Nam sinh cố ý thi 0 điểm và bài học sâu sắc cho hàng vạn bạn trẻ
Tuổi trẻ là tiền đề, là nguồn vốn, là cái nôi để xác định nền tảng cho bạn bước vào xã hội sau này đủ vững chắc hay không. Nếu chúng ta còn có điều kiện được học, đừng bao giờ dễ dàng buông bỏ.
Tầm quan trọng của tuyển sinh đại học đối với những học sinh cấp ba đang trong giai đoạn chạy nước rút hiện nay là một việc hiển nhiên. Có thể nói rằng đó chính là bước ngoặt quan trọng giúp thay đổi vận mệnh của nhiều người.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vì tính cách bốc đồng, tùy hứng, hay thậm chí là muốn “chơi nổi” nên đã bỏ lỡ nó, thậm chí có người còn nộp giấy trắng!
Đầu năm 2010, trong kì thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc đã xuất hiện một “anh hùng” bỏ trắng bài thi, tên là Trương Hiệu.
Trong kì thi năm đó, anh ta nổi tiếng trên khắp các mạng xã hội vì cố tình để bị điểm 0 tất cả các bài kiểm tra.
Điều khiến người ta phải tròn mắt ngạc nhiên hơn nữa là, tất cả các bài thi đều có ghi dòng chữ:
“Đập nồi dìm thuyền, không phá cái cũ thì không xây được cái mới, bỏ quy tắc cũ mới lập được quy tắc mới…”
Ngoài dòng chữ đó ra, trên tờ giấy kiểm tra chỉ còn họ tên và số báo danh.
Thực ra, lúc mới bắt đầu học cấp ba, thành tích của Trương Hiệu rất tốt, nhưng do lịch học ngày một dày đặc, Trương Hiệu dần không còn theo kịp tiến độ bài giảng của giáo viên trong lớp nữa.
Thành tích học tập cứ giảm sút khiến anh ta dần mất tự tin, sau đó lời nói và hành động ngày càng cực đoan, bốc đồng, dẫn đến việc làm nông cạn trong kì thi đại học. Từ đó, cuộc đời anh ta cũng phải rẽ sang một hướng khác, chỉ có thể làm công ăn lương với những công việc lương thấp.
10 năm sau, thực tế mài mòn hết mọi gai góc và tính khí nông nổi năm xưa của anh ta.
Video đang HOT
10 năm sau, xã hội khiến anh ta hiểu được bản thân đã từng lựa chọn ngu ngốc thế nào.
10 năm sau, cuộc sống lấy đi vẻ kiêu ngạo cũng như tuổi trẻ của anh ta, thay vào đó là dáng vẻ già nua, mệt mỏi.
Anh ta rất hối hận, nhưng đã muộn!
Tuổi trẻ, chúng ta thường nghe theo nhiều lời nói của những người xung quanh, hoặc giả là các thước phim, câu chuyện trong tiểu thuyết ngôn tình mà có nhiều lựa chọn bốc đồng. Và rồi chúng ta coi đó là “ trải nghiệm thanh xuân”.
Bạn có quyền tự mình đưa ra lựa chọn, nhưng đừng bao giờ lựa chọn “buông bỏ chính mình, buông thả bản thân” như vậy.
Tuổi trẻ là tiền đề, là nguồn vốn, là cái nôi để xác định nền tảng cho bạn bước vào xã hội sau này đủ vững chắc hay không. Nếu chúng ta còn có điều kiện được học, đừng bao giờ dễ dàng buông bỏ. Bởi vì học không phải con đường duy nhất giúp bạn thành công, nhưng nó là cách dễ nhất để bạn tiếp cận thành công!
Tôi không thích học, nhưng tôi lựa chọn không từ bỏ việc học
Trên thế giới này có rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, thậm chí có nhiều mảng mà chính mỗi chúng ta cũng không hề biết đến. Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền và nhanh giàu có, đòi hỏi bản thân phải có kĩ năng và giỏi trong một lĩnh vực nào đó, và những điều đó bắt buộc bạn phải “học”.
Bạn có thể không thích việc học, nhưng bạn không được tự ý từ bỏ nó. Học có nhiều đường, cũng có nhiều cách, bạn học ở trường cũng được, học từ người lớn cũng tốt, tự mình tự học lại càng dễ kích phát tiềm năng cá nhân… Xung quanh bạn có rất nhiều con đường trải sẵn, chỉ xem bạn có đủ kiên trì để đi hết hay không thôi.
Tại sao ngày nay có nhiều bạn trẻ 9X khởi nghiệp bằng cách mở tiệm bún riêu, bán ốc hay mì ý… mà doanh thu lại cao như vậy?
Họ đều tốt nghiệp từ các trường đại học mà ra, họ đều từng đi học; những kĩ năng được học, họ vận dụng vào đời sống, và những vấp ngã của cuộc sống lại lần lượt giúp họ bổ sung vào khuyết điểm của mình. Nhờ vậy, họ có thể ngày càng hoàn thiện bản thân, đạt được thành công.
Có một sự thật ở đây đó là khi phỏng vấn qua một trăm người thành công, bất cứ ai cũng đều khẳng định với tôi:
Đến tận ngày hôm nay, khi đã thành công và có vị trí đứng cố định trong xã hội, họ vẫn không hề ngừng việc học. Bởi nếu chỉ cần họ dừng lại một giây, rất có thể sẽ bị đối thủ nắm lỗ hỏng mà đạp xuống.
Thế nên, việc học thật sự rất quan trọng, dù là với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào!
Không có lựa chọn nào là hoàn hảo, nhưng đã biết sai vẫn cứ chọn là một “tội ác”
Tại sao con người chúng ta lại thường sống trong hối tiếc?
Vì chúng ta thường lựa chọn theo cảm tính, dù biết điều đó là sai lầm!
24 tuổi, tôi lắc đầu ngao ngán khi thấy một đứa trẻ 14 tuổi có điều kiện lại không lo học, suốt ngày cầm điện thoại chơi game đến độ mất thị lực tạm thời. Có trường hợp nặng hơn thì bị đột quỵ mắt, thậm chí là mù lòa do tập trung quá nhiều thời gian vào các thiết bị điện tử.
34 tuổi, tôi lại tự mắng chính mình vì ham làm việc mà ăn uống thiếu điều độ để đau bao tử; vì lười tập thể dục mà khi đến tuổi trung niên sức khỏe không tốt, hệ miễn dịch cũng kém đi.
Có thể những người 44 tuổi, 54 tuổi cũng đang dùng chính kinh nghiệm của mình để đưa ra những nhận xét như vậy.
Một bà cụ 60 tuổi vẫn luôn canh cánh trong lòng, hối hận việc không đi học đại học. Một ông cụ 60 tuổi cảm thán tại sao thời gian trôi nhanh như vậy, ước mơ thời trẻ chưa kịp thực hiện đã sắp ra đi?
Đừng để hối tiếc đi cùng bạn suốt cả cuộc đời như vậy. Hi vọng rằng mỗi chúng ta đều biết coi trọng việc học, cũng hi vọng trên bước đường đời còn lại, bạn sẽ luôn nhìn thẳng về phía trước, mà không phải đi một bước lại ngoái đầu nhìn lại năm xưa!
Có tới 90% trẻ bị cận thị là do các thói quen chưa khoa học
Đáng lưu ý, hiện nay tỷ lệ trẻ đeo kính cận cao. Theo điều tra ở học sinh cấp ba tại các thành phố lớn có tới 50% các em bị cận thị.
Khám mắt cho học sinh tại Bệnh viện mắt Hà Nội 2. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
"Cận thị ở trẻ em đang ngày một nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thực tế cho thấy, trẻ em sinh ra có dị tật về mắt như cận thị chỉ chiếm tỷ lệ 10%, còn tới 90% trẻ bị cận thị là do các nguyên nhân khác gây ra như nhìn gần, nhìn không đủ ánh sáng hay sinh hoạt không khoa học."
Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn-Giảng viên Đại học Y Hà Nội cho biết như vậy tại buổi hội thảo: Giữ gìn đôi mắt trẻ thơ, nâng cao nhận thức chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ em, do Bệnh viện mắt Hà Nội 2 tổ chức chiều 18/6 tại Hà Nội.
[Hưng Yên lần đầu tiên có em bé chào đời bằng thụ tinh trong ống nghiệm]
Bác sỹ Tuấn phân tích, trẻ bị cận thị do các nguyên nhân phổ biến như thói quen nhìn gần trong thời gian quá lâu làm tăng công suất quá mức thủy tinh thể.
Trẻ bị cận thị có những biểu hiện ban đầu như đi học nhìn thường có dấu hiệu hay mỏi mắt, đau đầu, sợ ánh sáng, nhìn cự ly xa không rõ. Cận thị sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của học sinh, chỉ nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần, không nhìn rõ những mục tiêu ở xa. Vì vậy, trẻ bị cận thị nếu không đeo kính để khôi phục thị lực sẽ không nhìn rõ bảng, các chữ số ở cự ly xa. Vì thế trẻ chép bài không kịp, không hiểu bài, từ đó sinh ra học hành sa sút, chán học...
Đáng lưu ý, hiện nay tỷ lệ trẻ đeo kính cận cao. Bác sỹ Tuấn cho hay cách khắc phục cận thị ở trẻ đơn giản nhất là cho trẻ đeo kính. Theo điều tra ở học sinh cấp ba tại các thành phố lớn có tới 50% các em bị cận thị. Bên cạnh đó, với những người mắc bệnh cận thị có thể khắc phục bằng cách khác như: đeo kính áp tròng cho người cận thị vào buổi tối, phẫu thuật thay thủy tinh thể...
Để phòng tránh cận thị, bác sỹ Tuấn khuyến cáo các bậc cha mẹ, thầy cô giáo chú ý nhắc nhở trẻ phải đảm bảo tư thế ngồi học, không cúi gằm mặt xuống bàn, giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5-10 phút, không đọc sách báo trong bong tối, không xem tivi và chơi điện tử quá mức...
Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn phân tích về bệnh mắt ở trẻ em. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Ngoài ra, trẻ xem tivi hay điện thoại với khoảng cách quá gần, nếu như ngày nào trẻ cũng xem tivi hơn 2 tiếng đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới tivi dưới 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm nhiều. Phụ huynh cần khuyến khích trẻ nên nghỉ ngơi mắt sau khi đọc sách hoặc xem tivi sau mỗi 45-50 phút, cho trẻ nghỉ 10-15 phút, nhìn xa ra ngoài cửa sổ và tập những bài thư giãn mắt.
Trẻ khi sử dụng máy tính cần để khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính cách ít nhất 50cm và điều chỉnh độ lóe sáng thấp nhất. Ánh sáng phòng cần được đảm bảo đủ để đọc, dùng máy tính hoặc xem tivi nhưng không được gây chói.
Đặc biệt các bậc phụ huynh cần tăng cường các hoạt động về thể chất, chơi thể thao và các môn học nghệ thuật với khoảng thời gian 2-3 tiếng/ngày để trẻ được thư giãn.
Các bậc phụ huynh nên theo dõi định kỳ để điều chỉnh kính cho phù hợp với mức độ cận thị của trẻ, với trẻ đi học hàng năm đi khám mắt 1 lần, với trẻ có bệnh về mắt thì 1 năm khám 2 lần./.
Hệ thống bị lỗi khi thi online, cả nghìn học sinh phẫn nộ vì phải thi lại Rất nhiều học sinh và phụ huynh đang xả sự phẫn nộ của mình trên mạng xã hội khi học sinh phải thi lại chỉ vì lỗi hệ thống lúc thi online. Chuẩn bị cho một kỳ thi lớn đã là căng thẳng lắm rồi. Hôm thi, bạn phải cố lắm mới giữ được bình tĩnh mà làm bài. Rồi bạn cũng làm...