Năm qua mình đọc sách gì?
Tôi kết bạn với khá nhiều học trò trên mạng xã hội. Tôi đề xướng với các em: “Thử nhìn lại xem năm qua chúng ta đã đọc được những quyển sách nào?”.
Học sinh mua sách và đọc sách tại Đường sách TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Mỗi dịp cuối năm, người người nhà nhà thường có thói quen tổng kết những điều đã thực hiện được trong năm qua. Và những sinh viên của tôi cũng không ngoại lệ. Tôi kết bạn với khá nhiều học trò trên mạng xã hội. Tôi đề xướng với các em: “Thử nhìn lại xem năm qua chúng ta đã đọc được những quyển sách nào?”.
Ban đầu, sự hưởng ứng của các em không như tôi mong đợi. Bằng nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, các em cho tôi biết số sách mà các em đọc không gì khác ngoài giáo trình, đề cương, sách vở trong chương trình đại học.
Sau đó, không phụ công tôi khuyến khích, cũng có một số ít sinh viên bắt đầu hưởng ứng trào lưu tổng kết “năm qua mình đọc sách gì?”. Và tôi nhận ra một vài vướng mắc mà các em đang gặp phải, trong đó có hai vấn đề đáng chú ý.
Video đang HOT
Một là những sách mà các em tổng kết đa số là các sách theo trào lưu thị trường. Điều đó cho thấy các em chưa có nhiều kỹ năng để lựa chọn sách, chỉ phụ thuộc vào sự thưởng thức của số đông.
Tất nhiên đọc sách đang “hot” không phải là việc dở, nhưng nó phần nào cho thấy các em cần được hướng dẫn về việc chọn sách để đọc. Đọc sách không chỉ là theo “trend”, mà còn cần bổ sung các đầu sách giúp ích, hỗ trợ cho chuyên môn, công việc và sở thích của các em.
Hai là cách thức các em chia sẻ về những tựa sách đã đọc cho thấy các em chưa có kỹ năng đọc phù hợp, hoặc chưa có kỹ năng tóm tắt sách, “review” sách một cách cần có/nên có. Đọc nhiều mà không thể hành thì cũng giống như chúng ta ăn mà không thể tiêu hóa, lợi bất cập hại. Các em không nắm bắt được thông điệp cốt lõi của quyển sách thì sẽ rất khó để ứng dụng những kiến thức mà sách mang lại vào thực tiễn đời sống của bản thân.
Theo tuoitre
Vụ Thư viện tiếp nhận 100 thiết bị hỗ trợ nghe sách nói cho người khiếm thị
Sáng 7/1, tại Hà Nội, Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp nhận 100 thiết bị hỗ trợ nghe sách nói cho người khiếm thị từ cá nhân ông Đỗ Văn Minh và ông Nguyễn Minh Tuấn trao tặng.
Vụ trưởng Vụ Thư viện tiếp nhận món quà từ ông Đỗ Văn Minh.
Tại buổi trao tặng, bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: "Cùng bạn đọc sách - Nâng tầm trí tuệ Việt" là chương trình khuyến đọc do Vụ Thư viện khởi xướng thực hiện. Chương trình nhằm mục tiêu: lan tỏa tri thức, kết nối mọi tầng lớp nhân dân với sách, báo và các nguồn tài liệu phong phú để hỗ trợ mọi người trong việc tiếp cận, chia sẻ, chọn lọc, khai thác và sử dụng thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu nghiên cứu, công tác, giải trí và học tập suốt đời. Bằng những hoạt động cụ thể, Chương trình sẽ góp phần hình thành thói quen tự đọc, tự học, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam. Chương trình huy động sự chung tay của mọi tầng lớp nhân dân, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng, trong đó có người khuyết tật.
Bà Ngà cũng cho biết, năm 2019, Vụ đã ký kết chương trình hợp tác với Hội người mù Việt Nam nhằm thúc đẩy hình thành môi trường thân thiện và tiện ích, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tri thức, hỗ trợ việc học tập suốt đời cho người khiếm thị. Để thực hiện được các mục đích và nội dung đã đặt ra, trong quá trình thực hiện Chương trình, ngoài sự nỗ lực của Vụ Thư viện và Hội Người mù Việt Nam cùng toàn ngành Thư viện, chúng tôi mong muốn nhận được sự chung tay, đồng hành ủng hộ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... để người khiếm thị ngày càng được nâng cao trình độ, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, giúp người mù không chỉ cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn trở thành những thành viên có trách nhiệm, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, bà Ngà nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Ngà còn cho biết thêm: Tháng 12 vừa qua, bà có nhận được đơn đề nghị hỗ trợ cho các không gian đọc của người khuyết tật ở tỉnh Thái Bình. Ghi nhận những nỗ lực của những người khuyết tật trong phục vụ cộng đồng và thương cảm hoàn cảnh khó khăn của họ, bà đã vận động các nhà hảo tâm có sự chung tay.
Ông Đỗ Văn Minh tiếp nhận thư cảm ơn và những cuốn sách từ Vụ trưởng Vụ Thư viện.
Chia sẻ về lý do đồng hành với Vụ Thư viện, ông Đỗ Văn Minh cho biết: Tôi và những người bạn muốn đóng góp một chút công sức nhỏ bé và ý nghĩa của mình giúp những người khiếm thị và người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với văn hóa đọc, để họ có động lực vươn lên trong cuộc sống. Đợt này, chúng tôi hỗ trợ ba người khuyết tật là các bạn Đỗ Hà Cừ, Nguyễn Lan Hương và Trần Thị Mượt - Chủ của các không gian đọc ở Thái Bình với số tiền 500.000 đồng/người/tháng. Sự trợ giúp này sẽ được thực hiện liên tục, thường xuyên. Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ 100 thiết bị nghe sách nói cho người khiếm thị.
Tiếp nhận món quà ý nghĩa, thay mặt người đọc, Bà Vũ Dương Thúy Ngà cảm ơn ông Đỗ Văn Minh và ông Nguyễn Tuấn Minh đã đồng hành và ủng hộ cho Chương trình "Chung tay phát triển văn hóa đọc -Nâng tầm trí tuệ Việt", góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là đối với người khuyết tật. Đồng thời, mong muốn ông cùng các nhà hảo tâm khác tiếp tục đồng hành cùng Vụ Thư viện trong hành trình chia sẻ, lan tỏa tri thức và những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng.
Lan Anh
Theo nguoilaodong
10 lời quan trọng nhất cần dạy trẻ So với việc cho con thừa kế tài sản, những lời khuyên dưới đây mới là món quà vô giá cha mẹ để lại, vì đó chính là tương lai của trẻ: Ảnh minh họa 1. Đọc sách quan trọng hơn chơi game Đối với đứa trẻ, việc đọc sách luôn khó khăn hơn là chơi game. Đọc sách chính là một quá...