Nam quân nhân dạy rắn hổ mang chúa đọc sách, chơi bóng đá
Rắn hổ mang chúa khủng khiến nhiều người ngạc nhiên vì biết chơi bóng đá và đọc sách.
Clip nam quân nhân dạy rắn hổ mang chúa khủng đọc sách, chơi bóng đá:
Anh Abu Zarin Hussin, 32 tuổi, sống tại Pahang, Malaysia làm cảnh sát PCCC đã quay một đoạn clip về người bạn đặc biệt của mình – một chú rắn hổ mang chúa trưởng thành.
Hussin dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc rắn hổ mang chúa, các hoạt động hàng ngày cùng con rắn độc mà mọi người cho rằng đó là điều không thể.
Con rắn hổ mang đọc sách, chơi bóng, anh Abu còn nựng nó bằng những cái hôn khiến nhiều người rùng mình.
Abu Hussin được biết đến là một chuyên gia về rắn, trong nhà của mình, anh nuôi 4 con rắn hổ mang ở nhà để tìm hiểu về tính cách của chúng, anh từng bị một con rắn hổ mang lớn cắn tới 8 lần và hôn mê hai lần do nọc độc từ vết cắn.
Anh cũng chính là người hướng dẫn các đồng nghiệp là lính cứu hỏa cách nhận biết các loài rắn, đặc biệt những loài có độc, cũng như hướng dẫn bắt rắn mà không làm đau chúng để tránh bị tấn công.
Thế nhưng, vào năm 2018, anh đã tử vong vì bị một trong những con rắn hổ mang mà anh ấy huấn luyện.
Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới. Chúng có cân nặng lên tới từ 20 đến 40kg đối với 1 con rắn trưởng thành.
Y học đã dùng nọc rắn để chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn. Khoảng 400 loài rắn có nọc độc và huyết thanh chế từ loài nào chỉ chữa được cho người bị loài rắn đó cắn.
Hiện gần 100 quốc gia đã chế tạo trên dưới 200 loại huyết thanh. Việt Nam đã điều chế thành công loại huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp.
Thiên nhiên kì bí: Nỗi buồn của bộ tộc người rắn bí ẩn ở Ấn Độ
Xung quanh bộ tộc người rắn bí ẩn ở Ấn Độ có nhiều điều lịch sử loài người chưa giải thích được.
Không ngoa khi nói rằng ở Ấn Độ có những ngôi làng rắn ấn tượng, bộ tộc Kalbelia cho những đứa trẻ 1 tuổi chơi với hổ mang chúa, bộ tộc vô danh ở miền Bắc Ấn Độ thờ rắn và sống chung với rắn,...nhưng ít ai biết đến bộ tộc Irula ở miền Nam Ấn Độ được biết đến với cái tên ám ảnh: Bộ tộc người Rắn.
Một người đàn ông của bộ tộc Irula.
Sở dĩ có tên gọi như trên ấy là vì người Irula chỉ bắt rắn độc và chế tạo huyết thanh kháng độc rắn bằng tay không mà không cần dùng bất kì vật dụng nào.
Từ những con rắn nhỏ cho đến những con hổ mang chúa được ghi nhận có chiều dài 7m cũng không phải đối thủ của người Irula.
Bộ tộc Irula là một trong những dân tộc bản địa lâu đời nhất Ấn Độ. Họ nổi danh vì những kiến thức về rắn cũng như kỹ năng bắt loài vật này trong tự nhiên.
Họ tài tình đến mức chỉ đi thoáng qua đường là có thể phân biệt được đâu là lá rừng, đâu là chóp đầu của loài rắn hổ mang nhô cao bên vệ đường.
Những người đàn ông ở bộ tộc này không lạ lẫm gì với những cú mổ chết chóc của tử thần, những âm thanh khò khè phát ra từ những con hổ mang chúa, rắn hổ đen trắng thuộc top 10 loài rắn không có thuốc chữa.
Một trong những điều ngạc nhiên là người Irula thích thú trước việc bắt được một con rắn hổ bướm - kẻ được mệnh danh là ông trùm nọc độc rắn Ấn Độ, là loài rắn thiện chiến và hung hãn nhất giới tự nhiên.
Người dân Irula nói với nhau rằng: "Rất nhiều người sợ rắn. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng loài rắn chỉ muốn sinh tồn. Nếu chúng ta di chuyển kích động, chúng sẽ cảm thấy bị đe dọa và tấn công chúng ta. Nếu chúng ta đứng im, chúng thường trườn đi".
Tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, mỗi năm, gần 50.000 người thiệt mạng do rắn cắn. Cách chữa trị tốt nhất là dùng huyết thanh kháng nọc cho bệnh nhân ngay lập tức.
Đa số huyết thanh kháng nọc rắn được sản xuất từ nọc độc do bộ tộc Irula trích xuất!
Người Irula dạy những đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi bắt rắn trong rừng, thậm chí có những đứa trẻ thành thạo đến mức bắt được hàng trăm con rắn trong 1 năm.
Hai đứa trẻ đang bắt hổ mang chúa chỉ bằng tay!
Bộ tộc Irula thường làm việc lặng lẽ, ngay cả khi họ vào rừng cùng người khác. Bản năng mách bảo cho họ ý nghĩa những dấu mờ trên mặt đất. Tuy nhiên, họ thường khó diễn tả hiểu biết của mình với người khác, kể cả những người chuyên nghiên cứu bò sát.
Nguồn gốc của bộ tộc Irula và mối quan hệ của họ với loài rắn cho đến nay vẫn là điều bí ẩn. Đặc biệt là những con rắn khi nhìn thấy người của bộ tộc Irula thường không tấn công và nằm im cho họ bắt như một thú cưng yếu đáng yêu!
Không ai giải thích được điều bí ẩn này, chỉ biết rằng, theo tín ngưỡng, vị thần người Irula tôn thờ là nữ thần Kanniamma, vốn có quan hệ với rắn hổ mang. Trong nhiều nghi thức, giáo sĩ sẽ lên đồng và phát ra tiếng khò khè như rắn, tượng trưng cho tinh thần của bà.
Song, đến thế kỷ 20, vì trang trải cho cuộc sống, hàng chục nghìn người Irula phải săn rắn lấy da.
Những nhà thuộc da chỉ trả 10-15 ruppe (hơn 3.000 đồng) để mua một bộ da rắn trước khi chế biến và xuất khẩu sang phương Tây.
Ấy vậy nhưng để sở hữu một chiếc túi da rắn, nhiều người phải trả đến cái giá hàng chục triệu đồng! Thế mới thấy...
Số tiền nhỏ nhoi đó chiếm phần lớn thu nhập hàng tháng của gia đình. Do tôn kính với nữ thần, người Irula không ăn thịt rắn.
Năm 1972, Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã ở Ấn Độ cấm săn bắn một số loài động vật, gồm rắn khiến bộ tộc Irula lâm vào cảnh khó khăn.
Vốn là cộng đồng săn bắt hái lượm, họ đã quen với việc bị chính quyền địa phương coi là những kẻ săn trộm.
Nhiều người Irula thất học và phải đi làm các công việc khác để trả nợ.
Thế hệ người Irula cuối cùng gìn giữ kĩ năng bắt rắn độc chỉ còn vài người tính trên đầu ngón tay.
Phụ huynh trong bộ tộc muốn cho con hòa nhập vào xã hội. Phần lớn trẻ đến trường và không vào rừng cùng bố mẹ.
Và những điều bí ẩn mãi mãi thuộc về quá khứ!
Minh Anh (Tổng hợp)
1001 thắc mắc: Những loài vật nào có khả năng kháng độc tuyệt diệu? Mỗi một loài động vật có mang độc tố đều có một kẻ báo ứng, đó là những loài được miễn dịch với nọc độc của chúng. Từ loài cá hề đến loài rắn Mỹ không nọc độc, ễnh ương hay chồn mật, các loài vật này đã được thiên nhiên ban tặng món quà giúp chúng bảo toàn mạng sống. Một con...