Nam sinh chỉ thiếu 2 điểm là đỗ đại học top 1 cả nước, mẹ yêu cầu phúc khảo, 11 chữ con ghi trên bài thi khiến bà điếng người
Câu chuyện phía sau “thất bại” của nam sinh này đến giờ vẫn là bài học cho nhiều bậc phụ huynh.
Bạn có bao giờ tự hỏi, những đứa trẻ tài năng từ nhỏ, liệu chúng có gặp phải sự thất bại và bối rối như người bình thường trong “trận chiến” then chốt của cuộc đời là kỳ thi đại học không?
Khi đứng trước ngã rẽ quan trọng, cần phải điền vào tờ đăng ký nguyện vọng – thứ quyết định ngành học cũng như phần nào định hướng tương lai của mình, đối mặt với kỳ vọng của cha mẹ và sở thích của bản thân, các em phải lựa chọn như thế nào?
Liên quan đến câu hỏi này, bạn có tìm hiểu về câu chuyện của Lương Tòng Giới (1932-2010) – giáo sư lịch sử kiêm nhà môi trường học nổi tiếng của Trung Quốc. Câu chuyện cuộc đời ông khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cách ông trưởng thành qua những thất bại và tìm ra con đường của riêng mình.
Lương Tòng Giới là giáo sư sử học, nhà môi trường học nổi tiếng Trung Quốc.
“Học bá” bất ngờ trượt đại học, mẹ shock nặng khi phát hiện chân tướng đằng sau
Lương Tòng Giới là một cái tên không hề xa lạ với nhiều người dân Trung Quốc. Mẹ của ông là Lâm Huy Nhân (1904 -1955), một kiến trúc sư và nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc, đồng thời là nữ kiến trúc sư đầu tiên của Trung Quốc với tài năng kiệt xuất. Còn bố của ông là Lương Tư Thành, cũng là một kỹ sư đầu ngành xây dựng.
Trong bối cảnh gia đình như vậy, Lương Tòng Giới từ nhỏ đã nhận được sự chú ý. Cha mẹ ông đặt rất nhiều kỳ vọng cho ông, hy vọng ông có thể nối tiếp truyền thống gia đình và trở thành một cái tên nổi bật của ngành xây dựng nước nhà.
Lương Tòng Giới hồi nhỏ và người mẹ nổi tiếng Lâm Huy Nhân.
Tuy nhiên, số phận dường như đang trêu đùa ông. Sự thất bại trong kỳ thi đại học đã khiến ông và khoa Kiến trúc của Đại học Thanh Hoa – đại học top 1 Trung Quốc lướt qua nhau.
Khi đó, điểm thi đại học của Lương Tòng Giới chỉ kém điểm trúng tuyển của Thanh Hoa 2 điểm. Kết quả này khiến mẹ ông – bà Lâm Huy Nhân không thể tin được. Bà đã yêu cầu phúc khảo, kiểm tra lại bài thi, hy vọng tìm ra căn nguyên của vấn đề.
Tuy nhiên, khi có kết quả phúc tra bài thi, nhìn 11 chữ trên bài thi của con trai, bà lập tức giật mình. Trên tờ giấy thi, con trai bà chỉ viết: “Con không thích học kiến trúc, con thích học lịch sử”.
Video đang HOT
Hóa ra, Lương Tòng Giới chưa bao giờ quan tâm đến kiến trúc, xây dựng. Thứ ông thực sự yêu thích là lịch sử.
Phát hiện này khiến bà Lâm Huy Nhân cảm thấy vô cùng ân hận. Bà nhận ra rằng những kỳ vọng và những lời răn dạy của bà chưa phù hợp với con trai, bản thân bà cũng chưa thực sự hiểu được nội tâm của con.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bà Lâm Huy Nhân quyết định tôn trọng sự lựa chọn của con trai mình và khuyến khích con trai nộp đơn vào Khoa Lịch sử của Đại học Bắc Kinh. Cuối cùng, Lương Tòng Giới đã được theo đuổi nguyện vọng của mình và ông cũng đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực lịch sử.
Làm thế nào để cân bằng giữa sở thích và công việc?
Câu chuyện của Lương Tòng Giới khiến chúng ta phải suy nghĩ: Các em học sinh nên lựa chọn như thế nào khi điền đơn đăng ký đăng ký? Họ nên làm theo mong đợi của cha mẹ hay theo đuổi sở thích của riêng mình?
Trên thực tế, không có câu trả lời cố định cho câu hỏi này. Bởi vì hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau nên cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng có một điều chắc chắn là: Sự quan tâm là người thầy tốt nhất. Chỉ khi chọn được ngành mình yêu thích thì sinh viên mới sẵn sàng nỗ lực học tập và ngiên cứu nhiều hơn.
Cũng giống như Lương Tòng Giới, nếu buộc ông phải lựa chọn ngành kiến trúc, có lẽ ông sẽ khó đạt được những thành tựu sau này.
Tuy nhiên, thực tế luôn đầy rẫy những thách thức. Trong áp lực việc làm ngày càng tăng cao, chúng ta không thể bỏ qua triển vọng việc làm của mỗi ngành nghề. Suy cho cùng, việc chọn ngành có nhu cầu thị trường cao có thể giúp sinh viên dễ dàng tìm được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, khi chọn ngành, các bạn trẻ không chỉ cần xem xét sở thích của mình mà còn cần quan tâm đến vấn đề việc làm.
Vậy, làm thế nào để cân bằng được giữa sở thích và việc làm? Điều này đòi hỏi sự nỗ lực chung của học sinh và phụ huynh.
Sinh viên có thể tìm hiểu thêm về triển vọng việc làm và xu hướng phát triển của một số chuyên ngành, đồng thời phụ huynh cũng có thể đưa ra cho con mình một số gợi ý, hướng dẫn hợp lý. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng phải do chính học sinh đưa ra. Bởi dù sao thì đây cũng là quyết định liên quan đến cuộc đời họ nên họ cần tự chịu trách nhiệm và gánh vác.
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ định hướng nghề nghiệp. (Ảnh minh họa)
Vậy phụ huynh cần định hướng con chọn ngành, chọn nghề như thế nào? Tôn trọng và thấu hiểu là chìa khóa.
Trong quá trình con cái chọn ngành, vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Họ không chỉ cần cung cấp đủ sự hỗ trợ và khích lệ cho con cái, mà còn cần đưa ra lời khuyên và hướng dẫn đúng đắn vào những thời điểm quan trọng.
Tuy nhiên, làm thế nào để vừa tôn trọng sự lựa chọn của con cái vừa đưa ra lời khuyên hợp lý?
Trước hết, cha mẹ phải tôn trọng sự lựa chọn của con mình. Mỗi đứa trẻ đều có những sở thích, ước mơ riêng, cha mẹ nên lắng nghe kỹ ý kiến, lý do của con thay vì mù quáng áp đặt mong muốn của con.
Cũng giống như Lâm Huy Nhân, cuối cùng bà đã tôn trọng sự lựa chọn của Lương Tòng Giới và cho phép ông tỏa sáng trong lĩnh vực lịch sử. Thái độ tôn trọng và thấu hiểu này chính là cơ sở phụ huynh định hướng ngành nghề cho con em mình.
Thứ hai, cha mẹ nên đưa ra lời khuyên kịp thời khi con lúng túng.
Nhiều em sẽ cảm thấy bối rối và không biết phải làm gì khi chọn ngành. Lúc này, phụ huynh có thể đưa ra cho con một số gợi ý, hướng dẫn hợp lý dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân.
Tuy nhiên, những gợi ý này chỉ có thể dùng để tham khảo và quyết định cuối cùng phải do chính trẻ đưa ra. Cha mẹ phải tin tưởng vào khả năng phán đoán và quyết định của con mình, để chúng học cách suy nghĩ độc lập và tự chọn lựa.
Ngoài ra, phụ huynh còn cần hướng dẫn con cái nhìn nhận đúng đắn về kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như việc đăng ký nguyện vọng, chọn ngành… Kỳ thi đại học chỉ là một giai đoạn của cuộc đời, nó không quyết định tương lai của một người.
Tương tự như vậy, việc đăng ký nguyện vọng chỉ là sự lựa chọn trong cuộc sống, nó không quyết định số phận của một con người.
Vì vậy, cha mẹ nên cho con hiểu rằng dù chọn ngành hay trường nào, chỉ cần chăm chỉ học tập và cố gắng là con có thể tạo dựng được cuộc sống tuyệt vời cho riêng mình.
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
Nam sinh năm ấy hiện nay đã trở thành một vị CEO nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới.
Vào ngày 29 tháng 11 năm 2023, Đại học Vũ Hán đã kỷ niệm 130 năm thành lập. Trong sự kiện này, có một cựu học sinh đã đứng ra quyên góp 1,3 tỷ NDT (hơn 4.600 tỷ đồng) cho nhà trường. Khoản quyên góp được sử dụng để cải tiến ngành khoa học vi tính, cũng như đẩy mạnh hoạt động ngiên cứu của sinh viên trong sáu ngành cơ bản là toán học, vật lý, hóa học, văn học, lịch sử và triết học.
Ảnh: News.whu.edu.cn
Đại học Vũ Hán cho biết đây là khoản quyên góp lớn nhất kể từ khi trường được thành lập và cũng là khoản quyên góp tiền mặt lớn nhất từ trước đến nay cho một trường đại học ở Trung Quốc từ một cựu sinh viên. Tất nhiên, khi tên của cựu học sinh này được công bố đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận. Người ta bàn luận nhiều về cựu học sinh này không chỉ bởi anh đã ủng hộ trường cũ số tiền lớn mà còn vì anh chính là Lôi Quân, nhà sáng lập của Xiaomi.
Theo thông tin từ website của Đại học Vũ Hán, Lôi Quân từng là sinh viên Khoa học máy tính khóa 1987 của trường. Khi theo học tại đây, anh chỉ mất 2 năm để hoàn tất chương trình đại học và lấy bằng Cử nhân Khoa học máy tính.
Ảnh: Sohu
Chia sẻ tại sự kiện, Lôi Quân cho biết hơn 30 năm về trước, với tư cách là đại diện cho những sinh viên xuất sắc nhất, anh từng được trao học bổng cao nhất tại Đại học Vũ Hán với tổng trị giá là 2.000 NDT (hơn 7 triệu đồng). Đối với anh - một sinh viên xuất thân từ một gia đình bình thường thì đây thực sự là một số tiền rất lớn. Đến bây giờ anh vẫn còn nhớ rõ cảm giác phấn khích và tự hào khi ấy.
"Lúc đó, tôi đã tự hứa với lòng rằng: 'Sau này thành công tôi sẽ trả lại gấp 10.000 lần như thế' bởi tôi cảm thấy đặc biệt hạnh phúc khi được học ở ngôi trường này. Nơi đây đã dạy tôi kiến thức, hướng dẫn tôi trên con đường khám phá khoa học và công nghệ, đồng thời cho tôi tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời".
Đây không phải là lần đầu Lôi Quân bày tỏ sự tri ân với trường cũ. Trước đó, đã nhiều lần CEO Xiaomi chia sẻ rằng núi Lạc Già là nơi bắt đầu ước mơ của anh còn Đại học Vũ Hán là nơi đặt nền móng tốt cho công việc kinh doanh của anh sau này.
Ảnh: Sohu
Lôi Quân cho biết để tri ân và báo đáp trường cũ của mình, năm 1997, chỉ 6 năm sau khi tốt nghiệp, anh đã bắt đầu hành trình thực hiện lời hứa của mình là quyên góp tiền để thành lập "Học bổng Lôi Quân" (khi đó gọi là "Học bổng Đằng Phi") tại Đại học Vũ Hán. Vào thời điểm đó, lương của anh mới chỉ có 4.000 NDT (hơn 14 triệu NDT).
Kiên trì thực hiện điều đó suốt 26 năm, đến năm 2023, Lôi Quân cuối cùng cũng đã thực hiện được mong ước trả ơn 10.000 lần cho nhà trường. Đồng thời, thông qua số tiền quyên góp này, anh hy vọng có thể hỗ trợ Đại học Vũ Hán tạo ra nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa trong tương lai, để có thêm nhiều học giả, kỹ sư, nhà khoa học và doanh nhân công nghệ xuất sắc xuất hiện ở Trung Quốc.
Cùng ngày 29/11, Lôi Quân đã đăng dòng trạng thái chúc mừng sinh nhật trường cũ trên Weibo: "Hôm nay là kỷ niệm 130 năm thành lập Đại học Vũ Hán. Chúc mừng sinh nhật trường cũ của tôi. Mỗi lần trở lại trường, tôi đều cảm thấy rất phấn khích".
Hành động ý nghĩa này của CEO Xiaomi đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của cộng đồng mạng Trung Quốc. Đa số đều ngưỡng mộ sự hào sảng của anh, đồng thời dành lời khen cho bậc quân tử nói được, làm được.
Là một cựu sinh viên tiêu biểu và xuất sắc của Đại học Vũ Hán, câu chuyện học tập và khởi nghiệp của Lôi Quân luôn là câu chuyện được các thế hệ sinh viên của ngôi trường này truyền tụng và noi gương.
Nam sinh thi đại học chỉ viết đúng 16 chữ mỗi môn, bị 0 điểm vẫn tuyên bố sẽ giàu có giống Bill Gates: Cuộc sống sau 1 năm gây bất ngờ Cố tình bị điểm 0 trong kỳ thi đại học, chàng trai Trung Quốc nhận kết cục không mấy tốt đẹp. Tại Trung Quốc, cao khảo được coi là kỳ thi quan trọng nhất, quyết định tương lai của các sĩ tử sau này. Tuy nhiên, vì một số lý do khác nhau, nhiều thí sinh thay vì nỗ lực hết mình để...