười ngặt nghẽo không kém:
Video đang HOT
Học sinh viết tâm thư, chỉ hỏi 1 câu vỏn vẹn 9 TỪ mà cô giáo đứng hình: Cộng đồng giáo viên được nhờ trợ giúp cũng HOANG MANG không kém
Câu hỏi vỏn vẹn 9 từ nhưng với cô giáo khó trả lời quá. Ngay cả khi bài viết được cô chia sẻ để nhờ "quyền trợ giúp", các thầy cô khác cũng bó tay.
Trước dịch bệnh, người ta có thể mong mỏi nhiều thứ. Sau dịch, với giáo viên và các em học sinh, điều mong mỏi lớn nhất và giản dị nhất có lẽ là được trở lại trường dạy và học trực tiếp. Bởi, năm 2021 là năm học đầy khắc nghiệt khi thầy trò trên khắp cả nước phải duy trì việc học trong tâm thế vừa lo sợ dịch bệnh, vừa buồn bã vì phải xa cách.
Người lớn ở nhà vài tháng bức bối, căng thẳng ra sao thì lũ trẻ cũng vậy. Đó là chưa kể, học online dù là giải pháp tối ưu nhất trong điều kiện dịch bệnh nhưng cũng có quá nhiều bất tiện về cả tinh thần và sức khỏe.
Trong tâm trạng nhớ cô thầy trường lớp và mong ngóng ngày đến trường, một em học sinh đã viết "tâm thư" gửi cô giáo chủ nhiệm, nhờ cô giải đáp 1 câu hỏi. Em viết:
Cô Nhung kính mến!
Cô có thể giải câu hỏi này giúp con được không ạ? Câu hỏi rất khó, con nghĩ mãi không ra, con xin đọc câu hỏi: "Bao giờ mới đi học ơ trường ạ cô?". Con mong được đến trường gặp cô và các bạn quá! Học online chán lắm cô ơi! Con toàn bị mạng lag và lỗi. Con thích học trực tiếp hơn trực tuyến. Con xin dừng bút tại đây. Con chào cô ạ".
Ảnh: Nguyen Kem
Câu hỏi vỏn vẹn 9 từ nhưng với cô giáo khó trả lời quá. Ngay cả khi bài viết được cô chia sẻ để nhờ "quyền trợ giúp", các thầy cô khác cũng bó tay. Quả thật, trong tình hình dịch bệnh như thế này, đây là "một câu hỏi lớn không lời đáp". Tuy vậy, nhiều giáo viên cũng đồng cảm đã đáp lại thắc mắc của học sinh:
- Con sẽ được đi học lại khi tất cả mọi người đều có ý thức và trách nhiệm trong việc phòng chống covid thì dịch sẽ được dập, con sẽ được đi học lại.
- Cô rất cảm động va thông cảm nỗi lo và tính siêng năng ,hiếu học của con. Con hãy yên tâm, hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng ta sẽ sớm được quay trở lại thôi.
- Con yêu quý: Đây cũng là niềm mong ước của rất nhiều người con ạ. Cô cũng chưa thể trả lời câu hỏi của con chính xác được, cô chỉ mong ngày đó sẽ sớm thôi. Mong con cố gắng học nhé!
- Khi mình ko thể tự thay đổi được ngoại cảnh hãy dạy con cách thích nghi. Học ở nhà cũng rất an toàn và vui vẻ mà con.
Cô giáo Nhung, người đã chia sẻ bức thư cho rằng, đây làbài tập của học trò viết cho cô để nói về suy nghĩ của con khi học online trong một thời gian dài. Nhiều bài làm khác của học sinh cũng có chung tâm sự mong được trở lại trường học sớm:
Ảnh: Nguyen Kem
Trên thực tế, rất nhiều nơi lớp học trực tuyến không thể đủ 100% học sinh tham dự do thiếu thiết bị. Học sinh, giáo viên bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, sức khỏe sa sút do ngồi lâu trước màn hình máy tính.
Việc các em đến trường không đơn thuần chỉ học kiến thức mà còn giúp các em phát triển nhiều kỹ năng khác. Khi ở nhà quá lâu, việc học trực tuyến sẽ không thể đáp ứng, khiến các em bị mai một các kỹ năng, trẻ sẽ gặp khó khăn khi làm việc nhóm, khi giao tiếp...
Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện tại, đây vẫn là giải pháp tối ưu để duy trì việc học, giảm thiểu khả năng lây lan của dịch bệnh, giúp hoàn thành chương trình học đúng hạn, kích thích khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Cha mẹ cũng cần cập nhật những kiến thức để chăm sóc con cái đúng cách trong mùa dịch, từ việc dành thời gian cho con đủ, tạo ra cảm xúc tích cực, lên lịch trình, ứng phó với hành vi không đúng đắn của trẻ, quản lý căng thẳng. Cần phải bố trí thêm các hoạt động thể chất vừa sức để con cùng tham gia tránh việc ngồi một chỗ quá nhiều, hạn chế vận động.
Nam sinh cá biệt bỗng nhiên được bầu làm Lớp trưởng, lúc sau nói 1 câu làm giáo viên và cả lớp phải rơi nước mắt Câu nói của nam sinh từng được xem là cá biệt, nghịch ngợm này đã khiến cô giáo phải suy nghĩ nhiều. Trong lớp học lúc nào cũng sẽ có các nhóm học sinh ở hai thái cực khác nhau, một bên là những học sinh ngoan ngoãn và học hành chăm chỉ, có thành tích tốt, còn bên còn lại là những...