Nam sinh dân tộc mất tiền học đã được MTQ hỗ trợ
Mới đây, câu chuyện về Quyên – cậu bé nhà nghèo bị lấy mất tiền học phí thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đó là số tiền mà bố mẹ phải đi vay khắp nơi mới đủ để em lên thành phố nhập học. Câu chuyện của Quyên sau khi chia sẻ nhận về sự đồng cảm lớn và được mọi người hỗ trợ.
Quyên đã được dân tình hỗ trợ tiền.
Cụ thể, một Fanpage sau khi biết về hoàn cảnh của Quyên đã kêu gọi giúp đỡ. Fanpage này đăng tải thông tin: “Cảm ơn những tấm lòng nhân ái của cộng đồng. Hiện số tiền mà em Quyên nhận được đã đủ cho em tiếp tục học tập đến khi ra trường và giúp đỡ được phần nào đó cho gia đình em, nên em xin được dừng nhận tiền hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Cuộc sống này vẫn còn nhiều số phận khó khăn và thiệt thòi hơn em, mọi người hãy dành số tiền đấy cho những hoàn cảnh như vậy nữa nhé. Cảm ơn cộng đồng đã lan tỏa nhiều điều tích cực hơn cho cuộc sống”.
Dân tình mong cậu bé sẽ cố gắng học tập.
Như vậy, nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng, hiện tại Quyên không chỉ đủ tiền học tới lúc ra trường mà còn giúp đỡ được gia đình. Quả thực đây là điều rất quý giá mà mọi người đã dành cho em. Bởi ngoài giá trị về mặt vật chất, nó còn là tấm lòng, sự quan tâm của mạnh thường quân đối với cậu bé. Ai cũng mong em sẽ cố gắng tập trung học hành để sớm thoát nghèo, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp.
Quyên sinh ra trong gia đình nghèo tại Cao Bằng.
Được biết, nơi Quyên ở là huyện hẻo lánh, nghèo bậc nhất tại Cao Bằng. Chàng trai này đang học năm 3 và phải vượt hơn 300km từ quê lên Hà Nội. Bị mất 10 triệu đồng tiền học phí, em đã đứng ngay giữa bến xe bật khóc nức nở. Em chia sẻ với bào Dân Trí: “Em gọi điện về nhà báo tin, thì mẹ em tiếc tiền ngất xỉu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Chỉ vì em, mà mẹ em nên nông nỗi này, em tính thôi học để mọi người đỡ vất vả vì em”.
Mẹ em sau khi nghe tin mất tiền đã bị ngất vì quá sốc.
Hầu hết, mọi bữa cơm của em đều gắn liền với mì tôm.
Video đang HOT
Trưởng ban đại diện người Dao Việt Nam cũng đã xác nhận thông tin với báo Dân Trí: “Thương vô cùng. Thằng bé bị lấy mất số tiền bố vay cho đi học. Quyên cứ nằng nặc đòi thôi học về nhà chăm sóc mẹ, chúng tôi phải động viên mãi nó mới chịu ở lại tiếp tục học”. Được biết, bố mẹ Quyên đều làm nông, năm lớp 4 cậu vĩnh viễn mất đi cánh tay phải sau một sự cố.
Cậu bí mất tay phải vĩnh viên sau sự cố lúc nhỏ.
Trường học của Quyên xác nhận em được miễn toàn bộ học phí.
Em là niềm tự hào của cả gia đình và bà con vùng cao.
Như vậy, từ giờ đến lúc ra trường, Quyên không còn phải quá đau đầu về khoản tiền học phí. Mong em sẽ tập trung học để sớm ra trường với kết quả tốt, có thêm chi phí chăm lo bản thân cũng như gia đình.
Tinh thần hiếu học đáng nể phục của cậu bé người dân tộc
Có những em nhỏ, đôi khi chỉ được đến trường thôi cũng là niềm hạnh phúc. Bởi đối với các em, hành trình đến trường, lấy con chữ khó hơn rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa.
Điển hình như cậu bé Nguyễn Thanh Bình (học sinh lớp 8 Trường THCS Trung Nhứt, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, người Khmer) dưới đây. Do gia đình quá khó khăn nên mỗi ngày, cậu phải đốt đèn dầu, băng ruộng để đến lớp. Dù vậy thành tích học tập của cậu bé 13 tuổi vẫn khiến nhiều người nể phục.
Bình có một tinh thần ham học rất mãnh liệt
Cậu bé học bài bằng đèn dầu suốt 8 năm
Thanh Niên đăng tải, mỗi ngày, Bình phải đạp xe 7km, trong đó có hơn 4km đường ruộng lầy lội để đến trường. Cũng vì vậy mà mỗi lần đến lớp, người cậu lại lem luốc, ngay cả bộ đồng phục và chiếc xe đạp cũng dính bùn đất. Dù vậy, cậu bé Khmer vẫn quyết tâm đến trường, cố gắng không nghỉ bất kỳ buổi nào. Nhờ đó mà suốt 8 năm liền, cậu đã đạt rất nhiều thành tích học tập nổi bật.
Được biết, gia cảnh nhà Bình rất khó khăn. Nhà em thuộc hộ nghèo, lại nằm giữa cánh đồng mênh mông, tách biệt hoàn toàn với hàng xóm. Con đường đến trường cũng toàn đất bùn, cỏ dại, lối mòn chỉ rộng khoảng hai bàn chân. Rất nhiều lần, cậu bé bị té ngã, nhưng rồi lại nén cơn đau, cố gắng đến trường đúng giờ. Bình kể: "Có đoạn đạp xe được, có đoạn phải dắt bộ. Mùa mưa, em phải dừng lại mấy lần để lấy bùn đất dính vào bánh xe, đồng phục hay bị bẩn phải rửa nên mất nhiều thời gian. Cũng có lần em ngã đau lắm nhưng rồi tự đứng dậy đi tiếp thôi chứ ở đó không có ai giúp đỡ cả".
Ban đầu, lớp cũng có nhiều bạn học giống như Bình. Tuy nhiên đến nay, chỉ có cậu bé vẫn đến trường đều đặn. Lúc nào em cũng nỗ lực để có thể học thành tài, được làm sinh viên đại học. Suốt 8 năm qua, em đã luôn học bài dưới ngọn đèn dầu hiu hắt, cố gắng thu lượm từng chút kiến thức quý giá.
Cậu bé sở hữu rất nhiều giấy khen
Gia đình thiếu thốn, đến cái ăn cái mặc cũng chẳng đủ, thế nhưng bố mẹ Bình vẫn rất cố gắng để hỗ trợ con thực hiện ước mơ của mình. Bố cậu bé là ông Nguyễn Văn Cẩn (52 tuổi), do mắc bệnh hiểm nghèo nên đã phải bỏ đi nửa phần chân trái, cũng từ đó áp lực kinh tế đè nặng lên đôi vai của mẹ cậu là bà Lâm Thị Chuyên (41 tuổi). Mỗi ngày, bà đều phải làm đủ nghề để kiếm sống, từ bẻ ớt, dặm lúa, làm cỏ đến hái rau thuê.
Hiện tại, chị gái Bình đang học tại Trường ĐH Cần Thơ. Tuy nhiên vì gia đình khó khăn nên việc đóng học phí cũng thường xuyên không có. Hiện gia đình còn thiếu tiền vay sinh viên 22 triệu đồng, tiền vay hộ nghèo 15 triệu đồng nhưng chưa thể trả. Gần đây, hai vợ chồng ông bà được người anh cho mượn khoảng đất trồng rau màu, nhưng chưa thu được gì thì mưa bão ập đến, vốn liếng cũng vì thế mất trắng.
Mỗi lần thấy con trai khoe được thưởng, ông Cẩn lại vừa mừng vừa tủi. Ông tâm sự: " Điều kiện học hành vậy chứ con trai không than thở, kể lể gì. Vậy làm sao nỡ kêu con nghỉ học. Cho con tiếp tục đến trường, dẫu biết là khổ hơn nhưng làm cha mẹ có ai muốn con cái sau này lại vướng vào cảnh khổ như mình đâu. Nghĩ vậy nên vợ chồng tôi cố gắng để lo cho tương lai của con".
Bình là một cậu bé ngoan, luôn cố gắng phụ giúp bố mẹ
Ở trường, Bình rất được yêu quý, lúc nào cũng được tặng sách giáo khoa, đồng phục mới. Bạn cùng lớp cũng rất mến mộ cậu bé. Khánh - bạn của Bình chia sẻ: "Em biết Bình về nhà còn dọn dẹp nhà cửa, đi hái rau phụ mẹ, mang rau ra chợ bán nữa. Em luôn xem Bình là tấm gương xứng đáng để rèn luyện, phấn đấu theo".
Chia sẻ về cậu học trò hiếu học này, cô Nguyễn Thị Thọ, giáo viên, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Trung Nhứt, cho biết: "Mới đây, Bình là 1 trong 3 học sinh đại diện cho TP.Cần Thơ tham dự liên hoan thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc năm 2022. Nỗ lực đến trường và thành tích học tập của Bình khiến thầy cô và các bạn học sinh cảm thấy rất vinh dự, tự hào".
Ngoài ngoan ngoãn, lễ phép, Bình còn rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường. Cậu bé cũng đạt nhiều thành tích nổi bật ở các cuộc thi như: Mỗi tuần một quyển sách hay, Phát thanh măng non, Tuyên truyền viên giỏi...
Cả hai luôn cố gắng để con được đến trường
Cậu bé đi bộ đường rừng đến trường
Giống như Bình, cậu bé Giàng A Chu (sống tại bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) cũng có một tinh thần ham học mãnh liệt. Suốt 4 năm qua, em đã chân đất đi bộ 3km đường rừng đến trường. Những ngày đầu tiên, do chưa quen đường nên thỉnh thoảng em lại vấp ngã, quần áo rách toạc, chân tay trầy xước. Dù vậy, mặc kệ cơn đau, em vẫn không khóc, bò dậy bước tiếp, cố gắng đến lớp kịp giờ. Ước mơ của Chu cũng rất nhỏ bé, đó là một lần được bố mẹ chở đi học bằng xe máy như các bạn trong bản.
Chia sẻ với VnExpress, thầy Lò Văn Ngoan, 29 tuổi, giáo viên chủ nhiệm của Chu tại điểm trường Lũng Xá - Tà Dê, trường tiểu học Lóng Luông, cho biết: " Chẳng còn cách nào vì bố mẹ em bỏ nhau và cùng bỏ đi, giờ em ấy đang ở với ông bà nội". Trên Chu còn có một chị gái lớn, tuy nhiên đã nghỉ học ở nhà để trông em gái út giúp ông bà.
Dù phải đi bộ khá xa, thế nhưng Chu vẫn một lòng quyết tâm đến trường.
Trao đổi với VnExpress, ông Giàng A Sở, trưởng bản Lũng Xá, cho biết nhà ông Lau (ông của Chu) là một trong những hộ khó khăn nhất bản, dù vậy vẫn rất cố gắng để cho con cháu đi học. Ngoài thời gian đến trường, Chu còn giúp đỡ ông bà trông em, đun nước, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, cho gà ăn. Đến khi cả nhà đi ngủ, em mới lấy sách vở ra, dùng đèn pin để ôn lại bài cũ.
Thấy cháu hiếu học như vậy, ông Lau cũng rất vui mừng. Dù phải vay mượn khắp nơi, ông cũng chấp nhận, chỉ mong "đời chúng hơn đời ông, đời bố nó".
Đường chìm trong biển nước, bố đẩy thuyền đưa con đi Hà Nội nhập học Siêu bão đã đi qua nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn đang hoành hành trên khắp các tỉnh thành miền Trung. Dù gặp khó khăn khi các ngôi nhà ngập sâu trong nước, giao thông bị chia cắt nhưng các gia đình vẫn cố gắng, nỗ lực hết sức để trở về cuộc sống bình thường. Trong đó, quan trọng nhất...