Nam sinh bị tai nạn khi leo trụ điện 22kV vì thách thức “yêu”
Cung yêu môt ban gai, hai nam sinh lớp 9 đã ca cươc: nêu ai leo lên tru điên cao hơn thi co quyên đên vơi ngươi yêu.
Ngày 15.12, đại diện Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cho biết, đơn vị đã cấp cứu và chuyển tiếp bệnh nhân T.T.Đ (15 tuôi, hoc sinh lơp 9, Trương THCS Nguyên Hưu Tho, xa Binh Kiên, TP.Tuy Hoa, Phú Yên) vao Bênh viên Chơ Rây (TP.Hô Chi Minh) đê điêu tri thương tích do sự cố phóng điện, gây bong 42% thân thê.
Trụ điện 22kV xảy ra sự cố sau vụ cá cược “yêu”.
Ông Huynh Văn Quy – Trương Công an xa Binh Kiên cho biết, vụ tai nạn trên xảy vào khoang 9h45 ngày 14.12, tại một tru tai điên trung ap 22kV cung cấp điện cho Khu công nghiệp An Phú (Tuy Hòa).
Theo ông Quy, trước đó, Đ và 5 ban hoc rủ nhau đi ăn quà vặt. Trong luc ăn, Đ va H.H tiêt lô đang cung yêu môt ban gai va ca cươc: Nêu ai leo lên tru tai điên cao hơn thi co quyên đên vơi ngươi yêu. Thế là ca nhom keo đên Khu công nghiêp An Phu để bày cuôc “thi thố”.
Video đang HOT
Bệnh nhân T.T.Đ khi đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên.
Trong luc, Đ đang leo lên tru điên 22kV thi xay ra sư cô phong tia lưa điên kèm tiêng nô lớn, khiên nam sinh nay rơi xuông đât, bi bong năng. Một công nhân làm việc gần đó đã khân bao cho Điên lưc Tuy Hoa tam dưng cung câp điên tại khu vưc nay va gọi taxi đưa nan nhân đên bênh viên.
Công an xa Binh Kiên khăng đinh, em Đ bi nạn do leo lên tru điên vì cá cược vơi ban bè chư không phai tình cờ gặp sư cô điện khi đi đường.
Theo Danviet
Sống chung với nước thải: Tỉnh "bật đèn xanh" để doanh nghiệp xả thải
Ngày 2/5 có bài phản ánh tình trạng người dân ở thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) kêu trời vì sống chung với mùi hôi thối từ nước thải của khu công nghiệp An Phú (xã An Phú, TP.Tuy Hòa) do Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên quản lý.
Sống chung với nước thải: Tỉnh "bật đèn xanh" để doanh nghiệp xả thải
Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp An Phú, nơi UBND tỉnh Phú Yên cho phép doanh nghiệp được đấu nối nước thải chưa qua xử lý
Theo tìm hiểu của PV, tỉnh Phú Yên đã "bật đèn xanh" cho doanh nghiệp xả thải.
Theo thiết kế, trạm xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN) An Phú có công suất 200 m3/ngày đêm. Tiêu chuẩn nước khi xả ra môi trường phải đạt loại A. Nước thải từ các nhà máy sản xuất trong KCN trước khi đấu nối về trạm phải được xử lý đạt tiêu chuẩn loại B.
Tuy nhiên, hiện tại có 2 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản là Công ty TNHH thủy sản Hải Tinh và Công ty cổ phần thủy sản Tôm Vàng chưa xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B vẫn được đấu nối về trạm xử lý nước thải chung của KCN.
Việc 2 DN này xả thải chưa qua xử lý là do UBND tỉnh Phú Yên "bật đèn xanh". Theo đó, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, đã ký Thông báo số 150/TB-UBND ngày 6/3/2017 cho phép Công ty Hải Tinh đấu nối nước thải chưa qua xử lý vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN An Phú.
Thông báo ghi rõ: "Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Hải Tinh hoạt động sản xuất trong mùa vụ hải sản, phục vụ các đơn hàng đã ký, chấp thuận đề nghị của Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên, cho phép Công ty Hải Tinh được đấu nối nước thải chưa qua xử lý vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN An Phú, với lưu lượng 10 m 3 /ngày đêm trong thời gian 6 tháng, để đơn vị đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sơ bộ và hoàn tất các thủ tục hồ sơ theo quy định".
Ngoài ra, trả lời PV, đại diện Công ty Tôm Vàng cho biết sở dĩ họ xả thải trực tiếp chưa qua xử lý vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN An Phú là do có sự đồng thuận của Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên.
Việc 2 DN được đấu nối nước thải thô về trạm xử lý tập trung dẫn đến nồng độ ô nhiễm nước thải tăng cao. Do dung lượng trạm xử lý nhỏ, việc tiếp nhận nước thải hạn chế nên đã xảy ra tình trạng DN xả thải trộm qua đường dẫn nước mưa.
Ông Phạm Văn Cẩm, Đội trưởng Đội dịch vụ thuộc Trung tâm dịch vụ công ích (Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Phú Yên), giải thích: "Thỉnh thoảng các DN lại bị mình đóng nước (nước thải - PV) do dung lượng tiếp nhận hạn chế. Vậy là các DN hoạt động nhiều bị bí và xả trộm, xả lén qua đường nước mưa. Khi dân phản ánh thì cả lực lượng bảo vệ và anh em của trạm cũng tăng cường kiểm tra" (!).
Ông Chế Bá Thịnh, Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Phú Yên), nói thẳng: "Do các anh (Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên - PV) xuê xoa với nhau, chứ nói thật chưa đủ điều kiện, chưa hoàn tất các thủ tục quy định thì làm sao hoạt động được. Đúng ra phải xử lý việc này theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nếu cần thiết thì xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động. Đây là vấn đề căn cơ để giải quyết vấn đề gây ô nhiễm".
Ông Lê Văn Thành, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên, thừa nhận có tình trạng hôi thối từ chất thải của KCN An Phú. Ông Thành lý giải nguyên nhân là do trạm xử lý nước thải tập trung của KCN An Phú quá tải, đồng thời ông Thành đưa ra giải pháp tạm thời là cho xe bồn chuyển nước thải ở KCN An Phú sang KCN Hòa Hiệp để xử lý.
"Quá trình vận chuyển sẽ giám sát chặt chẽ, không để DN đổ bừa bãi ra môi trường. Vấn đề khử mùi, chúng tôi sẽ làm hệ thống phun quay để hạn chế mùi hôi. Về lâu dài, chúng tôi gia hạn trong vòng 3 tháng 2 DN trên phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi đấu nối với trạm xử lý nước thải tập trung của KCN An Phú", ông Thành nói và kiến nghị Sở TN-MT Phú Yên thành lập đoàn thanh tra để lấy mẫu nước xác định nguyên nhân nguồn nước ở khu dân cư Liên Trì 2 bị ô nhiễm.
(Theo Thanh Niên)
Thi thể thuyền viên trong vụ 3 tàu cá mắc cạn được tìm thấy Chiều 29.10, ông Phạm Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND phường Phú Đông (TP.Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, đến khoảng 12h trưa nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của thuyền viên Đinh Văn Đồng mất tích trong vụ 3 tàu cá bị mắc cạn tại cửa biển Đà Diễn vào chiều ngày 28.10. Sau khi tìm thấy thi thể...