Nam sinh có CV khủng, thưa gửi dạ – vâng với nhà tuyển dụng, nhưng vẫn bị mất điểm bởi 1 lỗi sai ứng viên nào cũng bỏ qua!
Bảng CV của nam sinh này đáng lẽ đã trở nên hoàn hảo nếu không mắc lỗi sai sau.
CV là viết tắt của “Curriculum Vitae”. CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm cá nhân, các kỹ năng làm việc mà ứng viên có, vị trí muốn ứng tuyển. Trong tuyển dụng, CV để lại ấn tượng ban đầu về ứng viên mà họ thấy phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của mình. Ngày nay, trong thời đại công nghệ 4.0 thì vai trò CV lại vô cùng quan trọng cho mỗi cá nhân, chỉ một lỗi sai nhỏ trong CV cũng có thể làm mất đi cơ hội ứng tuyển vào vị trí yêu thích đấy nhé!
Mới đây, TikTok đã xuất hiện video góp ý về CV xin thực tập của một sinh viên nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Được biết, bạn sinh viên được nhắc trong đoạn video sinh năm 2002, đang học ngành tiếng Anh thương mại của trường Cao Đẳng Kinh tế Đối ngoại.
Nội dung của đoạn video là quá trình của một kênh hướng nghiệp (gần 100.000 lượt follow) chia sẻ về những lỗi sai cơ bản trong CV của bạn sinh viên 2002 cũng như các bạn sinh viên khác, và từ đó đưa ra góp ý về sự thay đổi.
Đoạn video chỉnh lỗi CV nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội
Theo đoạn video có thể thấy, bạn nam sinh này có thành tích rất nổi bật, hầu như không chê được kinh nghiệm vào đâu cả. Tuy nhiên theo vị HR kia, anh chàng này mắc một lỗi nhỏ mà không ít sinh viên gặp phải.
Đó chính là chọn màu CV thành màu đen. Màu này có thể hợp với các ngành nghề thuật như design, đồ họa… Song nếu gửi vào các công ty liên quan lĩnh vực tài chính, kế toán… thì chưa chắc đã hợp đâu nha!
Theo nam HR, CV màu đen chỉ phù hợp với một số ngành nghề thôi
Trong video cũng góp ý thêm một số lỗi nhỏ mà sinh viên dễ mắc phải khi viết CV:
- Lỗi chủ đề email và cách đặt tên file CV
Chủ đề email hay còn gọi là tiêu đề. Thông thường trong bản mô tả công việc, nhà tuyển dụng sẽ hướng dẫn cụ thể ứng viên gửi với tiêu đề theo mẫu có sẵn, việc của bạn là làm đúng theo hướng dẫn thay vì tự sáng tạo tiêu đề cho riêng mình.
Nếu nhà tuyển dụng không đưa ra yêu cầu về tiêu đề mẫu email xin việc, bạn có thể áp dụng theo mẫu “Họ và tên – Vị trí ứng tuyển – Công ty” hoặc một tiêu đề nào khác chứ không nên để trống như bạn sinh viên 2002 trong video.
Cách viết chủ đề email và cách đặt tên file CV giúp CV của bạn trở nên chỉn chu
Tên file CV là dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng phân biệt CV của bạn với các ứng viên khác, vị trí tuyển dụng này với vị trí tuyển dụng khác. Việc đặt tên file CV xem chừng là đơn giản nhưng nếu không biết cách, CV của bạn sẽ nhanh chóng bị nhà tuyển dụng bỏ qua vì sự thiếu chuyên nghiệp. Trong đoạn video, CV của bạn sinh viên đã bị lỗi khi vẫn để cả tên trang web tạo CV cho mình. Việc cần làm, là hãy đổi tên CV theo hướng chuyên nghiệp một chút có thể là “CV. Họ và Tên. Vị trí ứng tuyển”.
- Ảnh đại diện trong CV
Cách đặt ảnh đại diện CV chuyên nghiệp, đừng dùng ảnh selfie nhé các bạn
Ảnh đại diện CV không giúp bạn có thể được tuyển thẳng, nhưng một tấm ảnh chuyên nghiệp sẽ là một điểm cộng giúp chúng ta thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Một tấm ảnh phù hợp thì bạn nhớ nhìn chính diện, tư thế chụp ảnh tự nhiên, nhã nhặn, đầu tóc gọn gàng. Một nụ cười tươi nhẹ sẽ giúp bạn trở lên thân thiện hơn trong mắt mọi người cũng như trong mắt các nhà tuyển dụng khó tính đấy.
- Mục tiêu nghề nghiệp và một số lỗi cơ bản
Đừng đặt mục tiêu quá xa để nhà tuyển dụng còn thấy bạn phù hợp nhất ngay bây giờ
Mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên viết từ 1-2 năm để nhìn thấy vị trí công việc, đích đến trong vài năm tới. Chứ viết 5-6 năm thì không biết lúc đó bạn đã nghỉ việc từ bao giờ rồi. Một số lỗi cơ bản: viết đúng chính tả, cách dòng hợp lý, sử dụng tiếng Anh, tiếng Việt rõ ràng, đừng viết quá nhiều kỹ năng…
CV đóng một vài trò rất quan trọng trong quá trình xin việc, thế nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thể chọn bạn ngay lập tức khi chỉ nhìn vào CV mà bạn gửi, mà sự chỉn chu giúp bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Còn bạn, bạn thấy sao về video chia sẻ kinh nghiệm viết CV kia?
Nguồn: Tuấn Anh Hướng Nghiệp
Cô gái phản bác chuyện thực tập sinh đi làm đòi lương, nói thế nào mà bị HR lâu năm vỗ thẳng mặt: Sau này đừng đi làm nhân sự!
Chuyện đi thực tập có lương hay không vẫn là câu hỏi khiến nhiều sinh viên băn khoăn.
Thực tập được xem là quãng thời gian không thể thiếu đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là lúc mà sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, làm quen với các công việc có thể mình sẽ làm trong tương lai, học hỏi văn hóa công sở và các kỹ năng mềm khác,...
Câu hỏi mà mỗi sinh viên đặt ra khi tìm kiếm nơi thực tập cho mình hẳn sẽ là: Thực tập sinh có được trả lương hay không? Đây cũng là chủ đề đã gây tranh cãi sau khi một TikToker tên P.P. đăng tải clip thể hiện quan điểm của mình.
Mở đầu đoạn clip, cô nàng đã mạnh mẽ tuyên bố: "Thực tập mà đòi lương, tư tưởng gì vậy trời!"
TikToker P.P đã có quan điểm gây tranh cãi về chuyện thực tập
Sau đó cô bạn chia sẻ: "Sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm thực tiễn chưa có, kỹ năng chuyên môn càng không. Bạn có giá trị gì để doanh nghiệp phải đầu tư cho bạn? Thất bại đối với bạn là bài học kinh nghiệm, còn đối với doanh nghiệp là gánh nặng. Bạn cảm thấy bất công, cảm thấy chất xám của mình quá rẻ tiền trong khi bạn cũng phải OT (over time), cũng mệt mỏi với deadline, áp lực với KPI, nhân viên chính thức còn có lương, còn bạn thì không".
Chốt hạ quan điểm của mình, cô gái này cho rằng: "Nhưng thay vì ảo tưởng năng lực của mình thì hãy chứng minh đi, thuận mua thì vừa bán, nếu bạn khẳng định được giá trị của bản thân, chẳng có doanh nghiệp nào sẽ để bạn thiệt thòi cả!"
Ảnh minh họa
Trước ý kiến này của cô gái trẻ, không ít ý kiến trái chiều đã được đưa ra, hầu hết trong số đó đều tỏ ra không đồng tình. Trong đó, nổi lên một ý kiến của một TikToker khác tên T.H.N tự giới thiệu là đang làm công việc nhân sự như sau: " Em chưa phải lo gì khi doanh nghiệp tổ chức ra chương trình thực tập sinh đâu vì doanh nghiệp người ta mở ra là để kinh doanh, không phải là để từ thiện nên kiểu gì người ta cũng có lãi, chỉ có điều là lãi ở giai đoạn này hay là lãi ở giai đoạn sau thôi.
Người ta mất tiền cho thực tập sinh ở thời điểm này thì người ta đỡ mất tiền tuyển dụng những nhân sự từ ngoài vào ở thời điểm tương lai, đỡ mất tiền đào tạo nhân sự mới, đỡ mất tiền tuyển lại nhân sự gãy rụng do không phù hợp với văn hóa công ty!"
TikToker này khuyên cô gái trên rằng "sau này đừng đi làm nhân sự để đỡ tổn hại người lao động".
Ảnh minh họa
Việc trả lương cho nhân viên thực tập là không bắt buộc vì nó còn dựa trên nhiều yếu tố như chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp, hình thức thực tập, năng lực và thái độ,... Nhưng trên thực tế, hiện nay không ít công ty đầu tư vào các đợt tuyển dụng thực tập sinh để tìm ra những ứng viên tiềm năng cho các vị trí trong công ty trong tương lai sau quá trình thực tập. Do đó, các doanh nghiệp cũng thường chi trả cho các thực tập sinh một khoản lương nhất định hoặc các chi phí phụ cấp.
Mặt bằng chung, tiền lương thực tập của các công ty thường không quá cao, thường ở mức tương đương với vị trí của một cộng tác viên hoặc một nhân viên part-time, có thể thấp hơn. Và chắc chắn rằng, để nhận lương từ vị trí thực tập, yêu cầu sinh viên phải có thái độ cầu tiến, ham học hỏi, hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất so với khả năng của mình.
Tuy nhiên, dù có lương hay không, việc được thực tập trong doanh nghiệp sẽ là cơ hội lớn để bạn trau dồi cho mình những kinh nghiệm làm việc thực tế trước khi ra trường. Ngoài ra, biết đâu đấy trong quá trình làm việc, năng lực của bạn sẽ được nhìn nhận và bạn sẽ có cơ hội trở thành một nhân viên chính thức trong tương lai?
Clip: Cô bảo mẫu bị đám gấu trúc "quần" mệt nghỉ gây bão MXH, vất vả lắm chứ không phải việc nhẹ lương cao đâu Tuy được tiếp xúc với đám gấu trúc mỗi ngày, nhưng bản thân nhân vật chính lại cho rằng công việc này cũng giống cô giáo mầm non thôi, trừ việc "học sinh" rất nặng và lắm lông! Mới đây, một đoạn video với nội dung quét dọn chuồng gấu trúc từ năm 2016 bỗng trở nên viral trở lại vì độ đáng...