Nam sinh 10 năm được bạn cõng đi học: Lên giảng đường trên đôi chân cha
Không có Minh Hiếu đồng hành trên chặng đường đại học, Tất Minh được bố là ông Nguyễn Tất Mây ngày ngày đưa lên giảng đường.
Nguyễn Tất Minh sống tại ký túc xá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Làm quen với cuộc sống mới
Căn phòng 25 m2 tại tầng 1 tòa nhà B6 Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tỏa mùi thơm từ đồ ăn ông Nguyễn Tất Mây, 46 tuổi đang chuẩn bị cho hai cha con.
Ông Mây cho biết: Lên Hà Nội từ ngày 14/10 song hai bố con chưa kịp tham quan nơi đâu. Mỗi ngày, ông Mây dậy từ 5 giờ để chuẩn bị bữa sáng cho con. Nhiều hôm, cả hai không kịp bữa do tiết học đầu tiên của Minh bắt đầu từ 6 giờ 45 phút sáng.
Sau khi đưa con vào lớp, ông Mây đi chợ mua thực phẩm trong ngày, rồi trở về giặt quần áo, dọn dẹp phòng ký túc xá. Buổi học sáng kết thúc vào 11 giờ 50 phút, ông đón con về rồi lại xăm xắn chuẩn bị cơm nước.
Đều đặn ngày hai lần ông Mây theo xe lăn của con tới trường, cõng con lên giảng đường rồi đón con về.
Tuần đầu, có những ngày Minh học trên tầng 5. Ông Mây cõng con lên đến tầng 3 phải dừng lại nghỉ ngơi. Theo ông Mây, việc cõng con trai gần 40 kg lên cầu thang vốn không phải chuyện quá khó khăn. Tuy nhiên, do bị gãy chân (tháng 3) từ tai nạn khi khai thác đá, lại chưa rút đinh nên việc leo cao khiến ông gặp nhiều khó khăn, đứng không vững.
Hiểu hoàn cảnh của Minh, Trường Đại học Bách khoa bố trí cho em phòng ở tầng 1, cạnh cổng ra vào, có lối đi riêng để xe lăn lên xuống. Để thuận tiện cho việc đi lại, nhà trường cũng sắp xếp các lớp học của Minh ở tầng 1.
Mỗi buổi học, Minh thường phải di chuyển phòng học theo các môn khác nhau. Không có bố ở bên, em được bạn bè trong lớp giúp đỡ. Lớp Khoa học máy tính của Minh khai giảng được hơn một tuần nhưng em làm quen gần hết các bạn trong lớp.
Video đang HOT
Sự thân thiện và nhiệt tình của những người bạn mới khiến Minh vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Ngoài thời gian học vào ban ngày, tối về, Minh bắt tay vào ôn tập bài vở trên lớp. Nam sinh cho hay: Dù lên đại học, thói quen học tập của em không bị xáo trộn nhiều. Tuy nhiên, em còn đôi chút bỡ ngỡ với những kiến thức mới trên giảng đường đại học.
Thời gian rảnh, Minh thường cùng bố đứng ngoài hành lang trò chuyện hoặc đi dạo xung quanh ký túc xá để làm quen môi trường mới.
“Thỉnh thoảng, các bạn ở phòng bên sang phòng em làm quen, trò chuyện và ở lại cùng nấu, ăn cơm. Em không gặp mấy khó khăn trong việc hòa nhập tại môi trường mới”, Minh nói.
Ông Nguyễn Tất Mây chuẩn bị bữa cơm tối cho con.
“Gia đình nhỏ” trong ký túc xá
Cùng phòng với Minh còn có em Nguyễn Đức Quân, quê Hải Phòng, tân sinh viên ngành Toán – Tin. Mắc chứng xương thủy tinh, thể trạng Quân yếu, hay bị gãy tay chân.
Khi Quân trúng tuyển ngành Toán – Tin, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, gia đình em quyết định đăng ký ở ký túc xá. Ông Trần Văn Nhuận, 50 tuổi, bác ruột của Quân lên ở cùng để tiện chăm sóc cháu.
Do hoàn cảnh Minh và Quân có nhiều điểm tương tự, Trung tâm Quản lý Ký túc xá đã sắp xếp hai gia đình ở cùng phòng. Hai người đàn ông tuổi ngũ tuần thay phiên nhau đi chợ nấu cơm, dọn dẹp. Hai tân sinh viên trở thành đôi bạn mới, cùng nhau trò chuyện, học bài. Phụ huynh coi nhau như người thân trong gia đình, cùng sẻ chia vui – buồn cuộc sống thường nhật.
Cuộc sống hai cha con dần ổn định, tuy nhiên ông Mây vẫn trăn trở bởi sinh hoạt phí tại Hà Nội đắt đỏ hơn ở quê. Do ông ở thành phố chăm con, cả gia đình phải dựa vào thu nhập hàng tháng của vợ làm công ty giày da ở quê.
Để 2 tân sinh viên yên tâm học tập, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa tính chuyện bố trí công việc cho hai phụ huynh từ tháng 11 tới. Tuy nhiên, việc này đang được cân nhắc bởi lịch học của các em không cố định.
Ông bố theo con lên giảng đường mỗi ngày
Không có Nguyễn Văn Hiếu đưa lên lớp, ông Nguyễn Tất Mây, bố của Nguyễn Tất Minh, bỏ công việc ở quê lên Hà Nội chăm con.
Hơn 11h trưa 22/10, trong căn phòng 25 m2 ở tầng 1 tòa nhà B6 ký túc xá Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Tất Mây (46 tuổi, quê Thanh Hóa) chuẩn bị bữa trưa cho con trai Nguyễn Tất Minh, tân sinh viên ngành Khoa học máy tính.
Mâm cơm đặt giữa hai dãy giường tầng gồm cá kho, canh bầu và lạc rang. "Chiều nay 3h học đúng không?", ông Mây khẽ hỏi. Nghe con nói "nay học ngay tầng một", ông đùa "Lại đỡ vất rồi".
Con trai bị khuyết tật hai chân và một tay, 10 năm qua con đến trường đều có bạn Nguyễn Văn Hiếu đồng hành. Nay con lên đại học, ông Mây thay thế Hiếu.
Ông Mây và Minh đứng ở hành lang trước phòng ký túc xá nói chuyện. Ảnh: Dương Tâm.
Từ Triệu Sơn, Thanh Hóa lên Hà Nội hôm 14/10, ông Mây phải làm quen với nhịp sống thành thị. Không có vợ hay con trai thứ hai ở bên, không có vườn tược, đồng ruộng để làm, ông chỉ quanh quẩn trong khu ký túc xá của trường.
Ông thường dậy từ 5h để chuẩn bị bữa sáng cho con đi học, đi bộ đến chợ cách xa cả cây số, nấu cơm, giặt quần áo rồi ngày hai lần theo xe lăn của con tới trường và cõng con lên giảng đường, đến giờ lại đón con về.
Một tuần trôi qua, ông dần quen với nhịp sống này. Ông bảo mọi thứ nhẹ nhàng, trừ việc cõng con trai gần 40 kg lên cầu thang. "Với tuổi của tôi, nhẽ việc này cũng không khó khăn gì. Nhưng tôi mới bị gãy chân phải hồi tháng 3, giờ chưa được rút đinh nên leo cao là đứng không vững", ông Mây nói.
Tai nạn khi làm thợ khai thác đá khiến ông yếu đi nhiều. Có hôm Minh học ở tầng 5, ông cõng đến tầng 3 phải đứng nghỉ. Dù vậy, ông vẫn rất vui vì được đồng hành cùng con hàng ngày. Bố con được gần gũi, nói chuyện với nhau nhiều hơn.
Điều ông Mây lo lắng nhất lúc này là không có thu nhập, cả gia đình bốn người phải phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương của người vợ làm công ty giày da ở quê. "Trường Bách khoa hỗ trợ tiền học, tiền ở cho con. Chúng tôi chỉ mất các loại sinh hoạt phí như ăn uống, điện nước, nhưng mua mớ rau ở đây cũng đắt gấp 2-3 lần ở quê", ông Mây nói. Dự định con học ổn định 2-3 tháng, ông sẽ tính toán tìm việc làm sao cho vừa trang trải được cuộc sống, vừa hỗ trợ được con.
Ông Trần Văn Nhuận từ Hải Phòng lên Hà Nội chăm cháu bị xương thủy tinh. Ảnh: Dương Tâm.
Cùng phòng với ông Mây, ông Trần Văn Nhuận (50 tuổi, TP Hải Phòng) cũng gác việc ở quê ra Hà Nội chăm cháu. Ông Nhuận là bác ruột của Nguyễn Đức Quân, nam sinh bị xương thủy tinh, tân sinh viên ngành Toán - Tin. "Vợ chồng em gái tôi đã đồng hành cùng con suốt 18 năm qua. Giờ công việc gia đình quá nhiều nên nhờ tôi giúp đỡ", ông Nhuận nói.
Hàng ngày, ông Nhuận hỗ trợ Quân đến trường, sinh hoạt hàng ngày, vì chỉ cần va chạm nhỏ là cháu có thể gãy tay hay chân. Thể trạng Quân yếu, chỉ cần lơ là ăn uống hay không để ý thời tiết là mắc bệnh.
Đăng ký ở ký túc xá từ rất sớm do được tuyển thẳng, gia đình Quân đã xin nhà trường cho lắp thêm bình nóng lạnh, tủ lạnh để tiện cho sinh hoạt. Đại học Bách khoa Hà Nội hỗ trợ gia đình lắp đặt, làm lối đi riêng để xe lăn lên xuống, thậm chí xây cả bệ bếp, biến căn phòng ký túc xá của em trở nên tiện nghi nhất trường.
Gia đình nhờ nhà trường sắp xếp 2-4 sinh viên ở cùng phòng với Quân để tiện hỗ trợ khi ông Nhuận có việc ra ngoài. Sau đó bố con Minh có nguyện vọng được vào ở ký túc xá. Thấy hoàn cảnh hai em tương tự nhau, Trung tâm Quản lý ký túc xá Đại học Bách khoa Hà Nội đã sắp xếp để hai gia đình ở cùng phòng.
Bốn người đàn ông giờ như người một nhà, cùng ăn, cùng ngủ. Minh và Quân trở thành đôi bạn mới, thường xuyên trò chuyện nên không khí trong căn phòng trở nên vui vẻ hơn.
Hai phụ huynh và hai nam sinh trong bữa cơm trưa 22/10. Ảnh: Dương Tâm.
Ông Nguyễn Hữu Khôi, Giám đốc Trung tâm Quản lý ký túc xá, cho hay ngoài Minh và Quân, ký túc xá trường còn một nữ sinh có mẹ ở cùng do bị các di chứng sau mổ u cột sống. Em cũng được sắp xếp một phòng riêng biệt.
"Với trường hợp đặc biệt, chúng tôi đều tính toán để thuận tiện nhất cho các em và gia đình. Thậm chí như trường hợp em Minh, nhà trường đã tính đến việc bố trí cho bố Minh một công việc trong ký túc xá để có thêm thu nhập", ông Khôi nói. Việc sắp xếp việc làm cho bố Minh phải linh hoạt bởi lịch học của em hàng ngày không cố định. Nhà trường mong muốn gia đình dù có đi làm vẫn đảm bảo dành thời gian đưa đón, chăm sóc con chu đáo.
Ký túc xá Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có hơn 4.000 sinh viên, trong đó hơn 1.100 em là tân sinh viên năm nay.
Khởi động đấu trường toán học trực tuyến VioEdu mùa 2 Với Đấu trường Toán học VioEdu mùa 2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 toàn quốc sẽ có sân chơi trí tuệ trực tuyến quy mô lớn miễn phí. Cuộc thi diễn ra vào khung giờ 20 giờ 30 thứ sáu hằng tuần. Học sinh làm bài kiểm tra trên hệ thống VioEdu - ANH: C.T.V Triển khai mùa đầu tiên...