Nam sinh đi cấp cứu sau khi biết điểm thi vào lớp 10
Nam sinh vừa thi xong lớp 10 nhưng điểm số không như kỳ vọng nên đã có hành động tự sát, gia đình phải đưa em vào cấp cứu tại Bệnh viện E ( Hà Nội).
Mới đây, Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, đã tiếp nhận một nam sinh tại Hà Nội vào khám vì các rối loạn tâm thần do áp lực thi cử. Người nhà cho biết sau kỳ thi vào lớp 10, học sinh này chán nản, không dám về nhà vì điểm số không như kỳ vọng.
Sau đó, nam sinh dùng dao cắt tay và cổ để tự sát, gia đình phát hiện nên đưa em vào bệnh viện cấp cứu. Khi sức khỏe thể chất ổn định, bệnh nhân được chuyển qua điều trị sức khỏe tâm thần.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cho biết nam sinh này bị rối loạn cảm xúc.
Những trường hợp như học sinh trên không hiếm. Sau mỗi kỳ thi, Khoa Sức khỏe Tâm thần đều tiếp nhận các ca bệnh rối loạn tâm thần như vậy. Các học sinh đã phải chịu áp lực, căng thẳng trong suốt qua trình ôn thi. Khi kết quả thi không như mong đợi, các em sẽ chán nản hơn và có các phản ứng cấp như stress, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Trường hợp nặng hơn sẽ có những rối loạn trầm cảm, thậm chí tự sát. Một số học sinh có thể tìm tới các chất kích thích như bóng cười, cần sa, chất hướng thần, đồ uống có cồn… để giải tỏa tâm lý.
Video đang HOT
Bác sĩ Chung khuyến cáo sau mỗi kỳ thi, con có điểm số không như kỳ vọng, gia đình nên chấp nhận thực tế. Cha mẹ tuyệt đối không phán xét, so sánh kết quả điểm số của con với các bạn khác.
Gia đình cần phát hiện sớm trẻ có những biểu hiện rối loạn cảm xúc để hỗ trợ các em. Với trường hợp cần can thiệp tâm lý, khám sức khỏe tâm thần, phụ huynh nhanh chóng đưa con đi khám.
Theo Thạc sĩ Chung, dưới đây là các biểu hiện trẻ bị rối loạn cảm xúc:
- Thay đổi tính cách như trầm tính hơn, buồn vô cớ, hay khóc, thích ở một mình.
- Có dấu hiệu bất an, bồn chồn, dễ cáu gắt, đi lại nhiều, đứng ngồi không yên.
- Mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn.
Phẫu thuật khối u màng não cực lớn cho bé gái 9 tuổi
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi bị u màng não lớn.
Đây là ca bệnh khó vì người bệnh còn nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, vị trí nguy hiểm, buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.
Theo bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện E, người bệnh nhập viện với tình trạng đau đầu dữ dội, kéo dài nhiều tuần. Sau khi thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, người bệnh được chẩn đoán U màng não liềm đại não 1/3 trước.
Bé gái 9 tuổi được các bác sĩ thăm khám
Các bác sĩ đã hội chẩn, tiến hành đánh giá xác định khối u nằm vị trí đường giữa, phát triển sang 2 bên bán cầu đại não, kích thước 62x52x50 mm, xâm lấn làm tắc hoàn toàn xoang tĩnh mạch dọc trên. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện E đã lên kế hoạch điều trị: người bệnh sẽ được can thiệp nút mạch tiền phẫu và phẫu thuật khối u sau đó nhằm giảm nguy cơ mất máu trong mổ.
Các bác sĩ vừa phẫu thuật khối u cực lớn cho bé gái 9 tuổi
Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, được sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh như: sử dụng kính vi phẫu, dụng cụ vi phẫu thuật, định vị thần kinh và bó sợi thần kinh trong phẫu thuật (Neuronavigation), giúp xác định rõ khối u so với các cấu trúc quan trọng khác, giúp phẫu thuật viên phẫu tích chính xác, tránh tổn thương mô não lành và hạn chế tối đa biến chứng. Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng đã lấy được toàn bộ khối u, toàn bộ phần xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm đại não bị khối u thâm nhiễm, bảo tồn các chức năng thần kinh quan trọng, hạn chế mất máu tối đa.
Khối u màng não cực lớn được phát hiện
ThS.BS Nội trú Bùi Minh Thắng - giảng viên bộ môn Ngoại trường ĐH Y Hà Nội, bác sĩ điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện E - cho biết, khối u não của người bệnh phát triển từ từ, được phát hiện khi đã có kích thước lớn gây nguy hiểm và khó khăn trong quá trình điều trị và phẫu thuật.
"Tuy nhiên với điều kiện trang thiết bị đầy đủ của Bệnh viện với các ekip chuyên khoa: Phẫu thuật, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh - can thiệp, Giải phẫu bệnh, Nhi khoa, Huyết học cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị phẫu thuật thần kinh hiện đại đã giúp loại bỏ hoàn toàn khối u. Sau kết thúc ca phẫu thuật 14 tiếng, người bệnh tỉnh lại và được đưa về khoa điều trị. Người bệnh được chăm sóc và điều trị hậu phẫu 10 ngày ra viện, bệnh nhi tỉnh táo, chơi ngoan, ăn ngủ tốt, không liệt, vết mổ liền. Phim chụp kiểm tra không còn khối u và các tổn thương sau phẫu thuật".
TS. BS Lê Hồng Nhân chia sẻ, trẻ em khi có dấu hiệu đau đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu kéo dài, gia đình nên lưu tâm và cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa: Nhi khoa, Phẫu thuật thần kinh, Nội thần kinh để được kiểm tra và can thiệp y tế kịp thời. Qua khai thác tiền sử bệnh án, bệnh nhi đã có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian gần đây, gia đình quyết định đưa cháu đi khám và đã phát hiện bệnh.
Đang ăn lẩu, nam sinh phải đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ Nam bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng dập nát bàn tay trái, gãy xương bàn tay do nổ khí trong bình gas mini khi đang ăn lẩu. Bệnh nhận C.T.L (14 tuổi, trú tại Hải Dương) được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng tình trạng dập nát bàn tay trái,...